会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【sét kèo】Người gieo nắng ấm!

【sét kèo】Người gieo nắng ấm

时间:2025-01-27 09:00:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:167次
 Anh Tuấn kèm thêm việc học cho các bạn nhỏ khiếm thị

Hết lòng

“Hôm nay trên lớp, các em có bài vở nào chưa hiểu không, để chú giảng lại cho” - giọng anh Tuấn vang lên trong phòng sinh hoạt chung tại Trung tâm Giáo dục & Hướng nghiệp trẻ em mù (180/1 Phan Bội Châu, P. Trường An, TP. Huế). Dưới ánh đèn neon mờ mờ, các em nhỏ ngoan ngoãn ngồi trên ghế, tay mân mê “đọc” từng chữ li ti trên sách.

Anh Tuấn hiện là Phó Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, phụ trách Trung tâm Giáo dục & Hướng nghiệp trẻ em mù. “Tôi làm việc và ở lại đây cả tuần. Cuối tuần mới ra Hương Trà thăm vợ con. Tôi muốn ở lại để giúp các em phụ đạo thêm kiến thức đã học ở trường nhưng chưa tiếp thu được hết. Các em bị khiếm thị, khi học hòa nhập còn gặp rất nhiều khó khăn”,  Tuấn chia sẻ. Trung tâm hiện đang nuôi dạy 34 trẻ em khiếm thị. Các em học lớp 1 đến lớp 3 tại Trung tâm. Từ lớp 4 trở đi, các em được học hòa nhập tại các trường trong thành phố. Buổi trưa, tối hàng ngày, các em sinh hoạt ở Trung tâm, lễ tết thì được bố mẹ đón về thăm nhà.

Nhưng không phải em nào cũng may mắn được học hòa nhập, bởi có em bị mù đa tật, như trường hợp của em Kim Thoa (13 tuổi, ở huyện Quảng Điền) bị khiếm thị, đi lại khó khăn, không biết cách tự đi vệ sinh, tự kỷ nhẹ. Để vận động gia đình đồng ý đưa em vào Trung tâm chăm sóc là một hành trình dài bắt đầu từ lúc em mới 6 tuổi. Nhưng phải đến năm em 12 tuổi, khi anh Tuấn được giao nhiệm vụ về thuyết phục gia đình, mới thành công đưa em đến đây.

 Vũ Văn Tuấn cần mẫn tự học, nghiên cứu, trau dồi thêm kiến thức để truyền đạt cho các cháu

“Tôi nói với gia đình, tương lai của em ấy còn dài. Bố mẹ đi làm ăn xa. Em ở với ông bà ngoại đã lớn tuổi. Không thể để em mãi sống trong bốn bức tường được. Tâm sự rất lâu, bố mẹ mới chia sẻ thật lòng, họ sợ đưa con vào Trung tâm sẽ bị đánh đập như các clip xem được trên mạng. Tôi liền lấy di động, kết nối vào một số kênh của hội có quay lại các hoạt động, sinh hoạt, vui chơi của các em hàng ngày. Tôi cũng truy cập vào camera an ninh của Trung tâm để ông bà xem và cho họ biết sau này có thể vào camera an ninh của Trung tâm để xem cuộc sống của con hàng ngày”, Tuấn chia sẻ. Nhờ giải quyết được khúc mắc của gia đình, cuối cùng anh cũng thành công đưa em Thoa về Trung tâm để được chăm sóc tốt hơn. Bây giờ em Thoa phát triển rất tốt, nhanh nhẹn hơn, có thể tự tắm rửa, gội đầu, tự làm vệ sinh cá nhân, được học đàn, học nhạc. Đầu năm 2024 này, cháu đã được bố mẹ đón vào Đồng Nai.

Trường hợp em Minh Thư (12 tuổi, ở Phong Điền) cũng thuộc diện đa tật nhẹ. Em vừa mù, vừa chậm phát triển. Ba mẹ đi làm ăn xa, em ở với ông bà. Trung tâm ra khảo sát, nhiều lần vận động mới thành công đưa em vào hội. Từ đứa trẻ ai nói gì cũng chỉ biết “dạ”, hay la hét, làm những hành động bất thường giờ đã dần hồi phục chức năng nói, hát hò, có thể tự tắm giặt, không cần ai phục vụ. Anh Tuấn cho biết, đa số các em khi ở cùng gia đình, người thân đều bận mưu sinh, không thể dành nhiều thời gian chăm sóc, chuyện trò và chỉ dẫn các em từng ly từng tí để có thể tự lập trong sinh hoạt. Khi đến Trung tâm, nhận được sự hướng dẫn kỹ càng từ các cô, có các bạn cùng trang lứa, cùng hoàn cảnh để tâm sự và giúp đỡ lẫn nhau. Qua từng ngày, các em đã thay đổi, tiến bộ.

“Tôi cũng là người có hoàn cảnh như các em, nhưng thấy mình vẫn còn hạnh phúc hơn các em nhiều. Nên bằng kinh nghiệm của một người đi trước, đã được học hỏi, tích lũy trong quá trình học tập, làm việc, tôi cố gắng nỗ lực giúp đỡ, đem lại những điều tốt đẹp hơn cho các em ở trung tâm. Để các em tự tin hơn khi vượt qua những khó khăn của bản thân, hòa nhập xã hội”, anh Tuấn nói. Ngoài động viên, giúp đỡ các em học tập hàng ngày, anh Tuấn còn cùng cán bộ của HNM tỉnh luôn tìm kiếm, kết nối các nguồn lực từ cộng đồng để hỗ trợ cho các em, góp phần giúp các em và gia đình vơi bớt những khó khăn.

Từ năm 2020 đến nay, anh Tuấn cùng cán bộ của hội đã làm cầu nối, huy động gần 500 triệu đồng từ nguồn lực xã hội để tặng quà và học bổng cho các em. Ngoài các em khiếm thị ở trung tâm, hội còn kết nối với trung tâm khiếm thị Nhật Hồng ở TP. Hồ Chi Minh hỗ cho 60 em bị khiếm thị, đa tật trong cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt với số tiền 3 triệu đồng/năm/em.

Yêu thương

Sinh ra và lớn lên tại Thanh Hóa, nhưng anh Tuấn chọn Huế làm quê hương thứ hai. Rào cản khiếm thị nên sau khi tốt nghiệp cấp ba, anh bị nhiều trường từ chối nhận hồ sơ thi đại học. Anh Tuấn phải viết thư gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo nhờ can thiệp. Trước khi nhận được sự đồng ý can thiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, anh Tuấn biết Trường đại học Khoa học Huế có tuyển sinh người khiếm thị. 18 tuổi, lần đầu anh đi xa một mình là bắt xe vào Huế nộp đơn thi đại học, với 800 nghìn đồng trong túi nhờ vay mượn được, anh khăn gói lên đường, mang theo hy vọng sẽ thay đổi tương lai, có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bây giờ, anh Tuấn đã có một tổ ấm nhỏ hạnh phúc. Vợ anh chính là cô bạn cùng lớp đại học, là người ngày ấy vẫn thường dẫn anh đi từ ký túc xá đến lớp.

Trước khi về công tác tại HNM tỉnh, Vũ Văn Tuấn từng làm Phó Chủ tịch HNM thị xã Hương Trà từ năm 2018 đến năm 2020. Bằng trách nhiệm và trái tim đầy yêu thương, anh Tuấn thường lặn lội về cơ sở, nắm bắt các hoàn cảnh, nhu cầu của từng hội viên. Nhờ vậy, những trường hợp khó khăn, người già neo đơn, bệnh tật đã được kịp thời động viên, giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần. Tuấn cùng Ban chấp hành HNM thị xã Hương Trà mở thêm các lớp học về chăn nuôi, làm hương, giúp hoạt động của hội thêm nhiều sinh khí.

Bằng những mối quan hệ cá nhân, rồi lần tìm thêm các hoạt động thiện nguyện của các mạnh thường quân ở khắp nơi, Tuấn đã làm nhịp cầu kết nối, đưa yêu thương đến với những người kém may mắn. Khi biết gia đình anh Nguyễn Văn Khóa sống trong căn nhà dột nát không có chỗ đặt chân khi mưa xuống, Tuấn cùng cộng sự đã về tận nơi chụp hình, viết thư ngõ gửi đến các mạnh thường quân, nhờ những yêu thương mà anh đã bắt nhịp làm cầu nối, nhiều tấm lòng tìm đến san sẻ.

Anh Khóa, hội viên HNM là người đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở xã Hồng Tiến, mưu sinh bằng bán dạo các sản phẩm đũa tre, chổi đót, hương do những người khiếm thị trong hợp tác xã làm ra. Vợ anh Khóa bị bệnh thần kinh. Từ ngày căn nhà cũ được xây mới, tinh thần vợ anh vui hẳn, bệnh tình cũng thuyên giảm hẳn. Ông Phan Bá Lão, ông Nguyễn Văn Châu, già cả, bị khiếm thị, sống một mình, cũng được anh Tuấn kết nối giúp đỡ sửa chữa có được ngôi nhà chắc chắn.

Bằng yêu thương và trách nhiệm, bên cạnh nỗ lực hoàn thành tốt các công tác trong hội, Vũ Văn Tuấn còn luôn tìm cách giúp đỡ, bắt nhịp cầu, để những phận đời kém may có được ánh nắng ấm áp từ những yêu thương đong đầy.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
  • Thu hồi thìa nĩa gây nghẹt thở cho trẻ em
  • Dùng lửa cắt dây bóng bay có thể gây bỏng nặng
  • “Tiền mất tật mang” vì hàng chống nóng
  • VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
  • Bột ngô mốc: Mầm họa gây ngộ độc
  • Sản phẩm chống muỗi: Cẩn thận độc hại!
  • Hết đường nhập lậu gia cầm
推荐内容
  • Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
  • Ruốc thịt làm bằng phẩm màu trộn sắn dây
  • Abbott vẫn
  • Nhớt giả gây hoang mang cho người tiêu dùng
  • Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
  • Nhiễm bệnh vì... thú nhồi bông