【one88.us】Tạo động lực phát triển nhanh, bền vững cho thành phố Huế
Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 30/10. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh cung cấp |
Phát huy toàn diện lợi thế của thành phố di sản
Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tóm tắt tờ trình Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế là cần thiết, có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội rất quan trọng, vừa hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, vừa thể hiện được ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận cao của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, là niềm tự hào của Nhân dân cả nước, là động lực để Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa đặc sắc Cố đô để phát triển nhanh, bền vững, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và cả nước.
Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là cơ sở để tổ chức chính quyền đô thị mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng đời sống của người dân; là tiền đề quan trọng để hoàn thành mục tiêu “Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao” theo định hướng tại Nghị quyết số 54 - NQ/TW của Bộ Chính trị.
“Sau gần 15 năm xây dựng và phát triển kể từ thời điểm Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 48-KL/TW, Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu và kết quả quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng; quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Kết quả đến nay, khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I (Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 30/8/2024) và đã đạt đủ các tiêu chuẩn thành lập thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định”, bà Trà nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo các quan điểm, nguyên tắc, đó là: Bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản Cố đô, bản sắc văn hóa Huế để thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với đặc trưng: Văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh. Khai thác và phát huy toàn diện, hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố di sản, đưa Huế phát triển nhanh, bền vững và tạo động lực lan tỏa vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ.
Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tóm tắt tờ trình Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh cung cấp |
Đồng thời, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển kinh tế - văn hóa và môi trường; giữa bảo tồn gìn giữ truyền thống và phát huy các giá trị di sản, trong đó bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương và đặt trong tổng thể toàn bộ đô thị Huế.
Theo tờ trình, thành phố Huế trực thuộc Trung ương có diện tích 4.947,11 km2 và dân số 1.236.393 người; có 9 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện (2 quận, 3 thị xã, 4 huyện); có 133 ĐVHC cấp xã (78 xã, 48 phường, 7 thị trấn); tỷ lệ đô thị hóa 63,02% (779.207 người/1.236.393 người).
Đề án đã có đánh giá tác động kỹ lưỡng; xây dựng phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của thành phố Huế trực thuộc Trung ương; phương án sử dụng trụ sở, tài sản công và thực hiện các chính sách đặc thù trên địa bàn theo đúng quy định. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã bảo đảm đạt đủ 5 điều kiện quy định tại Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019); bảo đảm đạt đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15).
Hiện nay, thành phố Huế trực thuộc Trung ương dự kiến thành lập đã vượt tiêu chuẩn theo quy định đặc thù. Trong thời gian tới, thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thành phố Huế sẽ đạt 2 chỉ tiêu này theo quy định mà không cần áp dụng tiêu chuẩn đặc thù.
Kiến tạo hình ảnh đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp
Trình bày báo cáo Thẩm tra Tờ trình và Đề án, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng tán thành việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế với các lý do cũng như cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn nêu trong Tờ trình và Đề án của Chính phủ.
Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự đổi mới đột phá trong tư duy về phát triển đô thị, góp phần thực hiện chủ trương phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc, phù hợp cho từng vùng, miền và đầu tư phát triển các đô thị có giá trị về di sản, du lịch đã được đề ra tại Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra tờ trình. Ảnh: quochoi.vn |
Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là sự chuyển dịch về không gian đô thị mà còn tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế để thực sự trở thành trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nghị quyết, kết luận quan trọng khác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị.
Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã bảo đảm các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 128 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt...; đồng thời, tán thành với đề xuất tên gọi “thành phố Huế trực thuộc Trung ương”.
Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ và ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế theo phương án Chính phủ trình.
Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Huế trực thuộc Trung ương sau khi được thành lập trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là tiếp tục hoàn thiện thể chế và tổ chức thực thi pháp luật để phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá mới dựa trên nền tảng, thế mạnh và đặc thù của địa phương, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong địa phương, giữa vùng trung tâm và vùng ngoại vi; đẩy mạnh hỗ trợ, hợp tác với các tỉnh, thành phố để tạo động lực cho thành phố Huế trực thuộc trung ương phát triển mạnh mẽ hơn nữa, xứng đáng là trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Lê Đình Hoàng |
Cấp ủy, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cũng phải đặc biệt quan tâm, chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết, có kế hoạch và định hướng, giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề được nêu trong Báo cáo thẩm tra.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan và địa phương khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội gắn với thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, sớm ổn định hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở địa phương, hạn chế gây xáo trộn lớn đến đời sống của Nhân dân. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cá nhân, tổ chức khi thay đổi giấy tờ có liên quan và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của các đơn vị hành chính vừa được thành lập mới; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để giải quyết những khó khăn của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn; chú trọng công tác tuyên truyền trong xã hội để mọi cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp nhận thức rõ trách nhiệm của mình, lan tỏa niềm tự hào và cùng chung sức phấn đấu đưa thành phố Huế trực thuộc Trung ương tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Rất khó để xử lý vấn nạn bạo hành phụ nữ
- ·Đảm bảo bình đẳng giới trong đời sống gia đình
- ·Quy mô giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là phù hợp với thu ngân sách
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·Chánh án TANDTC bổ nhiệm nhân sự mới
- ·Sớm khai thác đường bay thẳng giữa các thành phố lớn Việt
- ·Chuyển đổi vị trí công tác hơn 1.100 cán bộ, công chức, viên chức
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Để trẻ tránh xa suy nghĩ tiêu cực
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Đà Nẵng miễn nhiệm nhiều chức danh cán bộ chủ chốt
- ·Bắc Giang: Mỗi gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ no ấm, hạnh phúc hơn
- ·Nguyên Bộ trưởng chống gậy tiễn đưa Đại tướng Lê Đức Anh
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Vĩnh Phúc đình chỉ công tác một lãnh đạo thị trấn do thiếu trách nhiệm trong phòng chống dịch
- ·Khối doanh nghiệp trung ương sụt giảm doanh thu do Covid
- ·Gia đình nghệ sĩ thời Covid
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Kiên Giang tăng cường tập huấn về kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình