【kqbd vdqg duc】Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về hệ thống tổ chức hải quan
Tổ chức bộ máy theo yêu cầu công việc
Về hệ thống tổ chức hải quan (Điều 13) dự thảo Luật,ườngvụQuốchộichoýkiếnvềhệthốngtổchứchảkqbd vdqg duc có 3 luồng ý kiến như sau. Luồng ý kiến thứ nhất: Tán thành với quy định của dự thảo. Luồng ý kiến thứ hai: Đề nghị không tổ chức nhiều cục hải quan trên địa bàn một tỉnh, thành phố, việc tổ chức hải quan phải bảo đảm yêu cầu không tăng biên chế, không tăng tổ chức bộ máy, đồng thời đề nghị quy định các tiêu chí cụ thể để thành lập, tổ chức lại các cục hải quan mà không giao Thủ tướng Chính phủ quy định. Luồng ý kiến thứ ba: Cho rằng việc tổ chức hệ thống hải quan cần gắn với hệ thống hành chính trên địa bàn; đồng thời đề nghị cần làm rõ quan hệ giữa cơ quan Hải quan với chính quyền địa phương.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Luật hiện hành, cục hải quan được tổ chức theo mô hình tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến nay đã có 34 cục hải quan tỉnh, liên tỉnh được thành lập, hoạt động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở các địa bàn khác nhau, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khối lượng công việc khác nhau. Việc quy định cơ quan Hải quan gắn với địa giới hành chính như Luật hiện hành là chưa phù hợp.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động XNK trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, bảo đảm sự chặt chẽ trong việc thành lập tổ chức hải quan, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định có tính chất nguyên tắc trong việc thành lập cục hải quan như dự thảo Luật và chỉnh lý về mặt kỹ thuật nội dung này theo hướng “Việc thành lập Cục Hải quan, Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương căn cứ khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động XNK, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn”. Đây là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xây dựng đề án thành lập tổ chức bộ máy và xem xét, quyết định thành lập đối với từng trường hợp cụ thể phù hợp với quá trình hiện đại hóa hải quan.
Bên cạnh đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, tuy việc tổ chức các cục hải quan không hoàn toàn gắn với các đơn vị hành chính, nhưng trong công tác tổ chức cũng như hoạt động thực hiện các nghiệp vụ hải quan của cơ quan Hải quan vẫn phải bảo đảm gắn kết với chính quyền địa phương, bảo đảm kết hợp nguyên tắc quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Các nguyên tắc này đã được cụ thể hóa tại Điều 9 về phối hợp thực hiện pháp luật hải quan, Điều 10 về giám sát thi hành pháp luật hải quan, Khoản 6 Điều 90 về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng khác tại địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới... Với tinh thần đó, đề nghị Quốc hội cho được giữ nội dung Điều 13, đồng thời chỉnh lý về kỹ thuật như dự thảo Luật.
Bên cạnh đó, cho ý kiến về quy định về công chức hải quan (Điều 14), có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan Hải quan, công chức hải quan nếu gây thiệt hại cho DN.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về bồi thường thiệt hại của công chức hải quan đã được quy định trong một số điều, khoản cụ thể của dự thảo Luật, chẳng hạn như Điểm e Điều 17, Khoản 2 Điều 94. Vì vậy đề nghị được giữ nội dung này như dự thảo Luật.
Quy định về quản lý rủi ro là phù hợp
Về quy định trong quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (Điều 16), ý kiến của các đại biểu Quốc hội có 2 luồng. Luồng ý kiến thứ nhất: Tán thành quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Luồng ý kiến thứ hai: Đề nghị quy định cụ thể hơn về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, Điều 16 quy định các các nội dung mang tính nguyên tắc về quản lý rủi ro, việc áp dụng quản lý rủi ro trong từng quy trình, nghiệp vụ hải quan cụ thể được quy định tại các điều: Điều 31 về kiểm tra hồ sơ hải quan, Điều 32 về kiểm tra thực tế hàng hóa, Điều 33 về kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan, Điều 41 về phương thức giám sát hải quan, Điều 78 về các trường hợp kiểm tra sau thông quan, các điều từ 95 đến 99 về thu thập, xử lý thông tin hải quan.
Ngoài các quy định cụ thể hóa nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trước, trong và sau khi thông quan, các nội dung chi tiết khác như tiêu chí đánh giá rủi ro, phân loại mức độ rủi ro, áp dụng cụ thể về quản lý rủi ro dự kiến sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết. Bởi vì, đây là những quy định liên quan đến quy trình nghiệp vụ hải quan, có thể bổ sung, thay đổi cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, khoa học công nghệ từng thời kỳ. Quy định này cũng bảo đảm thống nhất với Luật Quản lý thuế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thu Trang
(责任编辑:World Cup)
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·Vincom và hành trình 20 năm trở thành điểm hẹn của hàng triệu người dân Việt Nam
- ·Đức Long Gia Lai (DLG) bị lưu ý khả năng hủy niêm yết cổ phiếu
- ·Gần 6,5 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Hơn 49,5 triệu cổ phiếu TNA của Thiên Nam sắp rời sàn HoSE
- ·Hơn 5 triệu cử tri Hà Nội nô nức đi bầu cử
- ·Đã xảy ra gần 6.800 vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Sri Lanka
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Khẩu vị đặc biệt của khách tìm đến tổ hợp căn hộ Hanoi Melody Residences
- ·Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm chính thức Mông Cổ
- ·Thủ tướng chỉ thị đảm bảo kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh 2020 an toàn, trung thực
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Lai Châu: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Thủ tướng Chính phủ: Mỗi khi gian khó lại là thời điểm thử thách bản lĩnh
- ·Giá cau tăng kỷ lục, chạm mốc hơn 80 nghìn đồng/kg
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Chứng khoán phiên 18.10: VN