【đá banh hôm qua】Tổng công ty Hàng hải “mắc cạn” với Dự án cảng Vân Phong
Cuộc khủng hoảng kép kinh tếthế giới giai đoạn 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Dự áncảng Vân Phong. Ảnh: A.M |
Lòng vòng
TheổngcôngtyHànghảimắccạnvớiDựáncảngVâđá banh hôm quao thông tin của Báo Đầu tư, VIMC vừa gửi Văn bản số 2496/HHVN-ĐT đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) có văn bản chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành bàn giao lại Dự án Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Dự án cảng Vân Phong) cho Tổng công ty theo đúng ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.
Trước đó, tại Công văn số 7654/VPCP-CN ngày 15/9/2020 về việc xử lý tồn tại liên quan đến Dự án cảng Vân Phong do VIMC làm chủ đầu tư, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ: tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệpvà các cơ quan có liên quan xử lý dứt điểm theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Công trình này được Bộ GTVT phê duyệt năm 2007 và giao VIMC làm chủ đầu tư nhằm tạo thế và lực cho ông lớn ngành hàng hải trong việc sớm định vị vị thế hàng đầu trong phát triển cảng trung chuyển quốc tế. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cân đối nguồn vốn tự có, Dự án đã được VIMC triển khai thực hiện từ năm 2009.
Tuy nhiên, những tác động từ cuộc khủng hoảng kép kinh tế thế giới giai đoạn 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu của Dự án cảng Vân Phong. Bản thân VIMC khi đó không còn đủ năng lực tài chínhđể theo đuổi công trình. Vì vậy, được sự đồng ý của Chính phủ, năm 2012, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng công ty dừng thực hiện Dự án và bàn giao các khối lượng thi công dang dở cho Cục Hàng hải Việt Nam.
Tại thời điểm đó, Bộ GTVT hy vọng, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tìm kiếm được nhà đầu tư thay thế VIMC. Trong trường hợp Dự án được khởi động lại, VIMC sẽ được nhà đầu tư mới thanh toán các khối lượng đã thực hiện.
Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc VIMC, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GTVT, đến tháng 9/2018, Tổng công ty đã hoàn thành toàn bộ việc thanh, quyết toán hợp đồng với các nhà thầucủa Dự án cảng Vân Phong và tiến hành kiểm toán giá trị đầu tư Dự án là 213 tỷ đồng.
Tháng 10/2018, VIMC và Cục Hàng hải Việt Nam đã ký Biên bản bàn giao Dự án cảng Vân Phong. Theo đó, VIMC bàn giao toàn bộ khối lượng thi công và hồ sơ tài sản liên quan đến Dự án sang Cục Hàng hải Việt Nam. Sau khi bàn giao, tài sản được hình thành của Dự án (bao gồm các cọc ống thép đã đóng và chưa đóng, cọc bê tông cốt thép, các công trình tạm phục vụ thi công…) đang được Cục Hàng hải Việt Nam trông giữ trên khu đất của Dự án trước đây.
Điều đáng nói là, kể từ khi nhận bàn giao, Cục Hàng hải Việt Nam cũng không thể tìm được nhà đầu tư mới. Thậm chí, Dự án cảng Vân Phong còn trở thành gánh nặng đối với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành do phải cắt cử nhân lực để trông coi khối tài sản dở dang nói trên.
Bản thân Dự án cảng Vân Phong cũng đã bị “khai tử” về mặt pháp lý sau khi bị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất vào năm 2013.
Mắc cạn
Trong Công văn số 5781/BGTVT-QLDN ngày 15/6/2020 gửi Thủ tướng Chính về việc xử lý các tồn tại Dự án cảng Vân Phong, Bộ GTVT thừa nhận, việc bàn giao công trình này sang Cục Hàng hải Việt Nam là chưa đủ căn cứ.
Điều đáng nói là, việc bàn giao Dự án sang Cục Hàng hải Việt Nam vào năm 2018 vô hình trung đã khiến VIMC rơi vào thế kẹt do Bộ GTVT chưa có quyết định chuyển chủ đầu tư chính thức sang Cục Hàng hải Việt Nam, nên trên sổ sách kế toán của VIMC, vẫn phải ghi nhận giá trị của Dự án với số tiền là 213 tỷ đồng.
Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty mẹ VIMC vào ngày 31/12/2016, theo quy định, toàn bộ giá trị đầu tư của Dự án cảng Vân Phong vẫn ghi nhận trên chi phí xây dựng cơ bản dở dang (số tiền tạm tính là 150,23 tỷ đồng) và được tính vào giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ - VIMC theo Quyết định số 3402/QĐ-BGTVT ngày 8/12/2017 của Bộ GTVT.
Trong khi đó, theo Phương án cổ phần hóa của Vinalines được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 20/6/2018, trong danh mục các dự án tiếp tục/dự kiến đầu tư của “ông lớn” ngành hàng hải giai đoạn hậu cổ phần hóa lại không bao gồm dự án này. Đồng thời, tại Bản công bố thông tin bán cổ phần lần đầu của Công ty mẹ - VIMC gửi các nhà đầu tư, Ban chỉ đạo cổ phần hóa đã công bố việc dừng triển khai thực hiện Dự án và đang thực hiện quyết toán, bàn giao Dự án cho Cục Hàng hải Việt Nam.
“Nếu tiếp tục treo Dự án cảng Vân Phong, VIMC không thể thực hiện quyết toán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để khép lại ‘hải trình’ cổ phần hóa công ty mẹ”, ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban Ban Truyền thông VIMC cho biết.
Được biết, để tháo gỡ vướng mắc cho VIMC, tại Công văn số 5781, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng cho phép bàn giao lại tài sản tại Dự án cảng Vân Phong mà Cục Hàng hải Việt Nam đang quản lý về lại VIMC để đơn vị này tự thanh lý tài sản trong giai đoạn Công ty mẹ chuẩn bị chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
“Giá trị chênh lệch sau khi thanh lý so với quyết định phê duyệt quyết toán của Dự án cảng Vân Phong sẽ được quyết toán cùng với vốn nhà nước tại thời điểm Công ty mẹ - VIMC chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần”, ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ GTVT đề xuất.
Trong trường hợp tại thời điểm Công ty mẹ - VIMC chính thức chuyển thành công ty cổ phần mà việc thanh lý các tài sản của Dự án chưa hoàn thành, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép loại trừ toàn bộ tài sản, nguồn vốn của Dự án ra khỏi phần tài sản, nguồn vốn bàn giao sang Công ty cổ phần. VIMC tiếp tục tổ chức thanh lý, số tiền thu được do thanh lý tài sản được để lại tăng phần vốn góp của Nhà nước tại Công ty cổ phần hoặc nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
Theo đại diện VIMC, đây có lẽ là lối thoát khả dĩ nhất giải thoát cho “xác sống” mang tên Dự án cảng Vân Phong. “Tổng công ty sẽ khẩn trương xử lý theo đúng quy định ngay khi tiếp nhận lại tài sản tại Dự án cảng Vân Phong”, ông Tĩnh cho biết.
Trong giai đoạn khởi động, Dự án dự kiến xây dựng 2 bến với tổng chiều dài mép bến là 690 m, quy mô sử dụng đất là 42 ha, tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, công suất thiết kế là 710.000 TEU/năm, có thể tiếp nhận tàu container có sức chở lên đến 9.000 TEU, thời gian thực hiện trong 20 tháng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Từ ngày 17/11, TP Hà Nội thay đổi một số quy định về phòng chống dịch Covid
- ·Thông qua Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021
- ·Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games 31
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Tổng kết công tác phối hợp giữa Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
- ·Việt Nam khôi phục chính sách xuất nhập cảnh từ ngày 15/3/2022
- ·Thủ tướng dự lễ khánh thành dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cao Bồ
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Chùm ảnh: Thủ tướng tiếp tục kiểm tra, đôn đốc thi công tuyến cao tốc Bắc – Nam
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·Việt Nam mong muốn đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam
- ·Phát biểu của Bộ trưởng Công an tại hội nghị Chính phủ với các địa phương
- ·Hình ảnh lễ công bố quyết định phân công Ủy viên Bộ Chính trị
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12
- ·Thủ tướng: Nhanh chóng dập dịch Covid
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tuần từ 26/2 đến 4/3
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng giải quyết vấn đề Thủ Thiêm
- Plans in place to strengthen Greece
- Deputy FM on ASEAN
- President Nguyễn Xuân Phúc offers incense in Quảng Trị
- Việt Nam, Singapore Prime Ministers agree to promote high
- State leaders meet with Vice President of Laos Pany Yathotou
- China demanded to respect Việt Nam’s sovereignty over Hoàng Sa archipelago
- Minister underlines responsibilities in thrift practice, waste prevention
- Việt Nam, the Holy See seek to bolster relationship
- VN peacekeepers deliver gifts to Bentiu refugee camps
- New Zealand donates NZ$2 million to Việt Nam for post