【kq lanus】Người dân cần chủ động kê khai đăng ký sản xuất
(CMO) Đăng ký kê khai khi sản xuất, kinh doanh; mua bán phải có hoá đơn chứng từ, tất cả những việc làm này nhằm đảm bảo các điều kiện theo quy định, để tránh xảy ra tình trạng bị thiên tai, dịch bệnh không được hỗ trợ thiệt hại như trước đây. Mặc dù UBND tỉnh liên tục chỉ đạo và nhắc nhở, nhưng nay đã gần hết tháng 4, việc kê khai sản xuất mùa vụ năm 2017 chỉ mới đạt khoảng 70%.
Năm 2016, hạn mặn kéo dài do tác động của El Nino khiến diện tích nuôi thuỷ sản của tỉnh bị thiệt hại trên 158.000 ha, với hơn 125.000 hộ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do thói quen sản xuất tự phát không kê khai đăng ký nên hầu hết hộ dân không đủ điều kiện để nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do thiên tai theo quy định. Lẽ ra, nếu thói quen ấy thay đổi sớm hơn thì người dân đã được hỗ trợ trên 100 tỷ đồng để có nguồn vốn tái sản xuất.
Hiệu quả chưa cao
Không chỉ dừng lại ở đó, theo quy định tại Khoản 1, Ðiều 4, Thông tư 05 của Bộ Tài chính, tỉnh đã thống nhất chủ trương, nếu không đăng ký kê khai sản xuất ban đầu, nhưng hộ nào có hoá đơn, chứng từ mua giống, mua thức ăn... nhằm chứng minh đã có sản xuất, vẫn nhận được tiền hỗ trợ. Tuy nhiên, chủ trương này cũng không giúp nông dân gỡ được nút thắt khi qua rà soát không có hộ nào có hoá đơn, chứng từ.
Nhiều nông dân chưa mặn mà với việc kê khai đăng ký sản xuất. |
Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm trị giá hàng trăm tỷ đồng ấy chưa thể thức tỉnh hết toàn bộ người dân khi đã qua nhiều tháng triển khai việc kê khai đăng ký sản xuất vẫn chưa hoàn thành.
Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình Lý Minh Vững cho biết, đã rất nhiều lần huyện tiến hành họp dân, đi đến từng hộ tuyên truyền vận động nhưng họ không chịu kê khai. Vì thế, hiện nay tỷ lệ người dân đăng ký còn rất thấp. Huyện đã nhiều lần chỉ đạo các xã xuống từng ấp, từng địa bàn dân cư nếu họ không kê khai thì lập biên bản kết thúc đợt thống kê chứ không để tình trạng này kéo dài.
Qua tìm hiểu được biết, một số hộ dân còn tâm lý chủ quan, như trường hợp ông Nguyễn Văn Điểm, ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình. Theo ông Điểm, "chuyện thiên tai là rất hy hữu và vài chục năm mới diễn ra một lần nên tôi chưa thiết tha lắm với việc đăng ký, kê khai".
Có thể thấy, nhận thức chủ quan ấy là một trong những nguyên nhân khiến nông dân chịu thiệt thòi như đã qua. Bên cạnh đó, còn một bộ phận người dân có diện tích đất sản xuất nhỏ nên họ không quan tâm nhiều đến chuyện thiên tai, dịch bệnh.
“Gia đình chỉ có hơn 3 công đất nuôi tôm, chủ yếu sống bằng nghề làm thuê nên có thiệt hại cũng không lớn và nếu được hỗ trợ cũng chẳng bao nhiêu nên không kê khai”, ông Nguyễn Văn Quyển, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, cho hay.
Nhiều hộ dân còn cho biết, lý do không kê khai sản xuất là sợ sẽ bị mất trộm hay nhiều hộ làm theo khiến giá thành sản phẩm sụt giảm. Có hộ lại ở quá xa, điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn nên bỏ qua các cuộc họp kê khai đăng ký… Tất cả những vấn đề trên là nguyên nhân khiến tỷ lệ kê khai trong sản xuất của người dân trong toàn tỉnh chưa cao.
Tăng cường tuyên truyền, vận động
Liên quan đến việc kê khai đăng ký sản xuất hiện nay, ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, thời gian qua, UBND tỉnh cũng như ngành nông nghiệp luôn tập trung chỉ đạo kỳ quyết về vấn đề kê khai đăng ký sản xuất ban đầu. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao, chỉ khoảng 70%. Sở sẽ tiếp tục chỉ đạo các chi cục phụ trách các huyện tăng cường kiểm tra quyết liệt vấn đề này.
Gần 158.000 ha sản xuất bị thiệt hại vào đợt hạn mặn vừa qua nhưng không có người dân nào được hỗ trợ do không đủ điều kiện theo quy định. |
Mới đây trong buổi họp thường kỳ tháng 3 của UBND tỉnh (ngày 5/4), Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành phố cũng như sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện thật nghiêm, thật chặt chẽ việc tuyên truyền, vận động cũng như hướng dẫn người dân đăng ký sản xuất đầu vụ. Đồng thời, vận động người dân trong quá trình mua con, cây giống sản xuất phải lấy và lưu giữ hoá đơn chứng từ.
Ngoài ra, để việc vận động người dân kê khai đăng ký sản xuất đạt kết quả cao hơn, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo các địa phương phải tiến hành họp dân, công bố rộng rãi và có biên bản cuộc họp để có đủ cơ sở pháp lý theo quy định nhằm tiến hành hỗ trợ người dân khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra một cách chính xác nhất.
Việc kê khai, đăng ký trong sản xuất cũng như mua bán phải có hoá đơn, chứng từ là một việc làm không bao giờ thừa trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày một khó lường như hiện nay. Tất cả những việc làm này chung quy lại cũng chỉ vì một mục tiêu là bảo vệ sản xuất, đảm bảo quyền lợi cho người dân./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·'Tác động vào núi rừng càng nhiều, con người gánh hậu quả sạt lở càng lớn'
- ·Biển số định danh chính thức có hiệu lực, người mua bán xe lưu ý gì?
- ·Chủ tịch Quảng Ngãi bật mí cách thăng hạng chuyển đổi số cao nhất nước
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Chủ tịch Quốc hội: Hợp tác Việt Nam và Bỉ đạt được kết quả đáng tự hào
- ·Lệnh từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến công vang dội của Phi đội Quyết Thắng
- ·Bộ trưởng GD
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Bộ trưởng GD
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Cựu Phó GĐ Công an Hà Nội: ‘Cần xem xét những giọt nước mắt của Hoàng Văn Hưng’
- ·Tai nạn giao thông trên cao tốc Đà Nẵng
- ·Khởi tố tài xế vượt ẩu gây tai nạn thảm khốc khiến 3 thành viên CLB HAGL tử nạn
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Giám đốc công an Đồng Nai: Không để hình thành tội phạm theo kiểu 'xã hội đen'
- ·Vụ Phó Bí thư tự tháo dỡ nhà: Xã tổ chức đấu giá không đảm bảo trình tự, thủ tục
- ·Bộ trưởng Tô Lâm mong Hải Dương thực hiện hiệu quả Đề án Ứng dụng dữ liệu dân cư
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·CAHN chính thức thông tin vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi ở Long Biên