【bóng đá net mobile】Nghị định 08/2023/NĐ
Tạo cơ hội để doanh nghiệp và trái chủ “tìm lối đi chung”
TheịđịnhNĐbóng đá net mobileo các chuyên gia, với nhiều điểm sửa đổi, bổ sung, Nghị định 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) đã phần nào đáp ứng được mong mỏi của nhiều doanh nghiệp (DN) phát hành và nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, Nghị định 08 sẽ đem lại những điều kiện phù hợp với tình hình thị trường hiện tại, giúp minh bạch hóa các quy định của pháp luật có liên quan và đặc biệt là tạo điều kiện cho cả nhà đầu tư và DN phát hành có những quy định rất rõ ràng về mặt pháp lý để xử lý những vấn đề liên quan đến thị trường phát sinh trong thời gian vừa qua.
Nguồn: Nghị định 08 của Chính phủ. Đồ họa: Văn Chung |
Một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định 08 là đã quy định các DN phát hành trái phiếu trong trường hợp gặp khó khăn khi thanh toán gốc và lãi trái phiếu có thể sử dụng các tài sản hợp pháp của mình để đàm phán với các nhà đầu tư thanh toán bằng tài sản. Việc này dựa trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự và các pháp luật có liên quan, được sự nhất trí của các nhà đầu tư và phải đảm bảo tính pháp lý của tài sản cũng như công bố các thông tin có liên quan.
Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cho rằng: “Quy định mới sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý để các bên có cơ hội đàm phán, đi đến thống nhất phương án thanh toán nợ mới phù hợp với tình trạng tài chính khó khăn của nhiều tổ chức phát hành hiện nay; đồng thời sẽ tận dụng được tài sản có của nhiều tổ chức phát hành vào quá trình thanh toán nợ cho trái chủ. Đối với nhiều trái chủ, việc nhận tài sản khác có thể là bất động sản cũng là một lựa chọn để tham khảo trong trường hợp họ không chấp nhận các điều kiện gia hạn nợ của tổ chức phát hành”.
Thông tin với báo giới, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cũng đánh giá, việc ban hành Nghị định 08 là cần thiết, được nhà đầu tư và DN mong đợi. Nghị định mới tạo cơ sở pháp lý kèm theo hướng dẫn cơ bản bảo đảm việc thực hiện đàm phán đổi "trái phiếu lấy hàng" (chủ yếu là tài sản, bất động sản hay tài sản khác) một cách rõ ràng và nhất quán hơn, giảm thiểu rủi ro tranh chấp sau này.
Giảm áp lực về thời gian trả nợ cho doanh nghiệp
Theo quy định tại Nghị định 08, các DN nếu gặp khó khăn thì có thể đàm phán với các nhà đầu tư để gia hạn thêm thời gian thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp. Thời gian gia hạn tối đa là 2 năm trên nguyên tắc được sự nhất trí của các nhà đầu tư. Trong trường hợp nhà đầu tư không nhất trí thì DN vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trên cơ sở các quy định trong phương án đã công bố trước đây.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, nghị định mới tạo hành lang, cơ sở pháp lý cho phép DN phát hành trái phiếu đàm phán với các trái chủ để giãn hoãn nợ trái phiếu đáo hạn với thời gian gia hạn tối đa là 2 năm. Qua đó, giảm áp lực trả nợ lượng trái phiếu đáo hạn với điểm rơi cao điểm năm 2023 và năm 2024.
Ngưng hiệu lực xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp Một điểm rất mới được Nghị định 08 quy định đó là việc ngưng hiệu lực thi hành đối với một số quy định đến hết ngày 31/12/2023, cụ thể là: Xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; các quy định về xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành và thời gian để phát hành đối với một đợt trái phiếu. Đây cũng là nhóm quy định pháp lý tạo điều kiện cho cả bên cung và bên cầu, kỳ vọng cho thị trường cải thiện được thanh khoản. |
Ông Đỗ Bảo Ngọc cũng cho biết, Nghị định 08 tạo khuôn khổ pháp lý cho việc các bên tìm giải pháp thống nhất cho việc đàm phán gia hạn nợ. Từ đó, giúp các tổ chức phát hành có thêm thời gian cơ cấu tài chính, điều chỉnh kế hoạch và chính sách bán hàng để gia tăng thu nhập, có nguồn tài chính trả nợ trong tương lai.
“Tôi cho rằng, Nghị định 08 có những quy định đúng với bản chất của quan hệ vay nợ trên thị trường trái phiếu hiện nay. Nếu các bên có thể đi đến thống nhất được theo một trong các phương án là gia hạn nợ hoặc hoán đổi tài sản thì sẽ giảm đáng kể nguy cơ vỡ nợ trái phiếu của nhiều tổ chức phát hành hiện tại, khi trong thời gian qua nhiều đơn vị đã không thể thanh toán được gốc và lãi đến hạn và trong hạn…” - ông Ngọc nói.
* Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi:
Củng cố niềm tin, đưa doanh nghiệp và nhà đầu tư trở lại với thị trường
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi |
Nghị định 08 được ban hành đã thể hiện sự phản ứng linh hoạt chính sách, phù hợp với các điều kiện thực tế của thị trường Việt Nam, nhất là sau biến động mạnh mẽ của thị trường tài chính - tiền tệ thế giới và trong nước, những khó khăn của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 và những biến động về địa chính trị.
Việc đưa ra những quy định mới tại Nghị định 08 kỳ vọng sẽ giúp củng cố niềm tin, đưa các nhà đầu tư, cũng như đưa các DN phát hành trở lại với thị trường, giúp tiếp tục ổn định và phát triển thị trường một cách minh bạch và bền vững.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu:
Khó khăn cũng có nguyên nhân do đầu tư dàn trải của doanh nghiệp
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu |
Khó khăn vừa qua là tình trạng doanh nghiệp thiếu tiền mặt, thậm chí có doanh nghiệp bị mất thanh khoản, không phải chỉ doanh nghiệp nhỏ, mà kể cả những doanh nghiệp lớn cũng gặp khó khăn về thanh khoản. Nguyên nhân là giao dịch trên thị trường bất động sản bị sụt giảm, thậm chí không có giao dịch nên không huy động được nguồn vốn của khách hàng.
Về vấn đề trái phiếu, trong quý I/2023, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn là khoảng 119.000 tỷ đồng. Chúng tôi rất hoan nghênh Bộ Tài chính đã nỗ lực cho ra đời Nghị định 08 sửa đổi Nghị định 65 để có thời gian giải quyết tình thế hiện nay của thị trường trái phiếu, tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu tiếp tục là kênh dẫn vốn cho thị trường bất động sản và phát triển an toàn lành mạnh.
Ở đây cũng phải nhìn nhận trách nhiệm của doanh nghiệp vì doanh nghiệp là người sử dụng vốn. Hiện nay, khó khăn có những nguyên nhân do cơ chế, chính sách và Nhà nước đang tháo gỡ, nhưng cũng có nguyên nhân do đầu tư dàn trải của doanh nghiệp, do doanh nghiệp không lượng sức mình. Cũng có khó khăn từ nguyên nhân do doanh nghiệp cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường.
Chúng tôi đề nghị doanh nghiệp cũng phải nâng cao trách nhiệm để cùng tham gia với Nhà nước, cùng với khách hàng, người chủ trái phiếu của mình để tìm giải pháp. Theo đó, tôi rất hoan nghênh doanh nghiệp và cũng đề nghị doanh nghiệp thậm chí sẵn sàng bán, chuyển nhượng những dự án không đủ sức đầu tư tiếp để có thể cơ cấu lại, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, tái cơ cấu lại đầu tư.
Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân:
Để gỡ bỏ nút thắt hoàn toàn cần thêm nhiều giải pháp
Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân |
Những quy định mới tại Nghị định 08/2023/NĐ-CP sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho thị trường TPDN thời gian tới. Tuy nhiên, để gỡ bỏ hoàn toàn nút thắt thì vẫn cần thêm nhiều giải pháp.
Theo đó, kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai không hạ nhóm nợ đối với TPDN do ngân hàng cấp tín dụng nữa, sẽ là điều tích cực cho vấn đề TPDN và tín dụng bất động sản.
Bên cạnh đó, pháp lý dự án cũng cần được tháo gỡ để thuận lợi cho ngân hàng tái cho vay, tái cơ cấu hoặc kéo dài 2 năm như quy định tại Nghị định 08; DN có thể phát hành TPDN trở lại, chuyển nhượng, mua bán và sáp nhập tài sản… để khối lượng 400 nghìn tỷ đồng TPDN bất động sản được "hạ cánh mềm". Điều này hạn chế tác động chéo thêm đến ngành ngân hàng và thị trường tài chính - chứng khoán và có thể đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2023 và 2024.
Phó Tổng giám đốc, Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam Đỗ Bảo Ngọc:
Hơn ai hết, các tổ chức phát hành phải chủ động cứu chính mình
Phó Tổng giám đốc, Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam Đỗ Bảo Ngọc |
Nghị định 08 chỉ là những giải pháp tình thế và mang tính hỗ trợ của Chính phủ. Nghị định 08 được ban hành là để bình ổn những vấn đề cấp thiết trong ngắn hạn, chứ không phải là giải pháp để xử lý dứt điểm được vấn đề của thị trường TPDN và những vướng mắc về tình hình tài chính của nhiều tổ chức phát hành.
Chẳng hạn như về cơ chế để các bên thoả thuận giãn nợ, hoán đổi tài sản thì chỉ là giảm áp lực hiện tại, nhưng sẽ đẩy áp lực đó về tương lai. Trong 1 - 2 năm tới, đó là lúc để các tổ chức phát hành điều chỉnh lại hoạt động, cơ cấu lại tài chính, quy hoạch lại phương án kinh doanh, thanh lý bớt tài sản để có nguồn lực thanh khoản trả nợ vay trong tương lai. Tôi cho rằng, hơn ai hết chính các tổ chức phát hành phải tìm ra giải pháp để cứu chính mình.
Cùng với đó, thị trường bất động sản và TPDN cần có những giải pháp thực chất để xử lý được các vấn đề lớn về pháp lý dự án, về khơi thông nguồn vốn, về định hướng phát triển thị trường của Chính phủ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Kịp thời ngăn nhóm học sinh tiểu học chế tạo pháo nổ
- ·Phải sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật
- ·Bắt giữ đối tượng giả danh phóng viên lừa đảo chiếm đoạt 5 tỉ đồng
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Bắt đối tượng đâm chết bạn nhậu rồi bỏ trốn
- ·Chồng dùng dao đâm vợ trọng thương trong phiên hòa giải ly hôn
- ·Ráo riết đốc thúc, nhiều địa phương đã bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Một phụ nữ mất tiền tỉ cho “bà đồng” dâng sao, giải hạn
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Cấu kết với cán bộ địa chính đo “khống” đất rừng, đem bán hơn 22 tỉ đồng
- ·Hai đối tượng cướp ngân hàng ở Quảng Nam bị bắt khi đang trốn tại Huế
- ·Cảnh báo giả mạo thông tin kêu gọi giúp đỡ để lừa đảo
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024
- ·Khởi tố nhóm đối tượng lái xe bốc đầu, chạy gần 300km/h ở Hải Phòng
- ·Giải thể, sáp nhập các trường đại học: Không dễ định nghĩa trường đại học yếu kém
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Thừa Thiên Huế: Giải ngân vốn đầu tư công cao hơn trung bình cả nước