会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang giai tbn】Chứng khoán tuần: Nâng trụ, hi vọng mong manh!

【bang xep hang giai tbn】Chứng khoán tuần: Nâng trụ, hi vọng mong manh

时间:2025-01-10 19:43:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:176次

CK

Nâng trụ là diễn biến đáng chú ý nhất trong nỗ lực giữ thị trường trong vùng biến động trung tính nếu nhìn theo xu hướng ngắn hạn. VN-Index có một ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng là quanh mốc 1150 điểm. Đây là ngưỡng đã hai lần nâng đỡ chỉ số kể từ sau Tết nguyên đán. Phía trên,ứngkhoántuầnNângtrụhivọbang xep hang giai tbn chỉ số bị chặn lại tại quanh mốc 1.200 điểm. Nói cách khác, chừng nào thị trường còn loanh quanh trong khu vực 1150-1200 điểm thì còn hi vọng cho một nhịp tăng trưởng nữa.

Tuần qua thị trường không đón nhận tin gì quá xấu, trừ một số thông tin mới liên quan đến nguy cơ dịch bệnh trở lại. Tuy nhiên đây có lẽ không phải là thông tin đủ sức nặng để đẩy thị trường giảm, vì trong những bối cảnh còn nguy ngập hơn, dịch bệnh cũng không khiến nhà đầu tư lo lắng.

Một thông tin ít được chú ý là cơn sốt đất nền khắp cả nước đã làm nổi lên lo ngại về việc kiểm soát tín dụng chảy vào bất động sản, cũng như hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 xuống mức thấp, khoảng 8%. Tuy không có văn bản chính thức nào về việc hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng việc phân bổ tăng trưởng tín dụng thấp cho các ngân hàng hàm ý “ngầm” quyết định giảm tốc độ cung tiền cũng khiến thị trường lo lắng hơn. Năm ngoái tăng trưởng tín dụng tới trên 12% nhưng GDP chỉ tăng trưởng 2,91%. Điều đó có nghĩa là lượng tiền đã không đi vào sản xuất kinh doanh mà chảy vào các thị trường tài sản. Sốt đất, sốt chứng khoán là một hệ quả không khó hình dung.

Tăng trưởng tín dụng qúy 1/2021 chỉ ước khoảng 1,7% và mức tăng trưởng tín dụng tuy khác nhau ở các ngân hàng nhưng đều khá thấp. Vì vậy mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 8% cũng là điều hợp lý. Dĩ nhiên mục tiêu vẫn có thể thay đổi và hạn mức tăng trưởng tín dụng có thể được điều chỉnh trong các tháng tới tùy tình hình. Tuy vậy chỉ riêng mức tăng trưởng kém quý 1 cũng đã khiến thị trường phản ứng với nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Cần nhấn mạnh rằng với kỳ vọng kiểm soát dịch bệnh tốt, năm 2021 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được trông đợi sẽ bùng nổ. Do đó các cổ phiếu ngân hàng đã có nhịp tăng giá sớm. Kể từ sau Tết Nguyên đán (thị trường mở cửa trở lại ngày 17/2) đến đỉnh tháng 3, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá rất mạnh. Đơn cử ACB tăng 18,9%, SHB tăng 25,8%, BID tăng 10,3%, CTG tăng 16,1%, TCB tăng 16,7%, MBB tăng 18%, VPB tăng 19,1%, HDB tăng 14,1%, LPB tăng 12,2%, VIB tăng 27,8%...

vni

Phiên cuối tuần qua VN-Index đã rơi xuống dưới ngưỡng 1150 điểm nhưng VIC tăng giá mạnh đã kéo lên thành công.

Gần như tất cả các cổ phiếu ngân hàng đều đạt đỉnh vào cuối trung tuần tháng 3. Sau khi có thông tin tăng trưởng tín dụng thấp, Ngân hàng nhà nước chọn kịch bản tăng trưởng thấp cả năm chỉ 8% và nhất là cơn sốt bất động sản bị chỉ trích dữ dội, nhóm cổ phiếu này bắt đầu điều chỉnh. Trong khi đó các cổ phiếu vốn hóa rất lớn khác như VNM, VHM, VIC, SAB, GAS, HPG, MSN lại không tăng được, dẫn đến VN-Index thất bại tại mốc 1.200 điểm và rơi thẳng xuống 1150 điểm.

Tuần qua thiếu chút nữa đã là một tuần thê thảm của thị trường, nếu như không có diễn biến bất ngờ trong 3 ngày cuối tuần của VIC. Cổ phiếu này đột ngột tăng liên tiếp 5,54% chỉ trong 3 phiên này, đặc biệt là phiên cuối tuần, đã kịp thời chặn đứng nguy cơ thủng ngưỡng hỗ trợ của chỉ số. Hành động nâng trụ kịp thời đã điều tiết được tâm lý chung. Thậm chí cả tuần VIC đỡ cho VN-Index tới 3,5 điểm trong khi chỉ số để mất 31,84 điểm.

Mặc dù có hiện tượng nâng trụ, nhưng điều này chỉ đem lại hi vọng mong manh, vì nhà đầu tư vẫn thua lỗ đáng kể. Thống kê với nhóm VN100 (bao gồm VN30 và VNMidcap) thì có tới 87/100 cổ phiếu giảm giá tuần qua, chỉ 11 mã tăng giá (7 mã tăng hơn 1%). Nhóm VNSmallcap khá hơn, có 32 mã tăng giá nhưng cũng tới 137 mã giảm giá. Nói đơn giản, việc nhà đầu tư có lãi trong tuần qua xác suất rất thấp.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 26/3

Giá đóng cửa ngày 19/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 26/3

Giá đóng cửa ngày 19/3

Mức tăng (%)

RIC

16.85

20.95

-19.57

FLC

11.05

8.02

37.78

FIT

9.9

11.7

-15.38

CLW

27.4

21

30.48

IJC

27.85

32.75

-14.96

KMR

3.68

3.02

21.85

SHI

13.6

15.9

-14.47

DC4

15.2

12.5

21.6

NHA

42.3

49

-13.67

TCM

100

84.3

18.62

MCG

3.01

3.45

-12.75

HAP

17.9

15.2

17.76

PLP

10.2

11.65

-12.45

HCD

4.17

3.55

17.46

GTN

21.95

24.7

-11.13

SAV

37.8

32.55

16.13

POM

15.8

17.7

-10.73

HAS

11.25

9.7

15.98

CCL

13.6

15.2

-10.53

CVT

52

45

15.56

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 26/3

Giá đóng cửa ngày 19/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 26/3

Giá đóng cửa ngày 19/3

Mức tăng (%)

KTS

17.1

20.9

-18.18

ITQ

6.2

4.1

51.22

SDC

8.4

9.8

-14.29

VC9

8.3

5.6

48.21

NHA

42.3

49

-13.67

NGC

5.7

4

42.5

BNA

39.1

45

-13.11

DC2

16.8

12.9

30.23

TDT

13.5

15.4

-12.34

DL1

15.9

13

22.31

PCT

7.2

8.2

-12.2

KVC

3.3

2.7

22.22

UNI

13.2

15

-12

FID

3.3

2.7

22.22

VSA

22

25

-12

DST

4.5

3.7

21.62

DTD

38.7

43.9

-11.85

VNT

80.1

66.1

21.18

L61

7.5

8.5

-11.76

KLF

3.7

3.1

19.35

Chỉ còn vài phiên giao dịch nữa là thị trường sẽ bước vào mùa kết quả kinh doanh quý 1/2021 và đây có thể là hi vọng cho nhà đầu tư. Một số kết quả kinh doanh ước tính được công bố trước đại hội cổ đông có tín hiệu tốt.

Tuy vậy nhiều cổ phiếu đã sớm phản ánh con số lợi nhuận này, mà tiêu biểu là nhóm ngân hàng, dầu khí, tăng rất mạnh vừa qua. Kết quả kinh doanh có lẽ chỉ giúp giá phục hồi lại mà thôi. Điều này sẽ khiến thị trường mất đi một động lực tăng trưởng quan trọng. Việc VN-Index được nâng đỡ ngay trước thời điểm có kết quả kinh doanh là điều dễ thấy, nhưng để tăng trưởng cao hơn – ví dụ vượt 1200 điểm – thì câu chuyện lại là các nhóm cổ phiếu lớn có đủ sức tăng hay không. Ngưỡng 1200 điểm vẫn cứ là ngưỡng chặn khó chịu.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

15.3.2021

15,920.5

646.3

1,096.3

16.3.2021

16,188.3

512.5

937.8

17.3.2021

16,539.6

754.9

1,917.7

18.3.2021

16,174.8

497.0

925.9

19.3.2021

16,840.1

599.5

2,001.1

22.3.2021

15,612.0

454.4

970.9

23.3.2021

16,628.1

591.0

956.8

24.3.2021

17,387.2

554.1

927.7

25.3.2021

14,996.8

681.4

1,238.6

26.3.2021

17,596.0

758.3

1,143.3

Trọng Nghĩa

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
  • Ngành Tài chính thực hiện chuyển  đổi số mạnh mẽ
  • Quảng Trị: Bắt gần 1 tấn gà nhập lậu từ Lào về Việt Nam
  • Không khí lạnh gia tăng về tần suất, miền Bắc mưa ẩm nhiều trong tháng 12
  • Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
  • TPHCM siết chặt quản lý dịch vụ thẩm mỹ
  • Tăng tiềm lực dự trữ quốc gia lĩnh vực an ninh, đáp ứng yêu cầu cấp bách
  • Quy định mới về mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường
推荐内容
  • Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
  • Hoạt động Buôn lậu thuốc lá: Vẫn thách thức lực lượng chức năng
  • Hàng thật, hàng giả: Bằng cảm quan, cơ quan chuyên môn cũng "bó tay"
  • Cựu Tổng thống Hàn Quốc xúc động dự sự kiện kết nối Việt
  • Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
  • Nâng cao nghiệp vụ kiểm soát hàng giả