【kèo truc tiep】Tôn sư trọng đạo
Nhìn từ góc độ trân trọng khác, người dân Việt luôn tôn trọng công ơn của thầy cô dù thời gian được theo học nhiều hay ít; bậc học thấp hay cao, cụ thể trong lời dạy của người đi trước “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng thầy mà nửa chữ cũng là thầy).
“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…”
Hay
“ Không thầy đố mầy làm nên…”
Đó là những câu ca dao mang đầy tính giáo dục nhân cách của tiền nhân đối với thế hệ trẻ để trân trọng, tôn vinh công lao to lớn của những thầy, cô giáo đã không quản khó khăn gian khổ để hoàn thành thiên chức của mình vì sự nghiệp trồng người cho dân tộc.
Nhìn từ góc độ tôn giáo hoặc trong ngôi thứ xã hội phong kiến thì người thầy luôn được xã hội trân trọng và xếp thứ bậc còn cao hơn đạo nghĩa cha con, chồng vợ. Cụ thể như phương châm sống: Quân (vua) - Sư ( thầy) - Phụ ( cha).
Nhìn từ góc độ trân trọng khác, người dân Việt luôn tôn trọng công ơn của thầy cô dù thời gian được theo học nhiều hay ít; bậc học thấp hay cao, cụ thể trong lời dạy của người đi trước “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng thầy mà nửa chữ cũng là thầy).
Có một nghi thức lễ nghi đã in sâu vào tâm thức của người dân Việt và là nét đẹp truyền thống được truyền dạy, duy trì rất lâu đời là “Mùng một Tết cha, mùng ba Tết thầy”. Ngày Tết dù có bận bịu đến mấy, mỗi người đều cố gắng dành thời gian để viếng thầy ngày Tết để tỏ rõ lòng biết ơn sâu sắc vì đã dạy dỗ cho chúng ta nên người hữu dụng cho xã hội. Ở đây không đề cập đến vấn đề giá trị của các món quà ngày Tết mà chỉ nói đến tấm lòng tôn kính, tri ân thực sự của học trò với thầy cô của mình.
Không xúc động sao được khi bắt gặp hình ảnh những thầy cô giáo bám lớp, bám trường trên vùng đồi núi hoang vu, hiểm trở đi lại vô cùng nguy hiểm, khó khăn nhưng vẫn bám trụ để con chữ đến với học sinh. Nhiều và rất nhiều những tấm gương hy sinh thầm lặng để hoàn thành sứ mạng “làm thầy” vô cùng cao quý.
Ðiều đáng mừng là hầu hết các gia đình Việt Nam đều rất coi trọng lễ nghĩa tôn sư trọng đạo. Những ngày lễ, ngày Tết cha mẹ đều không quên nhắc nhở con cháu đến thăm thầy cô giáo, nhất là những thầy, cô giáo cũ tuổi cao sức yếu hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
Lúc sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã từng nói “… Dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý…”. Và không phải ngẫu nhiên khi ta thấy không ít lãnh tụ, trí giả trước khi hoạt động chính trị đã có những năm tháng đứng trên bục giảng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trần Phú, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Hoàng Minh Giám…
Nhìn từ góc độ phản chiếu, trong thực tế phát triển “nhạy cảm” như hiện nay, dư luận đã rất quan tâm và lo lắng trước sự xuống cấp về đạo đức của một số ít học sinh “cá biệt”, hậu quả là đã có trường hợp học sinh hành hung thầy cô giáo như chốn không người; học sinh vô lễ, thiếu sự tôn trọng với giáo viên bằng nhiều hình thức.
Ở góc độ làm thầy, một số ít thầy, cô giáo đã làm lu mờ hình ảnh cao thượng, thuần khiết của người thầy bằng những hành vi thiếu văn hoá, thiếu đạo đức, phát ngôn, ứng xử không chuẩn mực dẫn đến việc làm sa sút lòng tin của xã hội, phụ huynh lẫn các em học sinh. Nhiều giáo viên thiếu quan tâm đến những diễn biến bất thường của học sinh, lơ là, qua loa, chiếu lệ mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, không thực sự trở thành điểm tựa để tư vấn, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cho các em dẫn đến nhiều sự việc rất đau lòng.
Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung, hầu hết đội ngũ thầy cô giáo cả nước nói chung đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao, với cái tâm trong sáng của người đưa đò kiến thức rất đáng trân trọng và tôn vinh. Ðã có nhiều tấm gương sáng vượt qua bao khó khăn đời thường để đến với những học sinh thân yêu để kiến thức đến với các em không bị gián đoạn. Họ, những kỹ sư tâm hồn, đã và đang âm thầm làm đẹp cuộc đời để đất nước có được những tài năng xây dựng Tổ quốc ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Mỗi chúng ta, những người đã từng một thời cắp sách đến trường hãy dành cho những thầy, cô giáo những đoá hồng trân trọng, tri ân cao đẹp nhất./.
Phan Thị Anh Thư
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Trạm sơ cấp cứu ấp Bưng Sê: Rất cần được… “cấp cứu”
- ·73 toa tàu chở dầu trật bánh gây hỏa hoạn dữ dội
- ·Dai dẳng “cuộc chiến” chống sốt rét
- ·Nhận định, soi kèo Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1: Tự tin trên sân khách
- ·Thông hầm qua núi đường cao tốc Nội Bài
- ·CEO Fonterra xin lỗi về vụ sữa nhiễm vi khuẩn độc
- ·34 hộ dân tộc thiểu số được cấp đất sản xuất
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có diện tích tối thiểu 30m2
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Hộ nông dân cận nghèo sẽ được hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp
- ·Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân
- ·Tài xế ngủ gật gây tai nạn
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Cho bé ăn đúng cách
- ·Xã viên hưởng lợi từ các dịch vụ của hợp tác xã
- ·Lốc xoáy tàn phá điều, cao su ở Long Hà
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Thực phẩm phù hợp trong mùa hè