【lich thi dau bóng da hom nay】Chuyển đổi cơ cấu sản xuất: Bài toán không đơn giản
Sản lượng thuỷ sản tăng nhờ phát triển mạnh nuôi tôm công nghiệp. Đến nay, toàn huyện Năm Căn có gần 300 ha nuôi tôm công nghiệp.
Năm Căn là vùng có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, sản lượng năm sau đều đạt cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn là mảnh đất màu mỡ, chưa khai thác hết. Có nhiều nguyên nhân tác động từ yếu tố khoa học - kỹ thuật, chất lượng con giống, thời tiết dẫn đến tôm, cua chết, năng suất đạt chưa cao. Trong kế hoạch tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, huyện xác định, thuỷ sản phải giúp nông dân làm giàu, nhưng phải có lộ trình, hướng đi không ngừng cải tiến.
Tích luỹ dần kiến thức
Ông Nguyễn Văn Vương, ấp 4, xã Hàng Vịnh, chia sẻ: “Sau hơn 6 năm thử nghiệm nuôi quảng canh cải tiến, tôi thấy hiệu quả cao hơn nuôi tôm truyền thống. Cách nuôi cũng không khó, chỉ cần cải tạo ao nuôi, xử lý nước và chọn giống tốt thì khả năng đạt sẽ cao. Ðiều quan trọng là ít xổ vuông để nguồn nước ổn định và tránh lấy nước trong thời điểm nông dân cải tạo ao đầm vì nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Ngoài ra, trong xử lý nước bằng men vi sinh thường xuất hiện rong, vì vậy tôi thả cá đối. Cá đối vừa tạo được ô-xy trong vuông, vừa ăn rong”.
Sản lượng thuỷ sản tăng nhờ phát triển mạnh nuôi tôm công nghiệp. Đến nay, toàn huyện Năm Căn có gần 300 ha nuôi tôm công nghiệp. |
Ông Vương khẳng định, nuôi tôm, cua là phải không ngừng nghiên cứu và cải tiến, nếu nuôi theo lối mòn sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế.
Ông Nguyễn Trường Sơn, ấp Cây Thơ, xã Ðất Mới, cho rằng, ngành chuyên môn cần đổi mới hình thức chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân bằng những lớp học cụ thể để nông dân rút kinh nghiệm thực tế từ mô hình. Ngoài ra, khi áp dụng không hiệu quả cũng cần phải phân tích nguyên nhân để nông dân biết. Ðã qua, có nhiều mô hình áp dụng không hiệu quả cũng chưa thấy ngành chuyên môn phân tích và lý giải cho nông dân hiểu.
Theo ông Trần Thanh Thoảng, Phó Chủ tịch UBND xã Ðất Mới, việc hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật trong nuôi thuỷ sản phải đẩy mạnh hơn nữa, vì hiện nay việc nuôi tôm, cua của nông dân khó khăn cả về con giống, môi trường và quá trình nuôi. Nếu ngành chuyên môn không sớm có giải pháp, để nông dân “tự bơi” như thời gian qua, năng suất sẽ có nguy cơ sụt giảm và hành trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng là bài toán không dễ chút nào.
Thực hiện Ðề án Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau, năm 2015, huyện Năm Căn bắt tay chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế thuỷ sản. Ðiều quan trọng là tìm ra những mô hình hiệu quả, bền vững, phù hợp với vùng đất để nhân rộng, đồng thời áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao sản lượng tôm, cua nuôi trên cùng diện tích. Bên cạnh đó, tìm giải pháp cho những mô hình không đạt hiệu quả để có hướng chỉ đạo khắc phục.
Sát cánh cùng nông dân
Diện tích nuôi thuỷ sản toàn huyện trên 25.000 ha, nhưng năng suất thuộc dạng trung bình, mỗi héc-ta chỉ đạt khoảng 500 kg thuỷ sản các loại. Năm 2014, toàn huyện chỉ đạt hơn 25.000 tấn, trong đó tôm công nghiệp chiếm sản lượng không nhỏ. 3 tháng đầu năm 2015, dù là thời điểm mùa vụ chính trong năm, nhưng chỉ được trên 7.000 tấn, đạt gần 22% so với kế hoạch năm.
Ông Trương Quốc Duẩn, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Ngành đang đẩy mạnh mục tiêu tái cơ cấu sản xuất theo chỉ đạo của UBND huyện về thế mạnh nuôi thuỷ sản, loại bỏ những mô hình kém hiệu quả, nhân rộng những mô hình phát triển bền vững trong thời gian qua. Tập trung sản xuất, tránh tình trạng phát động sản xuất manh mún. Song song với phát triển nuôi tôm công nghiệp, phát triển bền vững nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm - rừng; một số mô hình tổng hợp như: tôm, cua, sò, vọp… Tiếp tục thí điểm tìm giải pháp để nâng cao sản lượng cho nông dân bằng việc hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật mới”.
Ông Trần Ðoàn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, nhận định: “Phải hiểu nông dân đang cần gì để có hướng giúp đỡ. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật của nông dân chưa thật sự mang lại hiệu quả, chủ yếu là kinh nghiệm nhà nông, nên đôi khi những tác động từ môi trường, nguồn giống không phát hiện và xử lý kịp thời dẫn đến thất mùa. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn chưa thật sự sâu sát với Nhân dân, mô hình bền vững chưa được triển khai sâu rộng. Hình thức triển khai ứng dụng khoa học tiếp tục phải thay đổi theo nhu cầu thực tế của nông dân, ngành nông nghiệp phải vào cuộc sâu sát hơn nữa để giúp nông dân. Mặt khác, UBND huyện sẽ tận dụng mọi nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, tỉnh để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật làm bàn đỡ giúp nông dân ổn định đầu ra sản phẩm”./.
Bài và ảnh: Kim Hậu
(责任编辑:Thể thao)
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Miss Supranational Vietnam 2024 nói gì về danh hiệu được trao?
- ·Ngọc Trinh hé lộ ngôi trường đắt đỏ mà 'con gái' sắp theo học
- ·Ngọc Trinh khoe lưng trần nuột nà, tiết lộ mẫu người yêu thích
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Thí sinh tài sắc vẹn toàn gây ấn tượng tại Miss Grand Vietnam 2024
- ·Hoa hậu Khánh Vân tạo hình sặc sỡ mừng tháng tự hào
- ·Phía Ý Nhi nói gì về tin làm lễ hỏi với bạn trai Anh Kiệt?
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Lydie Vũ như thế nào trong mắt siêu mẫu Hà Anh?
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Sau Khánh Thi, một siêu mẫu Việt bức xúc vì chuyện cho mượn tiền
- ·Hoa hậu Phạm Hương phủ nhận chuyện mang thai?
- ·Tân hoa hậu bị lọt thỏm trong vương miện 'siêu to khổng lồ'
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Hoa hậu Ý Nhi gặp đối thủ trong bộ ảnh trong trẻo nàng thơ
- ·H'Hen Niê và bạn trai kỷ niệm 6 năm yêu nhau
- ·'Hoàng Thùy chỉ nên làm giám khảo các thử thách phụ', liệu có lố?
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Hoàng Thùy báo tin mới về drama với Dược sĩ Tiến