【cau tai xiu】Độc lạ, nghề hái dún giữa lưng chừng trời
Độc lạ,Độclạnghềháidúngiữalưngchừngtrờcau tai xiu nghề hái dún giữa lưng chừng trời
(Dân trí) - Sau cơn mưa rào mùa hạ, dún (mầm rêu) mọc đầy trong các khe đá tai mèo. Nông dân ở Ninh Bình leo lên núi cao hái dún đá về bán, hàng đắt như tôm tươi.
Cược mạng sống leo núi cao nhặt "lộc"
Rêu mọc trên đá (dún) từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản ở "xứ sở đá vôi" Ninh Bình. Vào mùa hè, sau cơn mưa rào, trên các dãy núi cao chót vót, trong khe đá tai mèo, đá tổ ong mọc ra những đám rêu xanh đen.
Thời điểm này cũng là lúc người dân leo núi, gom hái "lộc trời" về bán.
Anh Phạm Minh Hiếu (32 tuổi, ở huyện Yên Mô, Ninh Bình) cho biết, chỉ mùa hè mới có dún. Tùy theo thời tiết từng năm mà dún có ít hay nhiều. Từ lâu món ăn này trở thành đặc sản, vì thế nhiều người săn lùng tìm mua bằng được.
Hàng năm, sau những cơn mưa rào mùa hạ, anh Hiếu cùng một số người thường leo lên dãy núi đá vôi gần nhà để lấy dún. Tuy nhiên, giờ sức khỏe không đảm bảo, anh không dám leo núi lấy dún về bán như trước. Sẵn có quầy hàng ở chợ, gia đình anh thu mua của những người đi gom hái về bán kiếm lời.
"Mỗi ngày gia đình tôi thu mua được 20-50kg dún rồi bán ở chợ. Vào mùa, hàng có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Nhiều người đến chậm phải hẹn chờ đến hôm sau nhưng cũng chưa chắc có hàng. Món này phải phụ thuộc vào trời, mưa rêu mới mọc, người dân trông trời rồi mới lên núi", anh Hiếu nói.
Rún tươi được bán với giá 20-30 nghìn đồng/kg, rún phơi khô có giá gần 100 nghìn đồng/kg. Theo anh Hiếu, người đi lấy dún mỗi ngày cũng kiếm được 20-30kg, bán cho lái buôn cũng "đút túi" hơn nửa triệu đồng mỗi ngày.
Thời gian đi hái dún trên núi thường là sau những cơn mưa vài ngày. Thời điểm này, rêu nở đầy trên khe đá, cánh to. Sáng sớm, người dân sẽ trèo lên núi để hái, đủ số lượng mang vác được từ trên đỉnh núi xuống dưới thì ra về. Khu vực núi nhiều dún ở quanh các huyện như Yên Mô, Nho Quan và TP Tam Điệp tỉnh Ninh Bình.
Anh Đinh Văn Minh (45 tuổi) tâm sự, công việc đi lấy dún dễ kiếm ra tiền nhưng cũng nhiều mối hiểm nguy rình rập. Dún mọc trên những ngọn núi cao nên để lấy được phải leo núi, đường trơn trượt rất nguy hiểm.
"Việc leo núi rất khó khăn không phải ai cũng làm được. Những mỏm đá tai mèo sắc nhọn có thể gây đứt chân tay, chảy máu bất cứ lúc nào. Chưa kể, sau cơn mưa trên núi ẩm thấp, nhiều muỗi vằn, vắt, rắn, rết, vô số rủi ro, nguy hiểm.
Tuy nhiên, nghề này không thể đợi trời tạnh ráo hẳn mới đi lấy, vì dún sẽ chết và biến mất khi gặp nắng to. Nhiều người cũng vì mưu sinh, phải đánh cược tính mạng để kiếm tiền bằng nghề không giống ai này", anh Minh bộc bạch.
Cũng theo anh Minh, nghề cực nhọc này chọn người. Vì thế, không phải ai muốn cũng làm được. Mỗi ngày thu về 400-600 nghìn đồng cũng xứng đáng với công sức những người đi hái dún bỏ ra.
Thực phẩm "cứu đói" thành đặc sản
Bà Nguyễn Thị Thắm (huyện Yên Mô) chia sẻ, sở dĩ dún đá được nhiều người tìm mua, bởi từ xa xưa người dân các vùng quê của Ninh Bình đã biết lấy rêu đá về chế biến làm thực phẩm, đó là món ăn để "cứu đói".
Ngày nay, khi đời sống nâng cao, nhiều loại thực phẩm chất lượng, nhưng cũng có nhiều loại không rõ nguồn gốc… Nhiều người lại muốn tìm đến món ăn xưa, nhất là đồ dùng nguyên liệu chế biến có nguồn gốc tự nhiên, chưa bị tác động bởi hóa chất độc hại.
"Dún thực ra là rêu mọc trên đá ở đỉnh núi. Mới nhìn thì không ai dám ăn nhưng khi đưa về chế biến sạch sẽ, thêm gia vị và rau thơm thì lại có vị thanh mát, ngon lành. Ai ăn một lần sẽ nhớ mãi hương vị của món ăn đặc biệt này", bà Thắm nói.
Người phụ nữ tiết lộ cách chế biến món ăn "thần thánh" hiện được nhiều người săn lùng vào những ngày hè oi bức. Dún sau khi thu hái về được rửa sạch bằng nước sạch, tốt nhất là nước vo gạo. Sau đó, các bà nội trợ sẽ luộc chín, để ráo, rồi chế biến thành món nộm, canh, xào…
Ngon nhất vẫn là nộm dún cùng các loại gia vị như mắm, muối, bột ngọt, chút nước cốt canh, rau sống, rau thơm… Chỉ cần đảo đều cho ngấm gia vị là có thể thưởng thức được. Bên cạnh đó, dún con để ăn kèm với canh riêu cua. Dún ngoài vị thanh mát như thạch sẽ hòa quyện với sự thơm ngon của rau và các thức ăn kèm.
"Ngày nào nhà tôi cũng thiếu hàng bán. Nhiều người ở xa, ăn quen còn đặt hàng phơi khô, gửi đến tận nơi", bà Thắm nói.
Bà Thắm cho biết thêm, mùa hái dún đá bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch. Đây là thời điểm trời mưa rào nhiều, dún sinh sôi nảy nở mạnh. Mùa nóng, người dân cũng chọn mua dún về ăn giải nhiệt, bán hàng cũng... thích tay.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Torki Food
- ·Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại
- ·Vĩnh Hưng: Nông dân gieo trồng 150ha dưa hấu phục vụ thị trường tết
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Công ty của Elly Trần “bán lậu” sản phẩm Cao thảo dược Elly’s ?
- ·Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn
- ·Chính phủ luôn lắng nghe, chia sẻ, nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Gia Lâm Phát
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Lễ kỷ niệm 25 năm một chặng đường của Tạp chí Tiếp thị & Gia đình
- ·Nâng cao năng lực cho phóng viên trong công tác giảm nghèo về thông tin
- ·Bảo hiểm xe máy thu 1.077 tỉ đồng, chi bồi thường 27 tỉ đồng
- ·Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- ·Hoàn thiện quy hoạch
- ·Liên minh Châu Âu chấp nhận Hiệp định WTO về trợ cấp thủy sản
- ·Giá xăng RON95 tăng 350 đồng/lít, vượt mức 22.000 đồng/lít
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch đầu tư và chuỗi cung ứng sản xuất sang Việt Nam