【ajax đấu với vitesse】Trăn trở Đất Mũi
(CMO) Với nhiều người dân Đất Mũi, sau bão số 5 năm 1997, biển đã lấy đi của họ nhiều thứ quý giá nhất, nhưng cũng chính biển đã và đang nuôi sống họ hằng ngày.
Anh Tuấn buồn bã: “Cả tháng nay rầu gần chết. Mưa gió quá vợ tui không cho đi xa, đi gần thì có tôm cá gì đâu. Đem lưới vô toàn cá nhỏ, mấy đứa nhỏ ngồi gỡ thấy tội nghiệp. Mấy ngày biển động, không đi lưới được tui đi phụ hồ, chớ ở nhà thì đói”.
Ký ức Linda
20 năm qua, anh Nguyễn Anh Tuấn (ấp Kinh Đào, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) vẫn chưa quên nỗi kinh hoàng về cơn bão số 5 năm 1997 (bão Linda). Anh Tuấn kể: “Trước đó vào bờ được cả ghe tôm nên nghe báo có bão thì đâu có tin. Thời đó tụi tui đi biển chưa có la bàn hay định vị như bây giờ, tới chừng gặp bão rồi quăng neo, tính cho bão qua mới vào bờ, nhưng nước cứ tràn vào làm chìm ghe. Mấy anh em bám phao trôi trên biển từ 8 giờ tối đến 9 giờ sáng hôm sau, tỉnh dậy thì đã vô Xẻo Dà. Dù hãi hùng nhưng qua bão chừng 1 tháng vẫn phải đi biển lại, chứ không làm biển lấy gì sống”.
Trở về sau cơn bão số 5, anh Nguyễn Anh Tuấn vẫn bám biển mưu sinh. |
May mắn như anh Tuấn không mấy người. Anh Tại Trường Giang đã ở lại biển khơi khi vừa tròn 20 tuổi. Chòi đáy của anh và 4 bạn chòi gần đó bị gãy sập xuống biển. Nhìn tấm ảnh con trên bàn thờ, bà Trần Thị Mỹ Dung (65 tuổi, ấp Kinh Đào, xã Đất Mũi) đưa bàn tay nhăn nheo vén lấy vạt áo chùi nước mắt: “Mới đây mà 20 năm rồi. Mùng 3 tháng 10 âm lịch là ngày cúng cơm nó. Tội nghiệp, hồi đó đi biển về được bao nhiêu là đưa hết cho mẹ để nuôi mấy chị em trong nhà. Thường nó chỉ chừa lại mấy chục ngàn dẫn chị em đi coi gánh hát”.
Ông Quách Thanh Chiến (Bí thư Chi bộ ấp Lạch Vàm) kể lại, năm xảy ra bão số 5, ông đang là Xã đội trưởng xã Đất Mũi. Khi hay tin bão đến, nơi nào xa thì ông chạy xuồng máy, gần ông chạy xe đạp đi từng ấp thông báo cho bà con tránh bão.
“Tình hình lúc đó căng lắm, đi thông báo bà con không tin. Bão gần tới, chúng tôi vô UBND xã kê bàn ghế chồng lên nhau để bà con chạy vô trú. Trú hơn nửa ngày trời mới dám ra ngoài, nhà cửa không còn gì hết. Lúc đó đa số nhà cửa tạm bợ, một luồng lốc đi qua là bay mái nhà rồi. Theo ước tính, toàn xã có hơn 80% nhà bị tốc mái và sập do bão”.
Gánh nặng chuyện an cư
Vàm Xoáy mấy hôm nay trời mưa rả rích. Con lộ bê-tông gần Đồn Biên phòng Rạch Tàu sụp nát, rong rêu bám đầy, không có đứa con nít nào dám ló mặt ra ngoài.
Đang gỡ đống lưới để chiều đi chuyến biển nữa, anh Liêu Quốc Lập (ấp Kinh Đào Đông, xã Đất Mũi) chua chát: “Từ khi về đây là tui dời nhà 3 “xác” rồi đó, còn mấy ông cố cựu ở đây dời có khi 5-6 “xác”. Năm nay không còn đất đâu mà dời. Sống lang bạt ở bãi bồi thì bị giải toả, còn vô bờ rồi làm nghề gì mà sống, làm nghề biển cạn ngày kiếm cũng được tám chục, một trăm. Phải ráng làm cho con đi học chứ để lớn lên nó cũng đi biển như cha nó thì khổ lắm”.
Ông Huỳnh Văn Tuấn là người tiên phong thực hiện mô hình ngọt hoá trên đất mặn, mỗi tháng thu nhập gần 10 triệu đồng. |
Cũng là dân lang bạt, từ huyện Trần Văn Thời về Đất Mũi, ông Hai Tuấn (Huỳnh Văn Tuấn, ấp Cồn Mũi) may mắn hơn khi được nhận 4,5 ha đất để trồng rừng, nuôi tôm dưới tán rừng. Lúc mới về định cư trên phần đất do Hạt Kiểm lâm Đất Mũi quản lý cũng thiếu trước hụt sau, nhưng so với những người di cư ven biển thì ông “sướng” hơn nhiều. Với hai bàn tay trắng, ông Tuấn bắt đất mặn nở ra trái ngọt.
Từ mảnh đất 2.000 m2, ông trồng thanh long, rau má, diếp cá, mỗi ngày cho thu nhập hơn 300.000 đồng. Nhà tường mới cất sáng trưng cả ấp Cồn Mũi. Còn mấy tháng nữa là con trai ông Hai Tuấn tốt nghiệp thạc sĩ ngành thuỷ sản. Có lẽ cả xã chỉ mình ông được làm “tía thạc sĩ”.
Cuộc sống khó khăn nên phần lớn học sinh ở Đất Mũi chỉ học hết lớp 7, lớp 8. |
Ông Tuấn cười: “Chọn đất ở như con gái chọn chồng, được thì nhờ, không đặng thì khổ cả đời. Hồi đó về đây tui cũng khổ như dân ngoài bãi bồi, cũng sống nhờ rừng, nhờ biển. Được giao khoán đất rừng để bảo vệ, có miếng đất cất nhà, ráng làm ăn nên mới đỡ khổ đó chớ. Ông bà ta nói, an cư mới lạc nghiệp, có nhà cửa, đất đai đàng hoàng mới yên tâm làm ăn, chứ rày đây mai đó, biết bao giờ mới hết khổ. Ở trong này tụi tui may mắn hơn họ nhiều. Con nít ngoài đó được học tới lớp 7, lớp 8 là mừng rồi”.
Như ám chỉ những phận người còn lang bạt ở Vàm Xoáy, ông Tuấn thở dài: “Sống giữa rừng, biển nhưng khá giả được mấy người. Hồi trước mình khổ rồi thì ráng cho con ăn học để sau này nó có về quê hương cũng giúp bà con mình bớt khổ”.
Chị Cao Hằng Ni (ấp Kinh Đào Đông, xã Đất Mũi) chắt mót từng con tôm, con cá trong mùa biển động. |
Toàn ấp Cồn Mũi có 176 hộ thì có 18 con em đã tốt nghiệp đại học, 14 người đang theo học đại học, cao đẳng. Nhờ vậy mà ấp này là ấp đạt chuẩn văn hoá đầu tiên và duy nhất trong xã Đất Mũi.
Làm nghề biển cạn, đối mặt là biển, sau lưng là rừng nhưng họ lam lũ quanh năm vẫn chưa giàu. Mấy hôm nay mưa nhiều và biển động, họ lại ám ảnh với cơn cuồng phong của tự nhiên 20 năm trước đã cướp đi của họ rất nhiều thứ. Nghèo, thất học không cho phép họ nhìn xa trông rộng về vùng đất được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc”./.
Trịnh Thảo
Ông Lê Thanh Phùng, Bí thư Đảng uỷ xã Đất Mũi, bộc bạch: “Hiện xã gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tái định cư, nhất là những hộ đang sống ven biển và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thuộc diện phải di dời. Phần lớn bà con có đất ở nhưng không có đất sản xuất, sinh sống chủ yếu dựa vào đánh bắt sản vật từ rừng và biển. Hộ nghèo tại địa phương đã nhiều, dân nghèo từ nơi khác kéo đến ngày một đông nên tài nguyên rừng và biển càng thêm cạn kiệt. Riêng những khu vực bị sạt lở nghiêm trọng đang đe doạ trực tiếp đến đời sống của họ. Trung bình mỗi năm sạt lở từ 40-50 m vào đất liền. Để đảm bảo sau di dời người dân không quay lại chỗ cũ thì phải đảm bảo sinh kế cho họ. Và làm thế nào để được như vậy là bài toán vô cùng khó”. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- ·'Sư giả' Nguyễn Minh Phúc kháng cáo
- ·Chèn link quảng cáo thu tiền trái phép, một phó chánh văn phòng UBND tỉnh bị bắt
- ·Nhận tiền để bỏ qua lỗi, chủ trung tâm đăng kiểm ở Bắc Ninh lĩnh 8 năm tù
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Xúc phạm uy tín trung tâm Anh ngữ trên mạng xã hội, người phụ nữ bị xử phạt
- ·Cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Trần Kỳ Hình: Bản án lương tâm sẽ theo đến suốt đời
- ·Chuyển tiền đầu tư dầu khí qua mạng, một phụ nữ ở Phú Yên bị lừa 2,7 tỷ đồng
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa phát thông báo nhận đơn của người mua trái phiếu
- ·PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ
- ·Bắt nguyên Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hòa Bình
- ·Cách tính lệ phí trước bạ ô tô được thực hiện thế nào?
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Bị từ chối tình cảm, gã đàn ông đâm chết người phụ nữ ở Đắk Lắk
- ·Xét xử cô đồng bổ cau 'đúng nhận, sai cãi' ở Hải Dương
- ·Bắt quả tang điểm sang chiết gas trái phép, thu giữ 10 tấn khí và 2 xe bồn
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa phát thông báo nhận đơn của người mua trái phiếu