会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty số ma cao】Đồ chơi trẻ em ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6: Hướng đi nào cho đồ chơi Việt?!

【ty số ma cao】Đồ chơi trẻ em ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6: Hướng đi nào cho đồ chơi Việt?

时间:2025-01-11 04:05:15 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:101次

Chú ý đến phân khúc bán lẻ

TheĐồchơitrẻemngàyQuốctếthiếunhiHướngđinàochođồchơiViệty số ma caoo các chuyên gia, thị trường đồ chơi trẻ em trong nước được đánh giá rất tiềm năng, nhất là khi người Việt ngày càng sinh ít con và đời sống tinh thần khá lên. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước và cũng là thách thức lớn trước sự cạnh tranh khốc liệt của đồ chơi giá rẻ gia công từ Trung Quốc.

Những năm trở lại đây, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm đồ chơi an toàn, trí tuệ, đồ chơi thông minh cho con em mình. So với đồ chơi Trung Quốc, đồ chơi Việt Nam rất đề cao tính năng giáo dục. Đặc biệt, đồ chơi dành cho trẻ em của Việt Nam đa phần được làm bằng gỗ. Chất liệu này vừa có tính bền và lâu dài lại có khả năng tạo hình khối, lắp ghép linh động. Những loại đồ chơi gỗ được phân chia theo nhiều độ tuổi để phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ như bộ chữ cái, con số bằng gỗ, vòng tròn gỗ…

Các bậc phụ huynh lựa chọn đồ chơi trẻ em ngày càng quan tâm đến đồ chơi do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất

Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh vẫn chưa nhận thức được hết tác dụng của đồ chơi gỗ. Họ thường mua đồ chơi theo sở thích của con. Mặt hàng này lại khó “hút” khách do mẫu mã lại đơn điệu, nghèo nàn, kiểu dáng, màu sắc chưa đáp ứng được nhu cầu của các “thượng đế nhí”.

Anh Nguyễn Văn Ánh (chủ cơ sở phân phối đồ chơi cho các trường mẫu giáo tại Thanh Trì, Hà Nội) nhận định: “Các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trong nước rất chú trọng đến mặt hàng phục vụ các trường học và xuất khẩu như một hướng đi an toàn. Còn phân khúc thị trường đồ chơi bán lẻ thì còn dè dặt do ngại cạnh tranh với đồ chơi ngoại, đặc biệt là đồ chơi giá rẻ của Trung Quốc. Trong khi, nhiều phụ huynh muốn tìm đồ chơi giáo dục do Việt Nam sản xuất gần như bị bỏ ngỏ. Chính điều này đã khiến cho đồ chơi ngoại rẻ tiền có cơ hội chiếm lĩnh thị phần”.

Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã

Để có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc, đồ chơi Việt Nam cũng cần thay đổi về mẫu mã, đánh trúng tâm lý, sở thích của trẻ em. Bởi các nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc cũng rất nhanh nhạy trong việc chạy theo sở thích của trẻ em. Chỉ cần vài bộ phim hoạt hình “ăn khách” như siêu nhân Gao, Robot trái cây, búp bê Barbie được trình chiếu, ngay lập tức trên thị trường cũng xuất hiện hàng loạt mặt hàng đồ chơi “ăn theo”, mô phỏng hình tượng. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước lại ít đầu tư về khâu thiết kế, công nghệ sản xuất để thay đổi mẫu mã, nâng cao tính năng hoạt động với sản phẩm đồ chơi trẻ em.

Nhìn chung, đồ chơi Việt Nam quanh đi quẩn lại vẫn chỉ những bộ lục lạc, ghế ngồi lắc lư, bàn nhạc, xếp hình, câu cá, xếp chữ... Thị trường đồ chơi Việt Nam gần như chỉ nhắm vào đối tượng trẻ dưới ba tuổi, còn trẻ trên ba tuổi chỉ lác đác một vài món đồ chơi đơn giản mà trẻ chơi một chút là chán ngay. Có thể nói các nhà sản xuất đã gần như bỏ quên thị trường này. Để mua đồ chơi cho lứa tuổi lớn hơn, phụ huynh muốn tìm đồ chơi Việt Nam đảm bảo an toàn rất khó khăn.

Chị Thu Hà (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết “ trước đây thường mua đồ chơi gỗ cho con chơi nhưng từ khi lên 5 tuổi, cháu chỉ thích chơi những trò chơi sắm vai như bộ đồ chơi nấu ăn ở nhà bếp, bác sĩ khám bệnh hay con búp bê biết khóc biết cười... Hàng Việt nam không hề có những món đồ chơi này. Do đó, mua đồ chơi đơn giản, tính trẻ con chóng chán, chơi một vài lần là xếp xó, muốn có đồ chơi mới, nếu không có thì không chơi chứ không muốn chơi lại đồ chơi cũ. Đành phải mua đồ chơi Trung Quốc hoặc “bấm bụng” lựa chọn những món đồ chơi ngoại nhập giá 1 – 2 triệu đồng bán trong các trung tâm siêu thị lớn”.

Giám đốc 1 Công ty chuyên sản xuất, cung cấp đồ chơi trẻ em cho rằng sở dĩ ngành đồ chơi Việt Nam èo uột là do các DN sản xuất đồ chơi không được sự hỗ trợ ntừ Nhà nước. Muốn ngành đồ chơi phát triển phải có “nhạc trưởng” hay nói cách khác là “người cầm trịch”.

“Tôi đã có 18 năm sống cùng với ngành đồ chơi. Năm 1994 tôi có một nhà máy sản xuất đồ chơi cùng đội ngũ lao động khá lớn. Nhưng năm 2009 tôi quyết định đóng cửa nhà máy vì càng làm càng lỗ. Chỉ cần sản phẩm ứ đọng vài tháng, không bán được là doanh nghiệp sẽ khó khăn ngay. Vì vậy, tôi phải chuyển sang nhập khẩu đồ chơi từ các nước về”, vị giám đốc này tâm sự.

Cũng theo vị Giám đốc này, hiện Việt Nam chưa hình thành một ngành công nghiệp đồ chơi, càng không có sự hỗ trợ để ngành đồ chơi phát triển. Ví dụ như ở Trung Quốc, Đan Mạch… sau lưng đó là cả Nhà nước hỗ trợ về thuế, tiền thuê đất đai, lãi suất, hỗ trợ xuất nhập khẩu…

 

 

Chọn đồ chơi an toàn cho trẻ như thế nào là đúng?

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
  • Hơn 50% doanh nghiệp logistic ứng dụng các hệ thống quản lý ERP
  • Trải nghiệm người dùng nhìn từ quán trà đá
  • Thị trường ví điện tử thách thức người dám đầu tư
  • Sông Sài Gòn bị sạt lở
  • Samsung Galaxy Z Fold6 đắt hơn năm ngoái, giá gần 55 triệu đồng
  • Nga tin tưởng bằng chứng Mỹ hạ cánh xuống Mặt trăng
  • Khám phá tính năng điều khiển iPhone bằng mắt
推荐内容
  • Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
  • Trung Quốc thành nước đầu tiên đưa đá từ vùng tối Mặt trăng về Trái đất
  • Công nghệ nào giúp Google Dịch hỗ trợ tới gần 250 ngôn ngữ?
  • Baseus đưa phụ kiện hút ‘dân chơi’ công nghệ ra Hà Nội
  • Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
  • Túi đựng laptop có quan trọng?