【alianza vs】Linh hoạt cơ chế quản lý phí, lệ phí
Khó hạch toán thu- chi ngân sách
Về quản lý, sử dụng phí, Pháp lệnh hiện hành quy định cơ quan Nhà nước thu phí được để lại một phần phí, lệ phí để trang trải chi phí thu nhưng không quy định cụ thể việc phản ánh vào NSNN là số tiền phí thu được hay số tiền phí nộp NSNN.
Điều này, dẫn đến khó khăn cho công tác kiểm soát, hạch toán thu- chi NSNN. Luật NSNN sửa đổi được quy định theo hướng tập trung và kiểm soát chặt chẽ nguồn thu NSNN (trong đó có nguồn thu phí, lệ phí).
Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng, cần phải có quy định về quản lý và sử dụng phí, lệ phí phù hợp với quy định của Luật NSNN (sửa đổi).
Theo nhận định của Bộ Tài chính, cơ chế quản lý phí, lệ phí thời gian qua đã được đổi mới theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ công, tạo cơ chế chủ động cho đơn vị thu phí, lệ phí, từ đó, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thu, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Nguồn thu từ phí, lệ phí đã tạo nguồn cho NSNN. Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2011 thu đạt 42.023 tỷ đồng, bằng 5,8% tổng thu NSNN. Năm 2012: 29.112 tỷ đồng, bằng 3,9% tổng thu NSNN (số thu giảm khoảng 12.000 tỷ đồng, do kể từ ngày 1-12012 xăng dầu chịu thuế Bảo vệ môi trường và bãi bỏ thu phí xăng dầu). Năm 2013 số thu từ nguồn này đạt 31.271 tỷ đồng, bằng 3,8% tổng thu NSNN.
Theo kinh nghiệm của các nước, các khoản phí, lệ phí được phân biệt giữa khu vực công và khu vực tư. Do phân biệt rõ ràng giữa khu vực công, tư nên các khoản thu phí, lệ phí do khu vực công thực hiện đều phản ánh vào NSNN.
Ví dụ, Cộng hòa Áo quy định: Toàn bộ số phí, lệ phí thu được phải nộp vào một quỹ của Liên bang và Quốc hội quyết định việc sử dụng, không để lại tỷ lệ % cho cơ quan thu, sau đó cơ quan thu được cấp lại theo dự toán để thực hiện các dịch vụ có thu phí, lệ phí.
Tuy nhiên, có một số quốc gia, chẳng hạn như Anh, không phản ánh khoản thu này trong NSNN, mà tính ròng (tức là thu phí lớn hơn nhu cầu chi, phần chênh lệnh nếu thừa nộp NSNN, nếu thiếu NSNN cấp bù).
Phân định rõ để kiểm soát chặt nguồn thu
Dự thảo Luật NSNN sửa đổi (đã trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9, khóa XIII) được quy định theo hướng tập trung nguồn thu NSNN cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu, chi NSNN (trong đó có phí, lệ phí).
Để đảm bảo thống nhất với Luật NSNN và khắc phục tồn tại của pháp luật phí, lệ phí hiện hành, tại dự thảo Luật Phí và lệ phí đã quy định: Phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện là khoản thu thuộc NSNN, không phải chịu thuế (thuế GTGT và thuế TNDN). Đơn vị thu được để lại một phần tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp NSNN theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do DNNN thực hiện là khoản thu thuộc NSNN, không chịu thuế GTGT. DN được để lại một phần tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ thu phí; phần còn lại nộp NSNN theo quy định. Số tiền được để lại DN hạch toán vào doanh thu và khai nộp thuế TNDN theo quy định pháp luật về thuế.
Nguồn phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán là khoản thu không thuộc NSNN, phải chịu thuế (thuế GTGT và thuế TNDN). Tổ chức, cá nhân thu phí có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu được theo quy định của pháp luật sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
Trong quá trình soạn thảo có ý kiến đề nghị quy định toàn bộ các nguồn thu phí thu được đều phải nộp 100% vào NSNN. Ngân sách cấp trở lại theo tỷ lệ % tính trên số phí thực nộp vào NSNN quy định cho từng các loại phí nhằm đảm bảo sự tập trung tất cả các khoản thu vào NSNN.
Giải trình về vấn đề này, Chính phủ cho rằng, phí thu từ các dịch vụ do DN cung cấp là khoản thu không thuộc NSNN, DN thu được quyền quản lý và sử dụng tiền phí thu được sau khi nộp các khoản thuế theo quy định.
Quy định này phù hợp với thực tế và thu hút DN tham gia cung cấp dịch vụ công. Chẳng hạn, phí sử dụng đường bộ, đã thu hút được hàng trăm DN tham gia đầu tư xây dựng đường bộ, với số vốn đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng được sử dụng để xây dựng đường bộ.
Ngoài ra, hiện nay có một số dịch vụ đang được cung cấp bởi cả DN và cơ quan quản lý nhà nước, ví dụ, dịch vụ công chứng hợp đồng, giao dịch (đất đai, tài sản): Văn phòng công chứng (DN) thực hiện thu phí công chứng (là khoản thu không thuộc NSNN), Phòng Công chứng thu phí công chứng (phí thuộc NSNN).
Trong giải trình gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Chính phủ cho rằng, nếu quy định tất các đơn vị thu phí phải nộp NSNN, NSNN cấp kinh phí hoạt động thì không phù hợp với cơ chế tài chính của các đơn vị thu hiện hành, tăng thủ tục hành chính, tăng khối lượng công việc cho cơ quan quản lý, không khuyến khích DN tham gia cung cấp dịch vụ. Do đó, quy định như tại dự thảo Luật là phù hợp với thực tế và khuyến khích xã hội hóa trong một số lĩnh vực.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình chuyển đổi số
- ·Thực hiện tốt các mô hình đột phá trong thi đua “Dân vận khéo”
- ·“Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình cho phụ nữ nông thôn”
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Chuẩn bị nghiêm túc bầu cử trưởng ấp, khu vực
- ·Thương mại
- ·Sẵn sàng cho đại hội
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Kỷ luật 497 đảng viên
- ·Chuyên Gia AI
- ·Chú trọng nâng chất công tác kiểm tra, giám sát
- ·Thực hiện chuyên đề năm 2024
- ·Đô thị trẻ nỗ lực phát triển
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Thắt chặt tình hữu nghị giữa phái đoàn Việt Nam
- ·Hiệu quả từ Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”
- ·Xây dựng “Chi bộ bốn tốt”
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Giáp Tết, người lao động vẫn muốn tăng ca để có thêm thu nhập