【truc tiepbongda】Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật
Quang cảnh phiên thảo luận sáng 14-11
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật; tăng cường trách nhiệm của từng cơ quan và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản, nhất là trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh... là những mục tiêu lớn của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà Chính phủ trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này.
Bổ sung trường hợp được áp dụng trình tự rút gọn
Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 48 điều về nội dung và 7 điều về kỹ thuật.
Về cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Luật sửa 5 điều của Luật năm 2015 (Điều 5, 47, 58, 92, 121), trong đó bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đúng đắn, đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước” trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào Điều 5 và bổ sung các nội dung cụ thể vào một số điều khoản của Luật năm 2015 để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này.
Liên quan đến việc xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn, dự thảo Luật sửa 3 điều (Điều 146, 147, 148 của Luật năm 2015). Theo đó, cho phép thêm 3 trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, cụ thể là để bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội; để kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn; phải ban hành ngay văn bản để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên theo yêu cầu về thời hạn thực hiện quy định trong điều ước quốc tế đó.
Đồng thời, dự thảo Luật sửa đổi khoản 3 Điều 147 để bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết định cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn. Theo đó, đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư này phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp để kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bảo đảm tính liên tục, thống nhất
Về trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 4 điều của Luật năm 2015 (các điều 74, 75, 76 và 77) theo hướng việc chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được chuyển từ cơ quan chủ trì thẩm tra (trực tiếp giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội) như hiện nay sang cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án.
Cơ quan, tổ chức, đại biểu trình dự án có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý. Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn trực tiếp chỉ đạo việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Lê Thanh Vân phát biểu
Theo giải trình của Chính phủ, sự thay đổi này sẽ bảo đảm tính liên tục, thống nhất trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết từ khi nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất chính sách, soạn thảo, trình đến giai đoạn chỉnh lý dự thảo, từ đó sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội trong quá trình chỉnh lý dự thảo; bảo đảm sự phù hợp giữa nội dung của dự thảo với các chính sách đã được thông qua, tạo sự liền mạch hơn trong việc tổ chức thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
Bên cạnh đó, việc thay đổi cũng tăng tính chủ động và trách nhiệm đến cùng của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trong quá trình chỉnh lý.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ: Hầu hết ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và ý kiến của nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội tán thành nội dung sửa đổi, bổ sung như trong dự thảo Luật.
Việc điều chỉnh như vậy sẽ bảo đảm để các cơ quan soạn thảo, thẩm tra thực hiện đúng, đầy đủ chức năng của mình tương tự như quy trình lập pháp của nhiều nước trên thế giới và như Việt Nam đã thực hiện trước đây theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 cho đến khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này năm 2002.
Việc soạn thảo dự án luật sẽ bảo đảm được tính liên tục, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách, soạn thảo, trình cho đến giai đoạn giải trình bảo vệ và chỉnh lý, hoàn thiện.
Việc thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội sẽ được thực hiện xuyên suốt, đầy đủ, kể cả đối với những chính sách đã thay đổi trong quá trình tiếp thu ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, quy định cơ quan của Quốc hội chủ trì tiếp thu, chỉnh lý như hiện nay dẫn đến không ít trường hợp cơ quan soạn thảo cho rằng việc này thuộc trách nhiệm của cơ quan thẩm tra, do đó không phát huy đầy đủ trách nhiệm, thế mạnh của mình.
Hơn nữa, với quy trình hiện nay, ở giai đoạn chỉnh lý, hoàn thiện, chính cơ quan thẩm tra phải làm nhiệm vụ soạn thảo (chỉnh lý văn bản), trong khi những vấn đề tiếp thu, chỉnh sửa rất nhiều, kể cả có thay đổi nội dung chính sách thì lại không được thẩm tra.
Vì vậy, việc “đổi vai” này không những bảo đảm để các cơ quan thực hiện đúng chức năng của mình, mà còn phát huy cao độ tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan, kể cả cơ quan trình dự án, cơ quan thẩm tra, bảo đảm nguyên tắc soạn thảo đến cùng (bao gồm cả tiếp thu, giải trình, bảo vệ, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản) và thẩm tra đến cùng (bao gồm cả đánh giá, phản biện, chỉnh lý, hoàn thiện).
Tuy nhiên, cho ý kiến về nội dung này tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số đại biểu không tán thành việc “đổi vai,” mà đề nghị tiếp tục thực hiện như quy định hiện nay để bảo đảm thuận lợi cho việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý dự án, đồng thời cũng tránh xáo trộn trong tổ chức thực hiện.
Cho rằng 17 năm qua ít thấy cơ quan thẩm tra làm chưa tốt nhiệm vụ của mình, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá, nếu "đổi vai", không cẩn thận, lợi ích cục bộ của các bộ, ngành được giao chủ trì soạn thảo sẽ được "cài cắm" trong các dự án luật.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, từ năm 2002, khi nhiệm vụ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật chuyển sang Quốc hội, số lượng, chất lượng luật được xây dựng, ban hành nâng lên rất nhiều so với giai đoạn trước đó.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định quy định hiện nay không hạn chế vai trò của cơ quan trình dự án luật. Chính phủ vẫn luôn có cơ hội bảo vệ chính sách của mình. Trong quá trình tiếp thu, cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì nhiều lần gặp nhau để bàn bạc, thống nhất.
(责任编辑:La liga)
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai năm 2024
- ·Cầm hòa Hà Nội, Becamex Bình Dương vào chung kết Cúp Quốc gia 2018
- ·Xúc động tấm HCV đầu tiên của đoàn TTVN tại ASIAD 2018
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Thêm dự án điện khí 4 tỷ USD ở Bạc Liêu
- ·Đà Nẵng báo cáo tiền khả thi dự án cảng Liên Chiểu
- ·Hà Nội xây dựng Bến xe khách rộng 7,4 ha tại Đông Anh
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·VSIP Nghệ An – Tiên phong xây dựng môi trường sống và làm việc chuẩn quốc tế
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Đồng Tháp là hình mẫu của vùng trong thu hút mời gọi đầu tư
- ·Giúp Việt Nam đá bại Malaysia, Công Phượng mong vô địch AFF Cup 2018
- ·HAGL cho B.Bình Dương mượn Đông Triều để đá AFC Cup
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Ngành tiện ích nhận được đầu tư FDI lớn nhất năm 2017
- ·Công đoàn cơ sở xã Phước Sang (Phú Giáo): Tổ chức giao lưu bóng chuyền
- ·Vòng 15 giải hạng nhất Quốc gia 2018:Gay cấn trận Đồng Tháp gặp Đắk Lắk
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Thanh Hóa: Sẽ có 4 dự án thủy điện đi vào hoạt động trong tháng 8