【lich thi đấu bóng đá anh】Đẩy mạnh cải cách, tái cơ cấu thị trường trái phiếu Chính phủ
Theo bà Trần Minh Hằng-Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Việt Nam, điều này đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP), đòi hỏi phải tiếp tục cải cách và phát triển mạnh mẽ hơn.
Năm 2011 thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, thị trường TPCP có đảm bảo được kế hoạch đề ra, tạo nguồn vốn bù đắp bội chi NSNN và bổ sung vốn cho đầu tư phát triển không, thưa bà?
Năm 2011, kết quả huy động vốn thông qua phát hành TPCP đạt khoảng 70.000 tỷ đồng, bằng 87% kế hoạch được Bộ Tài chính giao. Tuy nhiên, theo đánh giá của Kho bạc Nhà nước (KBNN), trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tài chính- tiền tệ nói riêng rất khó khăn thì đây là kết quả tương đối khả quan. Mặt khác, thị trường TPCP năm vừa qua có nhiều dấu hiệu rất tích cực.
Đó là, lãi suất trúng thầu TPCP đã phản ánh sát với tình hình thị trường, có xu hướng giảm dần, từ mức cao nhất là 13,3%/năm với kỳ hạn 3 năm đã giảm xuống quanh mức 12,1%/năm khi lạm phát bắt đầu hạ nhiệt; lãi suất TPCP trên thị trường sơ cấp luôn thấp hơn lãi suất trên thị trường thứ cấp và có tác động định hướng nhất định đối với thị trường thứ cấp. Ngoài ra, TPCP đã được tập trung phát hành theo phương thức “lô lớn” và bổ sung vào các lô nhỏ đã phát hành nhằm tạo ra các mã trái phiếu có khối lượng đủ lớn làm tăng tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Trong số 96 đợt đấu thầu TPCP năm 2011, KBNN chỉ phát hành vào 18 mã trái phiếu với giá trị niêm yết từ 3.000 đến 5.000 tỷ đồng/mã. Bên cạnh đó, đã xuất hiện sự quay trở lại của các quỹ và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường TPCP. Điều đó thể hiện các thành viên đã nhận thức được vai trò quan trọng của TPCP trong danh mục đầu tư của đơn vị.
Đặc biệt, cuối năm 2011, KBNN đã phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức thí điểm một đợt hoán đổi TPCP kỳ hạn còn lại 2 năm với mục tiêu giảm mã trái phiếu, tăng khối lượng niêm yết của các mã trái phiếu đang lưu hành, tăng thanh khoản cho thị trường. Tuy khối lượng trái phiếu được hoán đổi không lớn (355 tỷ đồng) nhưng là bước khởi đầu thuận lợi cho việc tái cơ cấu thị trường TPCP trong tương lai.
Trong Thông điệp đầu năm mới 2012 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra rằng thị trường trái phiếu trong nước còn sơ khai. Vậy theo bà, thị trường TPCP còn có tồn tại, hạn chế gì cần vượt qua để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới?
Trước hết, phải nhìn nhận những nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc phát triển thị trường TPCP thời gian qua. Bộ Tài chính rất chú trọng đến việc hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển thị trường TPCP theo hướng hiện đại, minh bạch, áp dụng dần các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, gần đây Bộ Tài chính ban hành Thông tư 150/TT-BTC ngày 15-11-2011 hướng dẫn hoán đổi TPCP.
Đây là một nghiệp vụ mới lần đầu tiên được đưa vào triển khai thực hiện, nhằm cơ cấu lại hàng hóa, tăng tính thanh khoản cho thị trường TPCP. Công tác tổ chức phát hành cũng thường xuyên được cải tiến, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, thị trường TPCP ngày càng sôi động, thanh khoản hơn và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều việc chưa làm được ảnh hưởng đến tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường như chúng ta chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường, kỳ hạn trái phiếu không đa dạng (chủ yếu tập trung vào loại kỳ hạn 3 năm và 5 năm), chưa có trái phiếu “chuẩn”, đặc biệt là chưa hình thành đường cong lãi suất chuẩn.
Hình thức phát hành chủ yếu tập trung vào đấu thầu qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (chiếm 88% tổng doanh số phát hành). Một vấn đề quan trọng là chúng ta vẫn thiếu một lộ trình phát triển trung và dài hạn cho thị trường trái phiếu nhằm tạo định hướng phát triển rõ ràng cho các cơ quan quản lý, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư...
Với những tồn tại đó, để phát triển thị trường TPCP trong trung và dài hạn ở bối cảnh nền kinh tế vĩ mô trong thời gian trước mắt còn hết sức khó khăn. Tôi cho rằng, để phát triển thị trường TPCP chuyên nghiệp, hiệu quả không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cơ quan quản lý Nhà nước mà còn cần đến sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư trên thị trường.
Tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra quyết định tái cơ cấu nền kinh tế với 3 lĩnh vực quan trọng nhất: Tái cấu trúc đầu tư; cơ cấu lại thị trường tài chính; tái cấu trúc DN Nhà nước. Trong lĩnh vực phát triển TPCP thời gian tới sẽ có những đột phá gì góp phần thực hiện định hướng chung của Chính phủ, thưa bà?
Tôi cho rằng, việc phát triển thị trường trái phiếu hiệu quả ở quy mô hợp lý sẽ giúp tạo ra cấu trúc thị trường tài chính bền vững. Sự hoạt động lành mạnh, hiệu quả của thị trường này sẽ giúp phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế cho đầu tư phát triển, tạo “sức đề kháng” tốt cho nền kinh tế chống chọi với nguy cơ khủng hoảng tài chính từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế.
Mặt khác, việc phát triển thị trường trái phiếu lành mạnh còn góp phần tạo ra công cụ điều hành rất hiệu quả cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô. Thực tế cho thấy, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều đã và đang sử dụng các biện pháp can thiệp thị trường thông qua việc mua, bán, hoán đổi TPCP để bơm tiền, hút tiền, điều chỉnh lãi suất trong nền kinh tế theo các mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ hết sức linh hoạt và hiệu quả.
Kiểm tra tính hợp lệ của trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành tham gia đấu thầu Ảnh: Phạm Hậu - TTXVN |
Để tận dụng được cơ hội, đồng thời phát huy vai trò quan trọng đối với công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, thời gian tới sẽ chú trọng phát triển thị trường TPCP vào một số định hướng cơ bản, đó là tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường; đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu; xây dựng đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường; phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường.
KBNN sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các quy trình từ khâu phát hành, đăng ký, lưu ký và niêm yết, giao dịch trái phiếu để giảm tối đa thời gian từ khi trái phiếu được phát hành đến khi được giao dịch, nhằm tạo thuận lợi cho trái phiếu nhanh chóng được giao dịch trên thị trường thứ cấp sau khi phát hành, đặc biệt đưa tín phiếu vào giao dịch thứ cấp tại thị trường trái phiếu chuyên biệt.
Đẩy mạnh các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi trái phiếu để tăng tính thanh khoản và cơ cấu lại nợ theo hướng hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện được các định hướng này, vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định là phải có lộ trình phát triển thị trường trái phiếu trong trung - dài hạn để các nhà đầu tư thấy rõ các bước đi và thống nhất với cơ quan quản lý thực hiện có hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
T.Hằng(thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·‘Đảo thiên đường’ mạnh tay với những du khách gây rối và thích làm lố
- ·Nhà hàng đóng cửa sau 56 năm, bà chủ không muốn con kế thừa vì một lý do
- ·Tiết lộ nội dung trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Chuyện của những dòng sông: Sông Hồng của những bản hùng ca
- ·Hăm dọa khách không mua quà lưu niệm, hướng dẫn viên du lịch nhận kết đắng
- ·Khách Tây đạp xe từ Quảng Bình đến Huế, thử đặc sản trứ danh, khen ngon hơn phở
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Pháp vừa "hạ nhiệt", biểu tình tiếp tục bùng phát ở Áo và Italy
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Nga, Triều Tiên thảo luận về chuyến thăm của ông Kim Jong
- ·Khách Nhật thử phở bò ở quán 54 năm, khen 'ngon nhất TPHCM'
- ·Huyện biên giới ở Cao Bằng phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Saigontourist Group hợp tác Vietnam Airlines xúc tiến du lịch Việt Nam
- ·Dư luận thế giới lạc quan về Thượng đỉnh Mỹ
- ·Ông Pompeo: Nhà lãnh đạo Kim Jong
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Chùa Vĩnh Nghiêm 700 năm tuổi ở Bắc Giang lưu giữ hơn 3.000 báu vật