【bongda so】Lễ tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ: Con gái từ Mỹ kịp về đưa tiễn
Tại chung cư nơi nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ở nhiều năm trước khi qua đời,ễtiễnbiệtnhàthơLâmThịMỹDạCongáitừMỹkịpvềđưatiễbongda so những vòng hoa tiễn biệt được sắp xếp ngay ngắn. Một số người dân ở xung quanh cũng đứng đợi bên ngoài để tiễn đưa nữ thi sĩ.
7h30 sáng, các nghi thức của lễ động quan được tiến hành trong căn hộ nhỏ. Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, buổi lễ diễn ra ấm cúng. Dù không gian có phần hạn chế, song mọi người đều trật tự dõi theo các nghi thức.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị Hoàng Dạ Thư - con gái lớn của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - cho biết cha của mình là nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường sức khỏe yếu, nằm ở căn phòng bên cạnh, thông với nơi diễn ra tang lễ. Tuy nhiên, ông cũng không ý thức được sự ra đi của vợ mình.
Chị Hoàng Dạ Thi - con gái út -cũng nghẹn ngào khi đứng trước linh cữu của mẹ. Theo chia sẻ của gia đình, chị Hoàng Dạ Thi vốn định cư tại Mỹ. Ngay khi hay tin mẹ qua đời, chị lập tức đặt vé máy bay trở về để kịp tiễn đưa mẹ lần cuối.
"Thi về Việt Nam hôm 8/7, kịp cho buổi lễ tiễn đưa mẹ. Sau tang lễ, Thi sẽ ở lại Việt Nam một thời gian. Hiện em ấy cũng chưa đặt vé máy bay, chưa có kế hoạch trở lại Mỹ", chị Hoàng Dạ Thư cho hay.
Sau các nghi thức truyền thống, đúng 8h, linh cữu của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được đưa đến nghĩa trang Phúc An Viên (TP Thủ Đức, TPHCM) để thực hiện nghi thức hỏa táng.
Cầm di ảnh của mẹ trên tay, chị Hoàng Dạ Thư mắt ngấn lệ. Thời gian qua, chị là người kề cận, chăm sóc cho cả cha và mẹ già.
Chị Hoàng Dạ Thư cho biết sau khi hỏa táng, di hài của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sẽ được đưa về nhà riêng để thờ cúng.
"Gia đình đã dự định đưa di hài của mẹ về Huế. Song, vì sức khỏe của cha tôi rất yếu, tôi không thể tách rời. Có lẽ đến khi cha "trăm tuổi già", gia đình sẽ đưa cả cha và mẹ ra Huế - nơi ông bà từng gắn bó nhiều năm. Đến lúc đó, chúng tôi sẽ tổ chức một đêm kỷ niệm cho cả ông và bà", chị Thư chia sẻ.
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949 tại Quảng Bình. Sinh thời, bà sống cùng chồng là nhà văn, nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường tại Huế. Về sau, vợ chồng bà chuyển vào TPHCM sống cùng con gái lớn Hoàng Dạ Thư.
Lâm Thị Mỹ Dạ bắt đầu nổi tiếng từ năm 1971, sau khi đoạt giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ với bài Khoảng trời, hố bom. Đây cũng là tác phẩm từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn cấp 3.
Trong sự nghiệp thơ ca, Lâm Thị Mỹ Dạ từng giành nhiều giải thưởng danh giá. Bà còn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1978, từng học Trường viết văn Nguyễn Du, tham gia khóa đào tạo tại Học viện Gorki (Liên Xô cũ), Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III và IV.
Ngày 6/7, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 74 tuổi.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc động viên ĐTQG Việt Nam trong ngày Quốc khánh 2/9
- ·Tìm hiểu 80 năm truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam
- ·Có luật PPP, BOT liệu có công khai, minh bạch hơn?
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ
- ·“Cú hích” điện ảnh kích cầu du lịch trên đất Cố đô
- ·Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị IPU COP28
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Định vị và nâng tầm thương hiệu
- ·Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- ·Thủ tướng mong ‘những cây cầu’ nối Việt Nam với Trung Đông
- ·Thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh
- ·Hải Dương, Hà Nội phát hiện 40 ca mắc Covid
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·Triển lãm “Khép hờ đôi mắt”: Cuộc đối thoại âm thầm của người nghệ sĩ
- ·Ban Bí thư chỉ đạo chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự khóa mới
- ·Thủ tướng bổ nhiệm 3 Thứ trưởng
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Năm Covid thứ hai