【ty so brentford】Ông chủ Telegram lần đầu lên tiếng sau khi bị bắt
Nhà sáng lập và CEO Telegram Pavel Durov lần đầu tiên phá vỡ sự im lặng,ÔngchủTelegramlầnđầulêntiếngsaukhibịbắty so brentford 8 ngày sau khi bị chính quyền Pháp bắt giữ và truy tố.
Trên kênh Telegram cá nhân của mình, giữa những lời cảm ơn, biểu tượng cảm xúc trái tim và like của người ủng hộ, Pavel Durov lên tiếng bác bỏ mạnh mẽ những chỉ trích rằng nền tảng nhắn tin của ông là "thiên đường vô chính phủ" và cho rằng các cáo buộc của Pháp là "sai lầm".
"Nếu một quốc gia không hài lòng với một dịch vụ internet nào đó, thông lệ giờ đã được thiết lập là bắt đầu hành động pháp lý chống lại chính dịch vụ đó. Sử dụng luật từ thời trước khi có smartphone để buộc tội một CEO về các tội do bên thứ ba gây ra trên nền tảng mà người đó quản lý là cách tiếp cận sai lầm", ông Durov viết.
Trong khi tỷ phú công nghệ người Nga thừa nhận Telegram "không hoàn hảo", ông vẫn khẳng định công ty đã xóa hàng triệu bài đăng và đang bận rộn khắc phục các giao thức để làm cho nền tảng này "an toàn và mạnh mẽ hơn".
Telegram đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc kể từ khi thành lập vào năm 2013. Hiện tại, nền tảng này có 950 triệu người dùng trên toàn cầu. Durov đổ lỗi cho "những khó khăn khi phát triển khiến tội phạm dễ dàng lạm dụng nền tảng của chúng tôi hơn".
Ông Pavel Durov bị truy tố ngày 28/8 tại Paris với nhiều tội danh bao gồm phát tán hình ảnh lạm dụng trẻ em, buôn bán ma túy và thiếu kiểm duyệt nền tảng. Ông nộp khoản tiền bảo lãnh tại ngoại tương đương 5,5 triệu USD. Tuy nhiên, ông vẫn bị tòa án theo dõi và không được phép rời khỏi nước Pháp.
Trong bài đăng ngắn trên Telegram hôm 5/9, Durov tiết lộ chi tiết về những gì đã xảy ra sau khi ông bị bắt tại Paris vào cuối tháng 8.
"Tháng trước, tôi đã bị cảnh sát thẩm vấn trong 4 ngày sau khi đến Paris. Tôi được cho biết rằng tôi có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc những người khác sử dụng Telegram bất hợp pháp, vì chính quyền Pháp không nhận được phản hồi từ Telegram", ông nhấn mạnh.
Công tố viên Paris Laure Beccuau vào tuần trước nêu rõ những cáo buộc và cho rằng Telegram đã “gần như hoàn toàn không phản hồi các yêu cầu của tòa án”.
Ông Durov phản đối các cáo buộc, nói thêm: “Telegram có một đại diện chính thức tại EU chấp nhận và trả lời các yêu cầu của EU" và “Chính quyền Pháp đã có nhiều cách để liên lạc với tôi nhằm yêu cầu hỗ trợ”.
Ông Durov nhận được nhiều sự ủng hộ từ một số nhân vật nổi tiếng. Ngay sau khi có tin ông bị bắt, tỷ phú Elon Musk có loạt bài trên mạng xã hội X lên tiếng ủng hộ "tự do ngôn luận". Trong khi đó, hiện tượng mạng Andrew Tate cho rằng: "Nếu các ông khiến người phụ trách Telegram gặp rắc rối vì nó bị sử dụng sai mục đích, thì tôi đoán chúng ta cần phải bắt giữ CEO của Toyota vì xe của họ bị ISIS sử dụng, đúng không?’’.
Thạch Anh(Nguồn: NPR)(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Cách dọn tập tin rác trên máy tính laptop
- ·Cách tắt hiện hình ảnh tại tìm kiếm Spotlight iPhone
- ·Công cụ AI biến những tiếng hét giận dữ thành lời nói dễ nghe
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Mỹ điều tra 3 nhà mạng lớn nhất Trung Quốc vì lo ngại rò rỉ dữ liệu qua đám mây
- ·Bí kíp đăng video dài lên story Instagram không bị cắt xén
- ·Foxconn đầu tư thêm 2 dự án trị giá 551 triệu USD tại Việt Nam
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Đầu quét NFC gắn ngoài không dùng để xác thực sinh trắc học ngân hàng
- ·Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- ·Kompa báo cáo xu hướng tìm kiếm ứng dụng du lịch ở Việt Nam
- ·ChatGPT làm xói mòn tính độc đáo của con người
- ·Người Việt tìm kiếm gì trên internet nửa năm đầu 2024?
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Shopee thừa nhận vi phạm luật chống độc quyền
- ·Công cụ AI biến những tiếng hét giận dữ thành lời nói dễ nghe
- ·Cách bắt Wifi miễn phí không cần mật khẩu trên điện thoại
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Đối thủ mạng xã hội X cán mốc 175 triệu người dùng sau 1 năm ra mắt