【kết quả bóng đá tối đêm qua】Nhộn nhịp làng khô Đá Bạc
(CMO) Về xã Khánh Bình Tây trong những ngày cận Tết Chôl Chnam Thmây, ngỏ lời với Chủ tịch UBND xã Nguyễn Quốc Đoàn rằng muốn tìm hiểu đời sống bà con người dân tộc nơi đây, không chần chừ, anh nói ngay: "Vô ấp Đá Bạc A đi, ở đó nhờ làm khô cá bổi mà bà con xây nhà kiên cố hết rồi".
Anh cán bộ nông nghiệp dẫn đường chúng tôi đi cũng là trí thức trẻ người dân tộc. Về công tác ở địa phương gần 5 năm nay, anh thấy hết sự đổi thay của vùng đất này. Anh đưa chúng tôi đến nhà ông Danh Dân, một trong những gia đình cố cựu, nắm bắt tường tận chuyện xưa, chuyện nay và còn là một trong những người đầu tiên mở rộng quy mô sản xuất cá khô bổi nơi này, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong ấp.
Ông Danh Dân năm nay gần 60 tuổi, mái tóc bạc trắng, vóc người mạnh mẽ. Dù tại thời điểm này gia đình không làm khô cá bổi nhưng ông vẫn nhớ như in cái nghề đã giúp gia đình ông xây nhà khang trang. Ông bộc bạch: “Nhà giờ đơn chiếc, con cái đi làm việc hết rồi nên hai vợ chồng thu xếp việc làm ăn sao cho gọn gàng. Lúc gần Tết làm nhiều, giờ nguyên liệu ít, giá cao nên nghỉ ngơi vài tháng”.
Ông Dân cho biết, hiện tại đang là mùa khô, nguồn cá bổi địa phương không nhiều nên để có công ăn việc làm và thu nhập, người dân tìm mua nguồn cá ở các tỉnh Hậu Giang, Đồng Tháp, Bến Tre về để chế biến cá khô. Vận chuyển xa, chi phí sản xuất đội lên nên lãi không nhiều. "Chỉ những ai cần việc làm và cần thu nhập lắm mới làm thôi, chứ gia đình tôi đủ ăn rồi nên lúc nào có lãi nhiều mới làm", ông Dân nói.
Rời nhà ông Danh Dân, chúng tôi đến gia đình anh Danh Nol, cùng xóm. Tiếp chúng tôi là chị Sơn Thị Diệu, vợ anh Nol. Chị bảo: "Anh Nol đi bán cá khô rồi". Như hiểu được thắc mắc của tôi, chị nói luôn: "Giờ làm ăn không dễ dàng gì, để bán được giá cao, gia đình phải đem khô ra tận Cà Mau để chào hàng cho các vựa ngoài ấy. Nếu họ chê là phải ở ngoài đó kiếm sân phơi cá tiếp".
Vợ anh Nol đảm nhiệm công việc thuê người làm cá, phơi cá. Bình quân mỗi ngày gia đình mua về từ 300-500 kg cá. Sau khi trừ chi phí thuê nhân công làm, phơi cá và cả nhân công đi bán cá ngoài vựa, gia đình chỉ còn lời khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng. Mùa mưa còn phải tốn thêm chi phí điện, than đá để sấy cá.
Lao động nông thôn có thêm thu nhập những lúc nông nhàn. |
Chị Diệu tâm sự: “Nghề này cực khổ lắm. Các công đoạn đều thuê người làm hết nhưng hai vợ chồng phải giám sát và tìm mối lái để tiêu thụ sao cho có giá nhất. Dù cực vậy chớ cũng nhờ nghề này gia đình đã trả xong nợ nần và tích luỹ một ít dành để cất nhà".
Vợ chồng anh Danh Nol dù còn trẻ (31 tuổi) nhưng rất chí thú làm ăn. Lúc mới ra riêng, không có cơ sở làm ăn nên anh chị lên Bạc Liêu nhận giữ đầm tôm mướn cho người ta. Rồi con đông (3 đứa) nên có lúc cuộc sống rất túng quẫn. Thấy ở quê người ta làm khô cá bổi có lợi nhuận, hai vợ chồng lại dắt díu nhau về và vay 2 cây vàng để mở cơ sở làm ăn. Chỉ sau 2 năm kiên nhẫn với công việc, hiện tại gia đình đã trả xong nợ và đang tích luỹ để xây lại căn nhà kiên cố hơn.
Ông Thạch Dân, người uy tín trong đồng bào dân tộc ấp Đá Bạc A, cho biết: "Ở xóm này giờ ai cũng có công ăn việc làm. Hết mùa ruộng họ lại quay ra cắt cá, phơi cá mướn cũng có thêm thu nhập".
Công làm cá 1.000 đồng/kg, phơi cá 500 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày 1 người làm ít nhất 100 kg cá bổi tươi. Nếu trước đây, những hộ dân tộc Khmer không có vốn sản xuất, thường chọn cách rời quê lên tận TP. Hồ Chí Minh hay Bình Dương làm công nhân trong các xí nghiệp, thì hiện nay, họ chọn công việc làm thuê cho những cơ sở sản xuất cá khô bổi trong xóm. Công việc vừa cho thu nhập ổn định quanh năm, vừa được gần gũi chăm sóc con cái, ông bà, cha mẹ.
“Mỗi ngày tôi làm khoảng 100 kg cá, cuộc sống hiện tại đỡ vất vả hơn trước. Trước đây tôi định chờ 2 con lớn chút nữa gởi cho ông bà ngoại, 2 vợ chồng đi Bình Dương làm công nhân vì chỉ làm ruộng thôi thì thu nhập bấp bênh quá. Giờ có nghề này, tôi quyết định không đi nữa”, chị Sơn Thị Hoài, người làm thuê cho nhà chị Diệu, chia sẻ.
Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Nguyễn Quốc Đoàn nhìn nhận: “Lúc đầu chỉ có vài hộ làm, sau đó thấy hiệu quả nên họ mở rộng quy mô sản xuất, rồi các hộ khác làm theo. Ðến nay, ấp có trên 20 hộ người dân tộc Khmer làm nghề sản xuất cá khô bổi. Ðời sống kinh tế người dân phát triển rất nhiều so với trước”.
Tết Chôl Chnam Thmây đang đến. Trong những ngôi nhà kiến cố rộn ràng tiếng nói, tiếng cười của những nhân công đang làm cá; dưới sông xuồng, ghe tấp nập đang lên những giỏ cá bổi nguyên liệu. Không khí nhộn nhịp đó báo hiệu sự ăn nên làm ra của người dân nơi đây./.
Huệ Như
(责任编辑:La liga)
- ·Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·Kiểm soát chặt những trường hợp từ vùng dịch trở về tỉnh
- ·Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng bằng khen cho 25 tập thể, 40 cá nhân
- ·Tọa đàm về thời niên thiếu của cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·Huyện Châu Thành: Đề ra 16 chỉ tiêu nghị quyết thực hiện trong năm 2021
- ·Người dân vẫn đi mua hàng hóa rất đông trước ngày giãn cách
- ·Khoảng 12 tỉ đồng để tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giải Marathon quốc tế
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong tỉnh được 28.598 tỉ đồng
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- ·Chuẩn bị chu đáo nội dung hội nghị tổng kết phát triển kinh tế
- ·First trial of Trương Châu Hữu Danh and his accomplices opens
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Tiếp tục kiểm tra, giám sát bầu cử
- ·Góp ý dự thảo chiến lược phát triển văn hóa, du lịch Việt Nam giai đoạn mới
- ·Hơn 200 tấn gạo hỗ trợ cho khu cách ly, người dân có hoàn cảnh khó khăn
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Một xe tải cháy rụi hoàn toàn