【kq aston villa】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 10/6/2016
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàkq aston villao những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, kể từ cuối năm 2013, Đá Tư Nghĩa được Trung Quốc tập trung bồi đắp, xây dựng phi pháp cùng với 6 bãi đá khác ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, do bãi nhỏ lại gần đảo Việt Nam đang chốt giữ (Tư Nghĩa cách Sinh Tồn Đông 4 hải lý, tương đương 7,4km) nên việc bồi đắp, mở rộng đảo và xây dựng công trình trên bãi đá chỉ ở tốc độ bình thường.
Trung Quốc đang tăng cường xây dựng, bồi đắp trái phép trên Đá Tư Nghĩa bất chấp tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng. Ảnh Thanh Niên
Mặc dù vậy, đến đầu tháng 5/2015, khi việc xây dựng ở các bãi mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép (Chữ Thập, Châu Viên, Xu Bi, Vành Khăn, Gạc Ma, Ga Ven) đã cơ bản hoàn tất, các loại tàu thuyền công trình, xe cẩu và công nhân ào ạt chuyển hướng sang Tư Nghĩa, tập trung xây dựng nhà xưởng, công trình.
Sau một thời gian, theo ghi nhận vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2016, Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng tòa nhà trung tâm (Sở chỉ huy) ở phía Bắc bãi đá Tư Nghĩa và đang tập trung xây cất hệ thống ra đa tầm xa, thu phát sóng - thông tin liên lạc và công trình phụ trợ ở phía Nam. Các hình ảnh chụp được cho thấy tòa nhà trung tâm đã hoàn tất với hệ thống pháo chống hạm, pháo phòng không đang được lắp đặt.
Giữa đảo, công nhân đang tập trung thi công công trình ngầm và mọi hoạt động xây dựng đều được che chắn bằng bức tường chắn quanh đảo cao 2m, cùng hệ thống vỏ container vừa bảo vệ vừa làm nơi ăn ở - sinh hoạt cho công nhân, công binh xây dựng… Hàng chục cột điện gió được lắp đặt để cung cấp điện cho toàn bãi đá. Ngay sát bãi Tư Nghĩa là nhiều thuyền đánh cá nhỏ của ngư dân Trung Quốc đang hoạt động trái phép.
Đá Tư Nghĩa (tên cũ là Huy Gơ) thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm ngày 28/2/1988. Ảnh Thanh Niên
Được biết các loại tàu thuyền của Trung Quốc tập trung quanh bãi Tư Nghĩa, bao gồm: tàu vận tải chở vật liệu xây dựng, máy móc trang thiết bị; tàu cá bọc sắt và tàu cá giả dạng, ngăn cản tàu thuyền không phải của Trung Quốc tiếp cận bãi Tư Nghĩa. Đáng chú ý, tàu vận tải biển xuyên đại dương Hai Kang - Trung Quốc cũng tham gia chuyên chở vật liệu, trang thiết bị máy móc để bồi đắp, xây dựng trên bãi Tư Nghĩa.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cuối tuần trước phát biểu tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore, kêu gọi lực lượng hải quân châu Âu có sự hiện diện "thường xuyên và rõ ràng" tại khu vực, để duy trì luật biển và tự do hàng hải. "Nếu chúng ta muốn kiềm chế nguy cơ xung đột, chúng ta phải bảo vệ các nguyên tắc và tự mình làm việc đó", ông nói.
Theo Foreign Policy, mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Pháp không nhắc rõ ràng tới Trung Quốc, bình luận của ông dễ được hiểu là lời chỉ trích Bắc Kinh, nước đang quyết liệt theo đuổi yêu sách chủ quyền phi lý tại Biển Đông với việc nạo vét ồ ạt và xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo. "Nếu luật biển không được tôn trọng tại các vùng biển gần Trung Quốc, thì sau này nó sẽ bị đe dọa ở Bắc Cực, ở Địa Trung Hải, hay ở nơi khác", ông Le Drian nói tại Đối thoại Shangri-La.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu về tình hình Biển Đông hiện nay tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ảnh Reuters
Lập trường của Pháp đánh dấu nỗ lực quốc tế mới nhất nhằm kìm hãm chiến thuật cứng rắn của Trung Quốc tại Biển Đông. Bình luận của Pháp cho thấy các quốc gia Âu đang vận động một phản ứng cứng rắn hơn trước các động thái quyết liệt của Trung Quốc. Ông Le Drian nói rằng đối với Pháp và châu Âu, việc này không chỉ là để bảo vệ lợi ích kinh tế và thương mại trong khu vực, mà còn để giữ gìn trật tự quốc tế và pháp trị.
Ông Le Drian cho biết ông sẽ sớm cung cấp thêm chi tiết về đề nghị của mình cho việc tuần tra thường xuyên của lực lượng hải quân châu Âu. Bàn về vấn đề này, bà Mira Rapp-Hooper, một thành viên cao cấp tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nhận xét việc EU tham gia nhiều hơn ở Biển Đông là điều mà Mỹ đã hy vọng từ lâu. "Thời gian Pháp đưa ra lời kêu gọi cũng cho thấy Liên minh châu Âu (EU) đang ra mặt ủng hộ phán quyết của tòa trong vài tuần tới", bà nói.
Cận cảnh siêu tên lửa hành trình BrahMos Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam(VietQ.vn) - Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos mà Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam là một trong những loại tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm nhất thế giới.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Những bước chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo
- ·SeABank và AEON Financial Service ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, chuyển nhượng PTF
- ·Vietcombank chính thức khởi động dự án cải tiến hệ thống CLOS với nhà thầu Fidelity National Interna
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·SeABank lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh là Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu
- ·Làm cách nào để biến kịch bản thành video Tiktok trên Capcut online?
- ·SeABank bán vốn góp tại PTF cho Aeon
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Na Lạng Sơn
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Kê khai sai thuế, Phân bón Bình Điền bị phạt và truy thu gần 2,7 tỷ đồng
- ·Phát triển thành công nhựa sinh học từ bùn thải
- ·Tận dụng sức mạnh AI, tạo CV ấn tượng cùng JobsGO
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững
- ·Đề xuất xây dựng một Nghị định về đổi mới sáng tạo
- ·Meey Group đạt chứng nhận Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO/IEC 27001
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Đình chỉ giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng (lần 2) đối với 49 doanh nghiệp