【seoul đấu với gwangju】Hội nhập với ngành hàng gia dụng: Phát huy thế mạnh trên thị trường nội địa
Thẳng thắn mà nói thì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành hàng gia dụng so với bên ngoài còn nhiều điểm yếu. Ngay cả mấy “ông lớn” sản xuất đồ điện chiếu sáng gia dụng có thương hiệu uy tín,ộinhậpvớingànhhànggiadụngPháthuythếmạnhtrênthịtrườngnộiđịseoul đấu với gwangju lâu đời trên thị trường nội địa như Rạng Đông, Điện Quang… hiện đang chiếm lĩnh 40% và 25% (thống kê của Nielsen - 2014) thị phần nội địa, mẫu mã sản phẩm đa dạng, có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước..., nhưng theo ông Đặng Trần Hải Đăng - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBankSc) thì trình độ công nghệ (dù đã tích cực đầu tư) vẫn còn có khoảng cách tụt hậu nhất định so với đối thủ lớn bên ngoài; đầu vào sản xuất phụ thuộc lớn (25%-40%) vào nguyên liệu nhập khẩu…. Đây là những rủi ro tiềm tàng khi vươn ra thị trường quốc tế.
Ở phân khúc ngành đồ gỗ gia dụng, cơ hội tiếp cận thị trường ngoài nước rộng mở, nhưng muốn đẩy mạnh xuất khẩu cũng phải đối mặt với các yêu cầu rất khắt khe hơn về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, đặc biệt ở những thị trường lớn có tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản...
Đối với phân khúc sản phẩm nhựa, inox gia dụng, điểm yếu của các doanh nghiệp nội địa là sản phẩm, công nghệ sản xuất so với đối thủ bên ngoài chưa có nhiều sự khác biệt để tạo nên tính độc đáo, mẫu mã dễ sao chép, nguyên liệu cũng vẫn chủ yếu dựa vào nhập khẩu… nên chi phí đầu vào vẫn cao.
Trong bối cảnh ấy, để tồn tại, phát triển, doanh nghiệp ngành hàng gia dụng cần định vị được thị trường mục tiêu phù hợp với “sức khỏe” trong từng giai đoạn. Thị trường trong nước cho hàng gia dụng của doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh dư địa còn rất lớn.
Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, ngành hàng gia dụng hiện chiếm khoảng 9% tổng giá trị gói tiêu dùng cá nhân. Trong số 11 nhóm ngành hàng chính, nhóm hàng gia dụng đứng thứ 4 về quy mô tiêu dùng (đạt 12,5 - 13 tỷ USD/năm) và đang tăng trưởng cao. Nhìn lại năm 2014 cho thấy, tăng trưởng tổng giá trị bán lẻ thị trường nội địa là 10,65%, thì nhóm hàng gia dụng tăng tới 12 - 14%; 11 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị bán lẻ tăng 9,44%, thì tăng trưởng ngành gia dụng là 14,9%. Trong hệ thống siêu thị hiện có đến khoảng 85-95% sản phẩm ngành hàng gia dụng là thương hiệu Việt Nam như Happy Cook, Sunhouse, Sơn Hà, Tân Á, Điện Quang… điều này cũng cho thấy, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn tới hàng Việt.
Theo ông Phan Thế Ruệ - nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), cơ cấu dân số trẻ, số lượng hộ gia đình mới sẽ không ngừng tăng lên dẫn tới nhu cầu các mặt hàng gia dụng cũng sẽ ngày càng tăng theo. Bên cạnh đó, thị trường hàng gia dụng khu vực nông thôn (chiếm 70% tổng dân số) vẫn thiếu rất nhiều những mặt hàng phù hợp với thị hiếu và khả năng chi trả (đã có nhiều cải thiện) của người tiêu dùng. Một nguyên nhân khiến thị trường đồ gia dụng ở nông thôn chưa phát triển mạnh là do nhận thức của doanh nghiệp về mức thu nhập người dân và ít quan tâm. Thực tế, việc khai thác thị trường không đơn thuần chỉ nhìn vào thu nhập, ông Ruệ cho rằng, vấn đề là có đưa ra được những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu hay không, qua đó người tiêu dùng mới quyết định mức cần chi trả phù hợp cho những sản phẩm họ cần. Chính vì vậy, song song với việc đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm hạ giá thành… để khai thác phân khúc thị trường cao cấp, việc chú trọng vào phân khúc thị trường bình dân, khu vực nông thôn với doanh nghiệp đồ gia dụng là rất khả quan. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất đồ inox gia dụng, phần đông người tiêu dùng Việt Nam hiện nay chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận được với những sản phẩm cao cấp của các doanh nghiệp FDI hay hàng nhập khẩu đắt tiền.
Nếu có chiến lược thị trường phù hợp, bất chấp việc rất nhiều thương hiệu cao cấp thế giới trong lĩnh vực hàng gia dụng đã và sẽ nhảy vào kinh doanh, thác thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng nội địa vẫn có thể giữ được chỗ đứng tốt trên thị trường. Một hướng đi có thể khai thác tốt phân khúc thị trường trung cấp và thấp cấp trong ngành hàng gia dụng, theo ông Võ Văn Quyền là các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nên đồng hành với chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn…/.
(责任编辑:La liga)
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Công an làm việc với cô gái 21 tuổi trong vụ tố cáo bác sĩ xâm hại
- ·CPTPP và EVFTA có là "cứu cánh" xuất khẩu hồ tiêu
- ·Giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ người bệnh đại tràng
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Lời cầu cứu hiến máu lúc 2h sáng và câu chuyện tình người lúc nguy khó
- ·Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVFTA là “cú hích” lớn cho xuất khẩu
- ·Khuyến khích thực hiện xuất khẩu hàng chính ngạch qua cửa khẩu Chi Ma
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Sát lễ Giáng sinh, giá vàng bất ngờ tăng cao
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Các địa phương kiến nghị Chính phủ quan tâm, thêm nguồn lực cho phát triển
- ·Hải Dương: Dịch đau mắt đỏ tấn công nhiều trường học
- ·Người nhà livestream 'tố' bác sĩ tắc trách khiến bé trai 2 tuổi tử vong
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Xuất khẩu hàng điện tử “khởi đầu nan”
- ·Quả ổi là loại trái cây nhiều protein tốt sức khỏe nhưng ai không nên ăn?
- ·Nổ sạc dự phòng khi vừa dùng điện thoại vừa sạc, bé trai bị chấn thương nặng
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Bệnh viên tiêu chuẩn Nhật Bản ở Ecopark sắp vận hành