【ti so ti le】Đổi mới sáng tạo trong hoạt động phát triển tài sản trí tuệ địa phương
(CMO) Đó là chủ đề hội thảo vừa được UBND tỉnh tổ chức sáng nay 23/12, là hoạt động khởi đầu chuỗi hoạt động Ngày hội Cua Cà Mau - Lần thứ I năm 2022. Tham dự có ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dự và có bài phát biểu chào mừng.
Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử khẳng định, việc đổi mới sáng tạo trong hoạt động phát triển tài sản trí tuệ địa phương đã trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững và là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế. |
Cà Mau có nhiều sản phẩm đặc sản được người tiêu dùng biết đến như: tôm khô Rạch Gốc, tôm sú, cua, cá khô bổi và mật ong U Minh, mắm lóc Thới Bình, bồn bồn Cái Nước, cá khoai Cái Đôi Vàm, chuối khô Trần Hợi, cá chình - cá bống tượng Tân Thành...
Xác định rõ vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ nói chung, công tác bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản nói riêng, những năm qua, với sự hỗ trợ của Cục Sở hữu trí tuệ, Cà Mau có nhiều hoạt động hiệu quả để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về sở hữu trí tuệ; xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, đề án để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và phát triển các hàng hóa đặc sản, đặc thù, đặc biệt là các sản phẩm nông sản để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và quảng bá hình ảnh của địa phương.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 12 sản phẩm được bảo hộ với hình thức nhãn hiệu tập thể; 12 sản phẩm được bảo hộ với hình thức nhãn hiệu chứng nhận; 2 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; hiện đang triển khai thêm các dự án xây dựng các sản phẩm khác.
Thông qua việc triển khai các dự án bảo hộ, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, TP Cà Mau đã tiến hành xây dựng được 26 hệ thống hồ sơ quản lý (quy chế quản lý và sử dụng, quy chế cấp và thu hồi quyền sử dụng, ...) các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu; thành lập 12 ban quản lý của 12 nhãn hiệu tập thể, chỉ định đơn vị làm chủ sở hữu 12 nhãn hiệu chứng nhận.
Sở Khoa học và Công nghệ được UBND tỉnh giao làm chủ sở hữu 2 chỉ dẫn địa lý tôm Cà Mau và cua Cà Mau. Các ban quản lý các nhãn hiệu tập thể, chủ sở hữu các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận cũng đã cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cho 190 cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm được bảo hộ, đảm bảo các điều kiện theo các quy chế, quy định quản lý.
Đối với các nhãn hiệu hàng hoá thông thường mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đăng ký, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 1.331 đơn nộp Cục Sở hữu trí tuệ để bảo hộ nhãn hiệu và có 933 nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ, đây cũng là số lượng tương đối khá so với bình quân chung khu vực.
Cà Mau có nhiều sản phẩm đặc sản được người tiêu dùng biết đến như: tôm khô Rạch Gốc, tôm sú, cua, cá khô bổi và mật ong U Minh, mắm lóc Thới Bình, bồn bồn Cái Nước, cá khoai Cái Đôi Vàm... |
Tuy vậy, tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động: Một số ngành, huyện và doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức cho hoạt động xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chưa có sự đầu tư thỏa đáng để tạo ra những sản phẩm đặc sản, đặc thù mang tính đột phá và đầu tư kinh phí để xây dựng, hỗ trợ cho những sản phẩm này. Việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát, xác nhận chất lượng để đảm bảo duy trì chất lượng, uy tín và danh tiếng vốn có của sản phẩm chưa được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm thực hiện. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức còn chưa đồng bộ. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân còn lúng túng, chưa hiểu và nắm chắc quy trình, thủ tục xác lập quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; nguồn nhân lực làm công tác về sở hữu trí tuệ của tỉnh còn yếu, chưa có nhiều chuyên gia được đào tạo chuyên sâu; các Ban quản lý nhãn hiệu tập thể, chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý không được cấp kinh phí để hoạt động hàng năm,...
Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử khẳng định: “Thời gian qua, việc đổi mới sáng tạo trong hoạt động phát triển tài sản trí tuệ địa phương đã trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững và là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế. Việc xây dựng, phát triển và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa với người kinh doanh, nâng tầm giá trị sản phẩm, giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn và sử dụng các sản phẩm chất lượng; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút chuyển giao công nghệ và đầu tư nước ngoài”.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh, hội thảo nhằm cung cấp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong công tác quản lý, phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản, đặc thù tại một số địa phương; đặc biệt là lắng nghe các nhà lãnh đạo, các chuyên gia, các đại biểu tham dự đề xuất giải pháp trong thời gian tới.
Thời gian qua, hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã được tỉnh đầu tư, phát triển. Ảnh: Mô hình hệ thống lọc nước thải tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn phường Tân Thành, TP Cà Mau. |
Ghi nhận từ hội thảo này, nhiều giải pháp phát triển tài sản trí tuệ đã được gợi mở như các cấp, các ngành trong tỉnh cần phải tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ; hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, thủ tục đăng ký bảo hộ, chính sách hỗ trợ phát triển và thành tựu của hoạt động sở hữu trí tuệ.
Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động tư vấn, hướng dẫn về sở hữu trí tuệ cho các tập thể, cá nhân, ưu tiên hỗ trợ cho các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra các tài sản trí tuệ được bảo hộ và có tính ứng dụng cao trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy đăng ký tài sản trí tuệ trong và ngoài nước. Triển khai vận hành có hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh, tích hợp và liên kết chuỗi các sản phẩm đặc sản; hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo đầy đủ các điều kiện để lên sàn giao dịch online…
Phú Hữu
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·5 phút tối nay 5
- ·Đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc
- ·Khi nào hợp đồng mua bán bắt buộc phải công chứng?
- ·Xác định lại giá loạt căn hộ liên quan sai phạm Công ty nhà Đà Nẵng
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Ngân hàng Nhà nước có động thái mới, tỷ giá USD lập tức quay đầu giảm
- ·Đấu giá đất Hà Đông: Giá cao nhất 262 triệu đồng/m2, gấp hơn 8 lần khởi điểm
- ·Trung Quốc mua cau giá rẻ làm kẹo, đưa ngược sang chợ Việt bán 3,3 triệu/kg
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Tiếp tục tăng giá, vàng miếng lên 89 triệu, vàng nhẫn vượt 87 triệu đồng/lượng
- ·Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- ·Cửa hàng phát số, người dân xếp hàng chờ mua vàng
- ·Thêm gói thầu gần 2.900 tỷ sắp khởi động ở sân bay Long Thành
- ·Thái Bình: Không để khó khăn, vướng mắc cản trở đến tiến độ các dự án trọng điểm
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·Đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc
- ·M&A Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức
- ·'Túi mù' tung hoành chợ mạng, giới trẻ phát cuồng, chi chục triệu đồng săn mua
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·'Điểm danh' những con đường đẹp nhất Đà Nẵng