会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trực tiếp bóng đá hôm nay châu á】Dưới chân bia Tổ quốc ghi công!

【trực tiếp bóng đá hôm nay châu á】Dưới chân bia Tổ quốc ghi công

时间:2025-01-15 07:50:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:166次

Báo Cà Mau(CMO) Trong chiến tranh, những mất mát, hy sinh là điều không thể tránh khỏi. Và để thống nhất đất nước, lập lại hoà bình, biết bao nhiêu người đã ngã xuống, xương máu của ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương.

Tri ân, tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh để giành lấy và giữ vững nền độc lập, bảo vệ Tổ quốc, trên khắp đất nước, các đền, đài tưởng niệm, bia Tổ quốc ghi công… đã được xây dựng. Đó là những công trình mang tính nhân văn, không chỉ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn giáo dục truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc.

Đoàn viên thanh niên xã Thanh Tùng dâng hương tại Bia Tổ quốc ghi công nhân dịp lễ 30/4.

Riêng tại tỉnh Cà Mau, các ngành, các cấp trong tỉnh quan tâm xây dựng đài tưởng niệm, bia Tổ quốc ghi công… ở những nơi trang trọng, nơi ghi dấu chiến tích lịch sử… và tôn tạo, giữ gìn. Bởi đây là những công trình mang ý nghĩa sâu sắc, ghi lại dấu ấn lịch sử, khắc ghi truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Qua đó, thế hệ trẻ hôm nay và mai sau được hiểu rõ hơn những giá trị văn hoá, lịch sử cũng như những truyền thống tốt đẹp của ông cha để tiếp bước xây dựng và phát triển đất nước.

Từ nhiều năm nay, cứ vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, ông Nguyễn Thành Công (hiện ngụ xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) lại tìm về thắp hương, vọng tưởng tại Bia Tổ quốc ghi công ở xã Thanh Tùng (huyện Đầm Dơi). Điều đó không chỉ thể hiện tấm lòng của người con quê hương đối với các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng đấu tranh để thế hệ hôm nay có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mà còn bởi trên tấm bia ghi công ấy có tên người cha ruột của ông: Liệt sĩ Nguyễn Văn Các - một chiến sĩ cách mạng kiên trung, thà hy sinh chớ không chịu khuất phục trước kẻ thù.

Ông Nguyễn Văn Các nguyên là Bí thư Chi bộ kênh Ông Đơn (ấp Phú Quý, xã Thanh Tùng). Năm 1963, trong lúc đang họp chi bộ tại địa phương, ông Các bị địch bắt (do có chỉ điểm) và bị đưa ra Cà Mau biệt giam để khai thác. Tuy nhiên, không moi được thông tin, địch đã thủ tiêu ông. Từ đó, gia đình ông đã chọn ngày ông bị bắt để làm ngày cúng cơm cho ông.

Sau ngày đất nước thống nhất, gia đình ông Công luôn đau đáu tìm kiếm hài cốt cha, nhưng vô vọng! Mãi đến năm 2003, được sự giúp đỡ của ông Ba Trọng (nhà ngoại cảm ở tỉnh Sóc Trăng), hài cốt ông Các đã được tìm thấy nơi mé kênh trong khu nghĩa địa Triều Châu (TP Cà Mau).

Ông Công bùi ngùi: “Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, người dân kênh Ông Đơn đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành truyền thống, lan toả trong mỗi gia đình. Đàn ông, thanh niên thì trực tiếp tham gia kháng chiến, còn đàn bà, phụ nữ thì ở nhà quán xuyến gia đình và tham gia công tác hậu cần, giao liên… Kênh Ông Đơn từng là căn cứ cách mạng của khu Tây Nam Bộ. Sau mấy mươi năm phiêu linh, cha tôi cũng đã trở về xứ sở, được mồ yên mả đẹp, trong khi còn biết bao người đã hy sinh vẫn chưa tìm được hài cốt”.

Theo mách bảo của ông Công, chúng tôi tìm đến nhà ông Đoàn Thanh Liêm, một gia đình có truyền thống cách mạng ở kênh Ông Đơn. Cha ông Liêm là ông Đoàn Công Hiệu, nguyên là Chi uỷ viên xã Mười Tiền (thời đó bao gồm nhiều xã: Thanh Tùng, Tam Giang, Tân Ân…). Năm 1957, ông Hiệu bị địch bắt và lưu đày 3 năm khổ sai ở nhà tù Phú Lợi, tỉnh Sông Bé (nay chia tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước). Nối gót cha, ông Liêm bắt đầu tham gia cách mạng, hoạt động ở địa bàn Chợ Thủ (thuộc xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển ngày nay). Bản thân ông Liêm từng bị địch bắt giam cầm, tra tấn dã man nhiều ngày liền, nhưng không khai thác được thông tin, địch thả ông về trong bộ dạng tiều tuỵ. Vợ ông là cựu chiến binh, từng là chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn U Minh 2.

“Chiến tranh chấm dứt, hoà bình lập lại, người dân kênh Ông Đơn tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của ông cha, đoàn kết giúp đỡ nhau lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Thế nên, dù hậu quả từ những trận đòi roi tra tấn của địch khiến tôi bây giờ đi đứng khó khăn vì đôi chân yếu ớt, còn vợ tôi cũng bệnh hoạn triền miên vì vết thương chiến tranh hành hạ, song, vợ chồng tôi luôn thấy tự hào vì mình đã đóng góp một phần công sức để giành lấy tự do, bình yên cho con cháu hôm nay”, ông Liêm tâm tình.

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng những chiến công hào hùng của dân tộc thì không bao giờ phai nhạt trong lòng mỗi người dân Việt. Đứng dưới chân các tượng đài tưởng niệm, bia Tổ quốc ghi công…, thế hệ trẻ hôm nay không chỉ tưởng nhớ công lao, những hy sinh của ông cha và các bậc tiền hiền đã có công giữ nước, mà còn cảm thấy tự hào và nuôi dưỡng ý chí tự lực tự cường, kiên trung bất khuất, quyết tâm noi gương các thế hệ đi trước, không ngừng phát huy tinh thần dân tộc để xây dựng đất nước phồn vinh./.

 

Mã Phi

 

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
  • Công an huyện Phước Long: Tạm giữ đối tượng gây ra nhiều vụ trộm cắp tài sản
  • Thăm, tặng quà cho trẻ em nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6
  • Quyết tâm vượt khó, hoàn thành chỉ tiêu năm 2024
  • Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
  • Triển khai công tác kinh tế tập thể, hợp tác xã 6 tháng cuối năm 2023
  • Tăng cường phối hợp trong lĩnh vực khoa giáo
  • Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm chay
推荐内容
  • Vang mãi bản hùng ca Phước Long
  • Đại biểu Trần Thị Hoa Ry
  • Áp thấp nhiệt đới đầu tiên năm 2023 chính thức đi vào Biển Đông
  • Tư cách Độc lập
  • 1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
  • Vietnamese NA supports Laos’s chairmanship of ASEAN, AIPA: Official