会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định c1】Âm nhạc, cho thiếu nhi, Cần quan tâm, nhiều hơn!

【nhận định c1】Âm nhạc, cho thiếu nhi, Cần quan tâm, nhiều hơn

时间:2025-01-11 10:58:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:399次

Thời gian gần đây, trên các kênh truyền hình ngày càng có nhiều chương trình gameshow âm nhạc dành cho thiếu nhi. Bên cạnh các gameshow cho thấy sự tài năng của trẻ thì cũng có một số gameshow đã vô tình hình thành trong các thí sinh cũng như các “khán giả nhí” sở thích hát nhạc người lớn.

 


Các em thiếu nhi sẽ tỏa sáng hơn khi hát những bài hát phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong ảnh: Tiết mục “Vòng tay bè bạn” trong chương trình khai mạc Liên hoan Búp Sen Hồng lần thứ 22 tại Bình Dương

Trong các chương trình như:bThe Voice kids, Đồ Rê Mí… những mùa đầu rất hay và đặc sắc với nhiều bài hát thiếu nhi, nhưng dần về sau số lượng thí sinh thử sức với những bài hát người lớn ngày càng tăng. Theo đó, tại các sân chơi âm nhạc nhí ở Bình Dương cũng đang xuất hiện tình trạng này khiến nhiều người làm chuyên môn âm nhạc trong tỉnh trăn trở. Ghi nhận tại vòng sơ tuyển tại các hội thi Tiếng hát Sơn Ca, Tiếng hát Hoa phượng đỏ ở các huyện, thị xã cho thấy nhiều em có chất giọng rất tốt nhưng chọn bài hát không phù hợp với lứa tuổi của mình khiến cho tiết mục dự thi không đạt kết quả cao. Nhằm giúp các em có những nhận định đúng đắn cũng như những lựa chọn phù hợp với khả năng của mình, tại Hội thi Tiếng hát Sơn ca tỉnh, Nhà Thiếu nhi Bình Dương và Hội đồng Đội tỉnh đã tổ chức tư vấn và tập luyện cho các thí sinh lọt vào vòng bán kết và vòng chung kết. Vì thế, càng vào các vòng trong, các em thí sinh cũng ngày càng tỏa sáng với những chất giọng tuyệt vời của mình và chất lượng nghệ thuật cũng ngày càng nâng lên, thu hút đông đảo khán giả “nhí” và phụ huynh theo dõi, cổ vũ tán thưởng bằng những tràng pháo tay rất giòn giã.

Để tránh tình trạng ngày càng nhiều thiếu nhi hát nhạc người lớn thì cần lắm sự quan tâm của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực âm nhạc. Hy vọng rằng, thay vì tạo áp lực phải chiến thắng khi tham gia gameshow thì chúng ta cần đặt mục tiêu giáo dục truyền thống dân tộc, giáo dục nhân cách, định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho trẻ thông qua các sân chơi. Đừng để các em trở thành những phiên bản của “sao” hay hiện tượng “chín ép” khi thể hiện tài năng của mình theo hướng bị người lớn áp đặt như thế.

“Cũng là những bài hát thể hiện tình yêu quê hương đất nước, thể hiện tình cảm gia đình nhưng với lứa tuổi của các em thì không phù hợp. Bởi một số bé có chất giọng rất tốt, nhưng khi hát những bài hát người lớn thì trông các em “quá già” mất đi nét hồn nhiên của trẻ thơ. Chưa kể đến việc bé hát nhưng chưa chắc gì đã hiểu hết những ca từ trong bài hát. Vì thế, các nhà chuyên môn, các nhà sản xuất chương trình dành cho thiếu nhi cần quan tâm hơn về vấn đề chọn bài hát, nên tư vấn cho các em chọn những bài phù hợp với lứa tuổi để các em có dịp khám phá những khoảng trời tuổi thơ, những khoảng trời ước mơ đẹp và trong sáng”. (Nhạc sĩ Phạm Đắc Hiến)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
  • Bạn sẽ phải làm gì khi chuyển khoản nhầm cho người khác?
  • Phú Riềng trao 340 căn nhà tặng hộ nghèo
  • Ðiện khí hoá nông thôn để niềm vui trọn vẹn
  • Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
  • Huyện Đầm Dơi tích cực xây dựng giao thông nông thôn
  • Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp là bao nhiêu?
  • Tuổi nhỏ làm việc nhỏ...