【ket qua gh】Phó Thủ tướng chủ trì họp Hội đồng thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN |
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, không gian sống, tương lai phát triển, sinh kế của người dân được lập ở tầm quốc gia. Vì vậy, Quy hoạch phải là công cụ để cụ thể hóa, hiện thực hóa các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi năng lượng, kết cấu hạ tầng, văn hóa-xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng.
Theo đó, Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn phải kết nối về mặt không gian của các quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng, chuyên ngành. Bên cạnh việc làm rõ, hoàn thiện các căn cứ pháp lý, đơn vị tư vấn, Phó Thủ tướng yêu cầu, các chuyên gia, nhà khoa học xây dựng, bổ sung khái niệm, tiêu chí làm cơ sở, phương pháp lập quy hoạch, "tiếp cận đầy đủ thông tin về môi trường thiên nhiên, biến đổi khí hậu, bản đồ địa chất, địa mạo… để quyết định chức năng, điều kiện cụ thể cho sự phát triển đô thị, nông thôn.
"Quy hoạch phải chỉ ra những vấn đề về quản lý, phương pháp luận, các tồn tại, hạn chế ở đô thị, nông thôn, từ đó, xác định công việc trước mắt, lâu dài và lộ trình thực hiện cụ thể, phù hợp", Phó Thủ tướng gợi mở.
Nêu một số định hướng xuyên suốt khi lập, triển khai Quy hoạch, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch cần chú ý đến không gian sinh tồn, bảo tồn, các yếu tố văn hóa, tự nhiên, cùng với không gian vùng đệm, cuối cùng là không gian phát triển.
Đồng tình với quan điểm, “không có hạ tầng thì không thể phát triển”, Phó Thủ tướng lưu ý, tránh tình trạng “chạy theo tuyến đường”, thay vào đó là mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Đồng thời, Quy hoạch làm rõ hơn kinh tế nông thôn về dịch vụ, thương mại, du lịch, chế biến, phát triển làng nghề...; chú trọng những nét khác biệt và đặc trưng văn hóa của nông thôn ven biển, miền núi, đồng bằng, trong đó, chú trọng chất lượng môi trường thiên nhiên cũng như giá trị vốn có của nông thôn.
Nhấn mạnh Quy hoạch là bước đầu tiên định hình những vấn đề về mặt khoa học, pháp lý, xây dựng các tiêu chí, Phó Thủ tướng yêu cầu phân tích đầy đủ các mô hình thực tiễn để xác định hướng phát triển tiếp theo của đô thị chùm, đặc biệt vệ tinh thành phố trong thành phố; xây dựng các tiêu chí toàn diện để hình dung, nắm bắt không gian hiện tại, giải quyết các bài toán trong tương lai.
Theo báo cáo tại cuộc họp, đến trước thời điểm lập Quy hoạch, cả nước đã có nhiều đô thị trung tâm quốc gia, cấp vùng, chuyên ngành; bước đầu hình thành các vùng đô thị cấp quốc gia, cấp vùng. Không gian hành chính đô thị mở rộng ở các 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Đô thị hóa nông thôn diễn ra ở nhiều nơi.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN |
Quan điểm hàng đầu của Quy hoạch là phát triển đô thị trở thành động lực giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế. Nông thôn là nền tảng để phát triển bền vững đô thị. Không gian đô thị, nông thôn gắn với phân vùng phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, có trọng tâm, trọng diểm, gắn kết hiệu quả với hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia.
Đến năm 2030, dự kiến tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt trên 50% với khoảng 1.000-1.200 đô thị, bao gồm 4 vùng đô thị (thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và thành phố Cần Thơ). Khu vực đô thị sẽ đóng góp khoảng 85% GDP cho nền kinh tế.
Khu vực nông thôn được quy hoạch, phát triển toàn diện, hiện đại, xanh, sạch, đẹp gắn với quá trình đô thị hóa; có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất hợp lý, tạo sinh kế bền vững; giữ ổn định xã hội nông thôn, nâng cao dân trí, bảo đảm an ninh, trật tự…
Mục tiêu đặt ra đến năm 2030, cả nước có 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...
Cũng tại cuộc họp, các ủy viên phản biện, đại diện một số bộ, ngành đã đề xuất các giải pháp để bảo đảm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn; cơ chế, chính sách bảo đảm kết nối đô thị - nông thôn trong mối liên kết vùng, liên kết ngành. Nguyên tắc, tiêu chí phân bố tổ chức khu dân cư nông thôn gắn với vùng sinh thái nông nghiệp, tự nhiên, bảo đảm sinh kế với các hoạt động kinh tế đa dạng, gìn giữ bản sắc văn hóa, phòng tránh thiên tai, sạt lở. Các vấn đề môi trường chính đặt ra trong Quy hoạch như suy giảm trữ lượng, chất lượng nước, không khí, đa dạng sinh học; gia tăng chất thải rắn, nguy cơ thiên tai và sự cố môi trường…
(责任编辑:La liga)
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Đoàn xe chở linh cữu Phó Tổng thống Malawi đâm vào đám đông, 4 người thiệt mạng
- ·Bộ Công Thương quyết định thu hồi giấy phép phân phối rượu của hai doanh nghiệp
- ·Mở cửa nhà Hoàng Thái hậu đón khách
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Những biến tấu của cơm hến
- ·Giá heo hơi hôm nay 26/10/2024: Tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg tại nhiều địa phương
- ·Ukraine nói dùng pháo Mỹ tập kích đất Nga, nhà máy lọc dầu Rostov bị tấn công
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·Hải quan TP Hồ Chí Minh: Xử lý, thu hồi trên 180 tỷ đồng nợ thuế
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Trái phiếu tuần 25
- ·Cậu bé 6 tuổi gây 'sốt' vì hình ảnh tinh nghịch giữa cuộc họp quốc hội Mỹ
- ·Tăng vốn điều lệ cho Tổng công ty Lương thực miền Bắc
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·SASCO thu về hơn 600 tỷ đồng từ bán đấu giá cổ phần
- ·Hệ thống giao dịch Core I5 của HNX: Hiệu quả rõ rệt sau một năm vận hành
- ·Giá bạc hôm nay 29/10/2024: Bạc nối đà giảm do ảnh hưởng yếu tố vĩ mô
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Giá heo hơi hôm nay 26/10/2024: Tiếp tục giảm 1.000 đồng/kg tại nhiều địa phương