【soi cau net】Hiệu quả từ trồng màu trên ruộng lúa
Bà con ấp Tham Trơi, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời trồng dưa hấu dưới ruộng đem lại hiệu quả cao.
Đã mấy năm liền, việc xuống thêm vụ màu trên đất trồng lúa được nhiều hộ dân các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình thực hiện hiệu quả. Trước lợi nhuận hàng chục triệu đồng kiếm được trên mỗi ha/vụ, trồng màu ngày càng được bà con nhân rộng.
Nếu như ở các địa phương khác, thời gian này đất ruộng đã được cày ải, thì các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, ruộng đồng nơi đây đầy ắp dây bầu, dây bí, dưa gang… đang vươn xanh, trải dài.
Theo người dân địa phương, cứ kết thúc vụ lúa vài ngày là bà con mang màu xuống ruộng. Vụ màu này có hai hình thức được người dân sử dụng phổ biến, tuỳ theo nhân lực gia đình mà họ chọn cách làm phù hợp. Thứ nhất, nhiều gia đình chỉ xuống màu ven bờ bao và trên ruộng nhưng chỉ men theo những mép mương (thuận tiện cho việc chăm sóc tưới nước). Thứ hai, họ sẽ trồng trên toàn bộ diện tích đất ruộng nhà mình.
Trồng màu trên ruộng lúa ở huyện Trần Văn Thời được bà con nông dân nhân rộng. |
Gia đình anh Nguyễn Văn Khuyến (ấp 1, xã Trần Hợi) lựa chọn làm theo hình thức thứ nhất vì nhà chỉ có 2 lao động là anh và vợ. Trên bờ bao quanh ruộng, anh trồng bí đỏ, thêm 4 hàng dây bí đao kéo dài trên các đường mương. Hiện đã cuối vụ, gia đình anh thu được gần 20 triệu đồng, trừ chi phí còn khoảng 15 triệu đồng, trên diện tích ước khoảng gần 3 công đất.
Theo anh Khuyến, xuống vụ màu trên đất ruộng cũng như trồng màu bình thường, rất đơn giản. Tuy nhiên, do trồng ngay vào mùa khô hạn nên tốn khá nhiều công tưới nước, chăm bón. “Cực là vậy, song hiệu quả lại rất cao. Nếu chăm sóc tốt, mỗi vụ kéo dài khoảng hơn 3 tháng, cũng kiếm thêm được 4-5 triệu đồng/công, lợi nhuận cao hơn làm 1 vụ lúa”, anh Khuyến nói.
Anh Khuyến chia sẻ thêm: “Ðể làm vụ màu này, chúng tôi phải xuống giống lúa vụ 2 càng sớm càng tốt. Sau khi thu hoạch lúa, bắt đầu tháng 11-12 (âm lịch) là tiến hành làm vụ màu. Tuỳ theo ý thích của mỗi người và hướng theo nhu cầu thị trường, bà con lựa chọn loại hoa màu phù hợp để xuống giống. Thịnh hành nhất vẫn là những loại dễ trồng như: đậu bắp, dưa gang, bí, bầu, mướp...”.
Cũng ở xã Trần Hợi, anh Ngô Văn Tự lại chọn cách xuống ruộng toàn bộ diện tích khoảng 1,5 ha đất nhà mình. Trong đó, anh Tự trồng nhiều loại hoa màu với vài công đậu bắp, vài công bí, mấy công bầu, dưa gang. “Làm diện tích lớn phải trồng như vậy sẽ không sợ một loại nào đó mất giá. Nếu trồng 1 loại, mất giá thì chúng tôi rơi vào cảnh thảm. Trồng kiểu này khó quản lý sâu bệnh, cực hơn một tí mà chắc ăn”, anh Tự chia sẻ.
Trên diện tích đất nhà mình, anh Tự ước đã thu được khoảng 50 triệu đồng, đến cuối vụ chắc thêm được khoảng 20 triệu đồng nữa. Trừ chi phí còn trên dưới 50 triệu đồng.
Chính từ hiệu quả trên mà mô hình không ngừng được nhân rộng. Tính riêng xã Trần Hợi đã có 191 ha trồng hoa màu. Ðặc biệt, ngoài hình thức trồng bầu, bí, mướp… trên đất ruộng rất hiệu quả, gần đây bà con còn đưa cây đậu xanh xuống trồng. Cây đậu xanh tỏ ra thích hợp hơn nên bà con địa phương rất chuộng.
Theo số liệu thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, vụ màu xuống ruộng năm nay huyện thực hiện được hơn 900 ha. Tập trung nhiều nhất tại các xã: Khánh Hưng, Khánh Bình Tây, Trần Hợi. Trong đó, xuống giống đậu xanh chiếm đa số, với khoảng 600 ha.
Ông Ngô Xuân Quang, ngụ xã Khánh Bình Tây, chia sẻ, trồng đậu xanh nhàn hơn các loại hoa màu như bầu, bí… Vì trồng đậu không phải tưới nước, không tốn phân thuốc nhiều. Bên cạnh đó, ngoài lợi nhuận khá, xác bã của cây đậu còn giúp cải thiện đáng kể độ phì của đất, giảm phân bón cho vụ tiếp theo.
Vụ mùa này gia đình ông Quang trồng đậu xanh trên diện tích 7 công, đậu đang sinh trưởng tốt, khoảng nửa tháng nữa sẽ có thu hoạch. Theo ông Quang, năm trước ông cũng xuống ruộng 7 công đậu, năng suất đạt 200 kg/công. Sau khi trừ tất cả chi phí, gia đình ông còn lãi 30 triệu đồng. Với khoản lợi nhuận này, gia đình ông lãi hơn 1,5 lần so với 1 vụ lúa.
Ông Duy Quốc Tuấn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, cho biết, trồng hoa màu trên ruộng lúa giúp người dân tránh lãng phí đất sau khi thu hoạch lúa đông xuân. Hiệu quả mô hình cao hơn hẳn làm lúa, lợi nhuận khoảng trên dưới 40 triệu đồng/ha/vụ. Ðặc biệt, vì có được lợi ích kép (giá trị kinh tế và cải tạo đất), nhiều xã trên địa bàn đang phát triển trồng cây đậu xanh./.
Bài và ảnh: Khánh Hưng
(责任编辑:World Cup)
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Kiên trì mục tiêu tăng trưởng ở mức 6%
- ·Lão nông Nguyễn Văn Huỳnh: Mỗi năm thu tiền tỷ từ 4,5 ha vườn
- ·Chuẩn bị các hoạt động Năm hữu nghị Việt Nam – Campuchia 2012
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Đồng chí Tăng Vũ Em tái đắc cử Bí thư Đảng bộ phường 1, thành phố Cà Mau
- ·Điều kiện công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp
- ·Cử tri xã Đất Mũi kiến nghị xây dựng kè chống sạt lở
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Tỉnh sẽ sớm chỉ đạo giải quyết dứt điểm yêu cầu của bà con
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Nông dân đang mạo hiểm với hồ tiêu giống lạ Malaysia
- ·UBND thông qua dự án nuôi heo, gà thịt tại xã Quang Minh
- ·Củng cố niềm tin của dân với Đảng
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·63,2 triệu USD mua tàu trên cao đầu tiên ở Hà Nội
- ·Bản lĩnh đảng viên trẻ
- ·Hiệu quả khai thác, chế biến khoáng sản thấp do chỉ chế biến thô
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Làm giàu nhờ cây tiêu