【h2 tbn】Công chúa duy nhất của Việt Nam được phong hoàng hậu ở nước ngoài là ai?
Dưới triều đại nhà Trần,ôngchúaduynhấtcủaViệtNamđượcphonghoànghậuởnướcngoàilàh2 tbn một công chúa được gả cầu thân với nước Chiêm Thành nhằm mục đích mở rộng bờ cõi nước Đại Việt.
Bà chính là công chúa Huyền Trân, con gái út của vua Trần Nhân Tông. Cuộc đời của công chúa “quốc sắc thiên hương” đã đi vào lịch sử và trở thành huyền thoại trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, năm 1301 vua Trần Nhân Tông với tư cách là Thái Thượng Hoàng khi đi du ngọan đến nước Chiêm Thành, được chứng kiến nền văn hiến phát triển nên có ý muốn kết giao.
Trước khi ra về, ông đồng ý gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm Thành là Chế Mân, dù lúc đó vua đã hơn 80 tuổi. Vì lợi ích quốc gia nên Huyền Trân buộc phải đồng ý. Sau khi kết hôn, vua Chiêm Thành phong Huyền Trân làm Vương hậu.
Về làm dâu nước Chiêm Thành, Huyền Trân quyết tâm học tiếng Chăm, tìm hiểu phong tục tập quán, học âm luật và lập ra đội vũ nữ nhạc công làm cho hai dân tộc hiểu biết và tôn trọng nhau.
Sử sách ghi chép: "Công chúa thông tuệ như bậc trí giả''. Trong khi vua Chế Mân nhận xét về vợ: ''Đoá bạch trà kiều diễm của ta, nàng làm ta vừa ngạc nhiên, vừa xúc động''.
Một năm sau khi trở thành Vương hậu, vua Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Trần Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung cướp về, vì theo tục lệ Chiêm Thành, hễ vua mất thì hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo.
Về nước, bà xuất gia tu tại núi Trâu Sơn còn gọi là núi Vũ Ninh, thuộc huyện Quế Dương, trấn Kinh Bắc với pháp danh Hương Tràng. Năm 1311, Hương Tràng về Thiên Bản lập chùa tu hành để gần gũi quê hương Thiên Trường và người cô là công chúa Thụy Bảo cũng đang tu hành ở đó.
Địa điểm Hương Tràng tu hành là núi Hổ với ngôi chùa có tên chữ là Quảng Nghiêm tự, tên Nôm thường gọi là chùa Nộn Sơn. Tại đây, hai người cùng tu hành, phụng sự Phật pháp, khai hoang lập ấp, dạy dân trồng cây lương thực để cuộc sống ấm no, trồng cây thuốc Nam để chữa bệnh và không ngừng chăm lo cho đời sống nhân dân trong vùng ngày càng thịnh vượng.
Năm 1340, ni sư Hương Tràng thảnh thơi về cõi tịnh. Sau khi bà mất, nhân dân làng Hổ Sơn lập am thờ trên chùa Nộn Sơn để tri ân công đức.
Tưởng nhớ công lao của Huyền Trân công chúa đối với quê hương đất nước, hiện nay nhiều địa phương trên cả nước lập đền thờ. Đặc biệt với người dân Hổ Sơn, bà đã trở thành vị thần có công lao hộ quốc cứu dân không chỉ trong tâm thức người dân mà còn được các triều đình phong kiến ghi nhận.
Kim Nhã(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·5 dự án tỷ đô giúp thu hút FDI năm 2017 lập kỷ lục
- ·Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018: Quy mô nhỏ cản đà tăng năng suất
- ·Cần phạt nghiêm hành vi xả rác bừa bãi
- ·Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- ·Cảng nước sâu Liên Chiểu hút nhà đầu tư ngoại
- ·Cảng nước sâu Liên Chiểu hút nhà đầu tư ngoại
- ·Kỷ nguyên mới của sự hợp tác
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Vì sao dừng xếp hạng năng lực nhà thầu?
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·4 tháng, hơn 8 tỷ USD vốn nước ngoài vào Việt Nam
- ·Chứng cứ trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản
- ·Phú Yên đề xuất phát triển dự án đường sắt, hàng không
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương: 15 năm đồng hành cùng nhà đầu tư
- ·TX.Thuận An:Sẽ tổ chức nhiều hoạt động thể thao
- ·Tập đoàn VTG của Canada muốn đầu tư tuyến metro Sân bay Nội Bài
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Thủ tướng gặp mặt đoàn thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 2018