【ket qua bong da dem nay】Chống biến đổi khí hậu sẽ giúp Đông Nam Á tạo ra 12.500 tỷ USD
Theo Deloitte, nếu các nước Đông Nam Á bắt đầu áp dụng các hành động để kiểm soát biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ sẽ có tiềm năng tạo ra giá trị kinh tế 12.500 tỷ USD trong 50 năm tới, ngược lại có thể gây nên tổn thất 28.000 tỷ USD.
Giám đốc điều hành Deloitte Philip Yuen nhấn mạnh các nước Đông Nam Á cần phải khẩn trương hành động để ngăn chặn những hủy hoại không thể xoay chuyển do biến đổi khí hậu trong 10 năm tới.
Mặc dù các nền kinh tế Đông Nam Á đã đưa ra cam kết mạnh mẽ đối với vấn đề này, nhưng do môi trường địa lý và kinh tế đặc thù của các nước, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia vẫn đang ở trong những giai đoạn khác nhau. Muốn thay đổi quỹ đạo này, Đông Nam Á cần phải nắm chắc cơ hội, áp dụng các chương trình hành động khí hậu, chuyển từ chú trọng vào chi phí trước đây sang tập trung vào tăng trưởng và thành tựu kinh tế.
Theo nghiên cứu khoa học, nếu các nước không hành động, đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ có thể tăng từ 3 độ C trở lên. Mực nước biển tăng, sản lượng lương thực giảm, cơ sở hạ tầng bị hủy hoại và các thách thức khác sẽ khiến cho môi trường sinh tồn và làm việc của nhân loại càng trở nên khó khăn hơn.
Báo cáo cũng so sánh thiệt hại do động đất gây nên với tác động của biến đổi khí hậu. Nếu các nước Đông Nam Á không hành động để kiểm soát biến đổi khí hậu, thiệt hại kinh tế sẽ tương đương với việc xảy ra một trận động đất nghiêm trọng theo chu kỳ chín tháng/lần từ nay đến năm 2070.
Ngược lại, nếu chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng thực hiện những hành động quyết liệt trong 10 năm tới, điều này sẽ giúp hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 1,5 độ C vào năm 2050, giảm tối đa tác động của biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới.
Báo cáo đã đề xuất bốn giai đoạn phát triển quan trọng về cách thức ứng phó biến đổi khí hậu của Đông Nam Á trong 50 năm tới.
Đầu tiên, từ nay đến năm 2030, chính phủ và doanh nghiệp các nước cần phải đưa ra quyết sách quan trọng, ban hành và mở rộng sách lược môi trường của mình, bắt đầu khử carbon.
Trong giai đoạn 2030 - 2040, Đông Nam Á và các nước trên thế giới phải hoàn thành các dự án lớn và bắt tay hợp tác, thay đổi phương thức sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Giai đoạn 2040-2050 sẽ là bước ngoặc then chốt, toàn cầu phải nỗ lực tránh nhiệt độ tăng quá 3 độ C.
Sau năm 2050, các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ chuyển đổi triệt để, trở thành các nền kinh tế không phát thải, đồng thời tiếp tục phát triển./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Khai trương Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Thủ Đức
- ·Bộ trưởng Công an: Có sự liên kết tội phạm ma túy với tội phạm khủng bố
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Thanh tra nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, đột phá về xử lý tham nhũng
- ·Bình Thuận ưu tiên phát triển 3 trụ cột kinh tế gắn với ứng dụng công nghệ cao
- ·Xây dựng phương án lập 87 trạm thu phí xe vào nội đô TP Hà Nội từ 2025
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Nhiều vụ tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng trước đây là vùng cấm được xử lý
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh Bà Rịa
- ·Infographics: Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid
- ·Nhiều hoạt động phòng cháy, chữa cháy
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 22/5
- ·LBBank V.League 1
- ·TPHCM chưa có kế hoạch tiêm vắc xin Covid
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Đường sắt Cát Linh