【pohang – ulsan hyundai】Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Lao động xuất khẩu mang về 3 tỷ USD/năm
Nội dung chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tập trung vào: Thực trạng thị trường lao động ở nước ta; Công tác quản lý xuất khẩu lao động; Công tác giáo dục nghề nghiệp,ộtrưởngĐàoNgọcDungLaođộngxuấtkhẩumangvềtỷUSDnăpohang – ulsan hyundai giải quyết việc làm sau đào tạo, nhất là việc làm cho thanh niên, lao động nữ, sinh viên mới ra trường; Tình trạng bạo hành và xâm hại tình dục đối với trẻ em; công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Có 68 đại biểu đăng ký chất vấn- số lượng nhiều nhất với một Bộ trưởng tính đến thời điểm này của phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5.
Hợp tác cấp quốc gia với Nhật Bản về lao động
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) về vấn đề lao động nước ngoài, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Xuất khẩu lao động Việt Nam là chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đến nay Việt Nam có khoảng 500.000 người đang lao động ở nước ngoài.
Theo Bộ trưởng, số này gần đây tăng lên, đặc biệt năm 2017, Việt Nam đưa được 134.000 lao động làm việc ở nước ngoài, bằng 128% so với chỉ tiêu đặt ra. Đặc biệt một số thị trường tiềm năng trước đây khó khăn như Hàn Quốc bị gián đoạn đã nối lại được; hay lần đầu tiên ký cấp quốc gia về quan hệ lao động với Nhật Bản. Việt Nam cũng là nước duy nhất Nhật Bản ký hiệp định về lao động cấp quốc gia.
“Có thể thấy rằng điều đó đem lại lợi ích rất lớn, 1 năm giải quyết hơn 100.000 lao động và bình quân thu về xấp xỉ 3 tỷ USD. Tỉnh cao nhất là Nghệ An với 250 triệu USD/năm”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận thực trạng một số thị trường tiềm năng, có thu nhập cao, tỉ lệ bỏ trốn, kết thúc hợp đồng không về nước cao. Đặc biệt thị trường Hàn Quốc, năm cao nhất là 55%, trong khi đó bình quân các nước là 15%. Vì lý do này nên 4 năm Hàn Quốc không ký lại bản ghi nhớ về hợp tác lao động với Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động bất hợp pháp vì chủ DN của bạn có nhu cầu, những người ở lại thường có tay nghề cao, thu nhập cao và trốn được thuế... Theo Bộ trưởng, trước thực trạng trên, Chính phủ đã có quyết tâm rất cao, tập trung các giải pháp như ký quỹ, vận động, yêu cầu các đơn vị, DN phải có trách nhiệm vận động, thuyết phục, tổ chức các ngày hội việc làm ở nước bạn, tổ chức văn phòng đến trực tiếp vận động thuyết phục…
“Gần 3 năm kiên trì, đặc biệt năm 2017, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, tỉ lệ lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc đã rút xuống còn 33%. Vì vậy trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc vừa qua, với sự chứng kiến của Chủ tịch nước phía bạn đã đề nghị ta ký lại bản ghi nhớ (về hợp tác lao động). Tuy nhiên, phải tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động công việc để giảm hơn tình trạng này”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo Quốc hội.
Tập trung xử lý vấn đề lao động ở biên giới
Liên quan đến nội dung chất vấn của một số đại biểu về xử lý vấn đề lao động qua biên giới theo hình thức cư dân biên giới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, Thủ tướng rất quan tâm, chỉ đạo tập trung xử lý.
Ước tính có khoảng 139.000 lao động thường xuyên qua lại ở biên giới các tỉnh giáp ranh. Trong đó, Trung Quốc trên 100.000 người, ở Thái Lan khoảng 20.000 người, Lào khoảng 13.000 người, còn lại là Campuchia.
Theo Bộ trưởng, số lao động này có thuận lợi vì phong tục tập quán địa phương, các tỉnh lân cận, văn hóa, mối quan hệ cũng rất thuận lợi vì có người thân giới thiệu sang để làm việc, thu nhập cao.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, lao động diện này khi sang làm việc phải đảm bảo về mặt pháp lý, tức phải có hộ chiếu phổ thông, có visa, nhưng khi sang làm việc không có giấy phép hành nghề. “Chúng ta thiếu khung khổ pháp lý, trong luật chưa quy định. Chúng tôi cố gắng đàm phán với các nước để có hiệp định về vấn đề này nhưng có những nước đàm phán được, có những nước chưa chấp nhận”- Bộ trưởng báo cáo.
Về giải pháp xử lý vấn đề trên, Bộ trưởng cho biết, 7 tỉnh phía Bắc, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội giúp ký biên bản ghi nhớ với các tỉnh biên giới của Trung Quốc, biên bản đã thống nhất, phấn đấu xong trong tháng 7 nay.
Theo Bộ trưởng, với Thái Lan, Bộ đã 3 lần đàm phán nhưng chưa xong. Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thái Lan đã trao đổi bàn tròn, đi đến thống nhất, Thủ tướng Thái Lan đồng ý sẽ áp dụng cơ chế như 3 nước biên giới của Thái Lan…
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Không loại trừ xăng dầu buôn lậu trên biển có nguồn gốc từ cướp biển
- ·Tổng thống Mỹ tới Israel, bắt đầu chuyến công du Trung Đông
- ·Ngân hàng Nhà nước "bác" tin điều chỉnh tỷ giá
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Ngủ tốt sẽ thi tốt
- ·Tuyển sinh ĐH, CĐ 2018: Điểm chuẩn dự báo sẽ tăng theo nhóm ngành
- ·Ngân hàng ngoại góp phần làm giảm mặt bằng lãi suất
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Hồ Phan Kim Liên
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Vụ nhập lò nướng nguyên chiếc khai linh kiện: Khởi tố Công ty Sa Huỳnh
- ·Hình ảnh trong lễ viếng cố Thủ tướng Abe tại chùa Zojoji
- ·Tổng thống Philippines đàm phán lại loạt dự án đường sắt tỷ USD của Trung Quốc
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Agribank cho vay ưu đãi 5.000 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai
- ·Giá vàng giảm không ngừng, các nhà đầu tư dài hạn “dửng dưng”
- ·Chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Mỹ, Nhật Bản điều 52 chiến đấu cơ tập trận quy mô lớn