【genoa – salernitana】Sốt xuất huyết có khả năng bùng phát thành dịch
(CMO) Hiện tình hình bệnh sốt xuất huyết tại huyện Trần Văn Thời có chiều hướng diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh tăng cao. Ngành y tế cùng chính quyền địa phương đang tập trung tuyên truyền và triển khai mọi biện pháp phòng chống, không để bệnh bùng phát thành dịch.
Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có 223 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 21 trường hợp cấp độ C, tập trung nhiều nhất tại thị trấn Sông Đốc và các xã: Phong Điền, Khánh Hưng, Trần Hợi, Khánh Bình Đông.
Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Võ Quốc Thống kiểm tra công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại một hộ dân ở thị trấn Sông Đốc. |
Chỉ tính riêng địa bàn thị trấn Sông Đốc, đến nay có trên 40 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước. Bệnh tập trung nhiều ở Khóm 6A, 6B, Khóm 4 và rải rác ở các khóm khác.
Bác sĩ Phan Phương Đông, Trưởng Phòng khám Đa khoa khu vực Sông Đốc, cho biết, Ban chăm sóc sức khoẻ Nhân dân và phòng, chống dịch bệnh thị trấn đã họp khẩn cấp triển khai các biện pháp phòng chống, không để bệnh bùng phát thành dịch. Trong đó, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách: tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh thông qua các cuộc họp nhóm, họp cụm dân cư; tổ chức tốt các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng chống muỗi đốt như thực hiện mô hình nuôi cá lia thia, cá bảy màu ở các khóm; vận động Nhân dân cọ rửa lu khạp, đậy kín các vật dụng chứa nước để không còn nơi muỗi sinh sản, dọn dẹp các vật dụng phế thải trong và xung quanh nhà; đối với trẻ nhỏ, phải cho trẻ ngủ mùng, mặc đồ dài vào ban đêm để hạn chế muỗi đốt. Đồng thời, xử lý kịp thời các ổ dịch nhỏ đúng theo quy định với mục tiêu: sớm, sạch, triệt để; tổ chức phun hoá chất diện rộng ở các khóm có số người mắc sốt xuất huyết nhiều…
Cùng với thị trấn Sông Đốc, hiện nay, các xã đang là tâm điểm của bệnh sốt xuất huyết đồng loạt tiến hành cách biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết gia tăng. Bác sĩ Lê Hữu Đại, Trưởng Trạm Y tế xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, cho biết, trên địa bàn xã, bệnh tập trung nhiều ở một số ấp, gồm: Thị Kẹo, Rẫy Mới, Vàm Sáng… Trạm Y tế nhanh chóng báo cáo và làm tham mưu UBND xã chỉ đạo các ngành, đoàn thể cùng tuyên truyền cho người dân nắm được tình hình bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra hết sức phức tạp, giúp người dân nâng cao ý thức phòng chống bệnh tốt hơn.
Về phía huyện, Ban Chăm sóc sức khoẻ Nhân dân tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh; phối hợp cùng Trung tâm Y tế huyện, trạm y tế các xã triển khai phun hoá chất trên diện rộng tại các nơi xảy ra bệnh. Thường xuyên theo dõi, kiểm soát, không để bệnh lây lan trên diện rộng và bùng phát thành dịch. Tổ chức lễ phát động “Chiến dịch diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng năm 2017”. Thành lập đoàn công tác kiểm tra tình hình dịch bệnh nói chung và bệnh sốt xuất huyết nói riêng tại một số xã, thị trấn nhằm phát hiện và có biện pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trước mắt và trong thời gian tới.
Nhận định về nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết tăng cao trong những tháng đầu năm 2017 và lưu ý bà con Nhân dân một số biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại gia đình, Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Minh Thuẩn, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời, cảnh báo, hằng năm, bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa, khoảng tháng 4, tháng 5 trở đi. Nhưng những năm gần đây, bệnh sốt xuất huyết hầu như xảy ra quanh năm, do thời gian qua, thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn kéo dài nên người dân sử dụng các vật dụng chứa nước dự trữ khá phổ biến, cộng thêm mưa trái mùa liên tục xảy ra là điều kiện thuận lợi cho lăng quăng sinh sản. Nhằm hạn chế bệnh sốt xuất huyết xảy ra cho bản thân, người thân trong gia đình, người dân cần lưu ý: diệt lăng quăng bằng cách thả cá bảy màu, cá lia thia, dọn dẹp môi trường xung quanh, không để ao tù, nước đọng sản sinh ra lăng quăng, muỗi. Không có muỗi sẽ không có bệnh sốt xuất huyết.
Ngoài sự vào cuộc của ngành y tế, chính quyền địa phương, cần có sự chung tay vì chính bản thân và gia đình mình của bà con Nhân dân. Hơn ai hết người dân cần tự giác nâng cao ý thức phòng, chống bệnh bằng cách thực hiện đúng theo những khuyến cáo của ngành y tế.
Kiều Oanh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Nữ tài xế đi nhậu cùng bạn trai trước khi gây tai nạn 2 người chết ở Vũng Tàu
- ·Cây cổ thụ ở Cung Văn hóa thể thao thanh niên Hải Phòng bật gốc, đè bẹp ô tô
- ·Nữ nhân viên vệ sinh trả lại gần 1,4 tỷ cho hành khách Nhật để quên ở sân bay
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Gỡ vướng đường cứu hộ, cứu nạn ở Thừa Thiên Huế sau hơn 1 thập kỷ triển khai
- ·Gỡ vướng đường cứu hộ, cứu nạn ở Thừa Thiên Huế sau hơn 1 thập kỷ triển khai
- ·Quay cảnh phóng nhanh trên quốc lộ rồi đăng Facebook, tài xế xe khách bị xử phạt
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường chỉ đạo 'nóng' vụ bãi rác Mộc Châu có kim tiêm
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·15 năm thực hiện Chỉ thị số 38, tỷ lệ người tham gia BHYT tăng gần gấp 7 lần
- ·Đề xuất tặng biểu trưng Khuê Văn Các đúc đồng dịp 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- ·Cận cảnh tổ hợp tên lửa Strela
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Cài đặt, đăng nhập app lạ chỉnh thông tin căn cước, một người suýt mất 500 triệu
- ·Thủ đoạn dùng AI dẫn dụ 'chat nhạy cảm' rồi tống tiền, người độc thân cảnh giác
- ·Vụ cháy thương tâm ở Đà Lạt làm 3 trẻ tử vong: Mẹ quên tắt bếp gas khi ra ngoài
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Vụ bỏ quên học sinh trên ô tô: Để 'mất bò mới lo làm chuồng' là điều đáng tiếc