【nhận định sông lam nghệ an】Lấy người dân làm trung tâm
(CMO) Xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là khâu đột phá, yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, thu hút các nhà đầu tư…, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã chủ động rà soát, đơn giản hoá TTHC, thực hiện công khai, minh bạch và đầy đủ. Năm 2020, tổng số TTHC đang thực hiện tại các cấp là 1.969 thủ tục; có trên 900 TTHC liên quan đến doanh nghiệp, trong đó có 678 TTHC đã được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết từ 20-83%.
Đến Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh để thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc tại cơ sở Minh Phú, chị Lê Diễm My, ấp Bàu Kè, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, nhanh chóng hoàn thành công việc. Theo chị My, thủ tục được giải quyết ngay, thái độ của nhân viên tại trung tâm niềm nở và rất đúng hẹn. Chị chỉ đến 2 lần là hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đã được giải quyết xong.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện TTHC, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1000/QĐ-UBND ngày 5/6/2020; Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 16/6/2020; Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 10/7/2020 giao cho Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đối với 52 thủ tục trong các lĩnh vực: đất đai, môi trường, đăng ký bảo đảm, xây dựng, đăng ký kinh doanh của huyện Cái Nước, Thới Bình và TP Cà Mau. Theo đó, người dân có thể lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ đối với các thủ tục nêu trên tại bộ phận một cửa của huyện hoặc tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh. Đến nay, Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh đã tiếp nhận và xử lý 1.348 hồ sơ (trong đó, có 95 hồ sơ thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh, 1.253 hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai). Đồng thời quyết định phê quyệt quy trình nội bộ, quy trình liên thông đối với 50 TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của 9 đơn vị.
Theo Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau Hồ Chí Linh, năm 2020 mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với kết quả giải quyết TTHC đạt trên 99%; 9/9 huyện, thành phố đã hoàn thành việc đưa TTHC lĩnh vực quân sự về thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã; 8/9 huyện, thành phố hoàn thành việc đưa TTHC lĩnh vực bảo hiểm xã hội và công an về thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.
“Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ” được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng khi đến với Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh. |
Nếu như trước đây thực hiện công tác cải cách hành chính lấy sự phục vụ của cán bộ Nhà nước kết hợp với người dân làm trọng tâm thì nay sẽ tập trung mục tiêu phân luồng, đánh giá cụ thể, chính xác mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của người dân để hướng tới chọn người dân làm trọng tâm xây dựng các giải pháp áp dụng CNTT trong giải quyết TTHC. Nếu người nông dân có trình độ dân trí thấp sẽ được hướng dẫn ứng dụng CNTT ở mức độ 1, 2 và tiến dần lên mức độ 3. “Thời gian tới, trung tâm phối hợp với các địa phương sẽ cho các đối tượng là trưởng ấp, khóm đến trung tâm để trải nghiệm và thực hiện các TTHC. Qua đó họ sẽ là những tuyên truyền viên tích cực hướng dẫn người dân một cách sát thực, trung thực nhất để tạo sức lan toả trong việc ứng dụng CNTT trong thực hiện TTHC”, ông Hồ Chí Linh cho biết.
Năm 2020 ghi nhận được sự vươn lên mạnh mẽ của việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC. Theo đó, Cổng dịch vụ công quốc gia đã được khai trương và chính thức vận hành vào tháng 1/2020. Đến nay, cổng này đã ghi nhận hơn 2.700 thủ tục và các dịch vụ công được ứng dụng trên cổng dịch vụ công. Đồng thời đấu nối trên 338 TTHC về cổng dịch vụ công quốc gia, cùng với đó hàng trăm TTHC đã tiến hành kiểm nghiệm thử để có thể tiến hành vận hành khi Văn phòng Chính phủ cho phép. Song song đó, tỉnh Cà Mau sẽ tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu về TTHC và các dữ liệu này sẽ được xác thực sử dụng lâu dài, vừa tiện ích vừa giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC.
Bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị thực hiện chương trình hành động tổng thể CCHC từ tỉnh đến từng địa phương, đơn vị, năm 2019 chỉ số năng lực cạnh tranh của Cà Mau xếp hạng 45 (tăng 4 bậc so với năm 2018); Chỉ số CCHC xếp hạng 49 (tăng 3 bậc so với năm 2018); chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp xếp hạng 3 (tăng 5 bậc so với năm 2018)./.
Thanh Phương
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Tạm giữ hình sự đối tượng đâm chết bạn nhậu
- ·Người dân cứu 2 người mắc kẹt trong cabin xe tải bẹp dúm
- ·Ngăn chặn nhóm đối tượng mang theo hung khí giải quyết mâu thuẫn
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Ra quân xử lý vi phạm về trật tự trên Quốc lộ 13
- ·Công an phường An Phú, TP.Thuận An: Quyết tâm dẹp quán cà phê hoạt động trá hình
- ·Cơ sở xem xét giảm nhẹ hình phạt
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Gã xe ôm giở trò với khách nữ, lãnh án tù
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Người dân tự nguyện đóng góp vật chất, công sức để duy trì các mô hình tự quản
- ·Cảnh sát đường thủy bắt ghe hút cát trộm đêm khuya
- ·Ngành tư pháp góp phần tích cực trong việc hoàn thiện thể chế của tỉnh Bình Dương
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Tiếp tục tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện
- ·TP.Thủ Dầu Một: Ra quân xử lý hàng loạt cơ sở kinh doanh gắn bảng quảng cáo đánh bạc
- ·Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Công an tỉnh: Nhanh chóng làm rõ các vụ án được dư luận quan tâm