【keongacai】Thiếu nguồn tài chính xanh, rào cản lớn để chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái
Tại Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2023 do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức vào ngày 16/11,ếunguồntàichínhxanhràocảnlớnđểchuyểnđổisangkhucôngnghiệpsinhthákeongacai ông Vũ Quang Hùng, Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghiệp cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, cho biết từ năm 2015, Khu công nghiệp Hòa Khánh (TP. Đà Nẵng) là một trong 3 khu công nghiệp đầu tiên trên cả nước tiên phong tham gia dự án“Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam”.
Đến năm 2019, khu công nghiệp này tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu" và đạt được nhiều kết quả.
Tiêu biểu trong số đó là hoạt động hỗ trợ đánh giá RECP cho 29 doanh nghiệp; đề xuất 334 giải pháp sản xuất sạch hơn; trong đó 228 giải pháp đã được thực hiện từ năm 2016 - 2020. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc áp dụng các giải pháp ước tính giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hơn 14 tỷ đồng/năm; giảm gần 50.000 m3 nước thải và trên 5.000 tấn CO2/năm.
Xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái vẫn là một chặng đường dài, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý và đặc biệt là sự tham gia, chủ động hơn nữa của các doanh nghiệp. Ảnh: L.T |
Cùng với khu công nghiệp Hòa Khánh, trong thời gian qua, một số khu công nghiệp đã phát triển theo hướng bền vững và thí điểm chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp thông minh, gắn với hoạt động sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên thông qua hoạt động cộng sinh công nghiệp, kinh tếtuần hoàn.
Một số điển hình về phát triển khu công nghiệp bền vững, thông minh như khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, khu công nghiệp Nam Cầu Kiền tại Hải Phòng. Việc thí điểm chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái cũng đang diễn ra tại Khu công nghiệp Khánh Phú, Khu công nghiệp Gián Khẩu ở Ninh Bình và Khu công nghiệp Trà Nóc 1&2 tại Cần Thơ.
Tuy nhiên, tại Diễn đàn, nhiều ý kiến cho biết quá trình này cũng đang đối mặt với không ít khó khăn. Nổi lên là nguồn vốn rất hạn chế, chính sách tài chínhxanh chưa thực sự đi vào cuộc sống. Còn thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hình thành liên kết cộng sinh công nghiệp. Nhận thức về phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn chưa đầy đủ, một số địa phương chưa quyết liệt vào cuộc…
Ông Lương Trọng Nguyên, Phó trưởng ban quản lý khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) cho biết từ tháng 2/2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã giao cho ban khu kinh tế Dung Quất xây dựng quy hoạch 1/2000, định hướng theo quy hoạch là phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh, bền vững, mang tính chuyên biệt cho Khu kinh tế Dung Quất.
Trong khu kinh tế Dung Quất có 6 khu công nghiệp gồm 3 khu truyền thống và 3 khu mới. Ban quản lý thống nhất chuyển đổi dần khu công nghiệp hiện hữu theo hướng xanh, đối với khu công nghiệp mới phát triển theo hướng khu công nghiệp sinh thái.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi đòi hỏi phải thay đổi công nghệ, thay đổi nhân lực, quy trình sản xuất thậm chí là chuyên sâu nên rất tốt kém.
Cùng quan điểm, theo ông Vũ Quang Hùng, nguồn vốn hỗ trợ đổi mới công nghệ rất hạn chế, thủ tục còn phức tạp, chưa thực sự tạo động lực để doanh nghiệp thay đổi công nghệ sản xuất.
Trong khi đó, nhiều quỹ tài chính xanh như Quỹ Ủy thác tín dụng xanh, Quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Bảo vệ môi trường… đã tạm ngưng các khoản vay hỗ trợ đổi mới công nghệ hoặc thắt chặt các chính sách, đối tượng cho vay.
Theo ông Hùng, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang từng bước phục hồi, tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng dự báo vẫn sẽ ảnh hưởng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong những năm tới, việc thiếu các nguồn tài chính xanh sẽ là rào cản cho các doanh nghiệp muốn đổi mới dây chuyền sản xuất.
“Phát triển kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Tuy nhiên, xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái vẫn là một chặng đường dài, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý và đặc biệt là sự tham gia, chủ động hơn nữa của các doanh nghiệp”, ông Hùng nói.
Tại Diễn đàn, bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả, đặc biệt đối với các mô hình khu công nghiệp mới như khu công nghiệp sinh thái.
Trong đó, việc nghiên cứu, xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để bảo đảm tăng cường tính cạnh tranh quốc tế của các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các bộ, ngành và địa phương triển khai trong thời gian tới.
(责任编辑:La liga)
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Gala Hoa Lúa 2017: Tỏa sáng những tấm gương nghị lực
- ·Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa cho ngày 8/3
- ·Đã nghèo còn mang bệnh
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Ngành Lao động
- ·Người cao tuổi cùng sẻ chia, cho cuộc sống thêm đẹp
- ·Sự hỗ trợ nghĩa tình
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Xót cảnh người đàn ông bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
- ·Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- ·Kỷ lục thưởng tết đầu tiên: 466 triệu đồng
- ·Thị xã Long Mỹ: Tặng 60 bồn chứa nước cho công đoàn viên
- ·Cần 340 tỷ đồng khắc phục sạt lở kè đê biển Bạc Liêu
- ·Chủ tịch huyện ở TT
- ·Sạt lở, sụt lún đang đe dọa đồng bằng sông Cửu Long
- ·Phát hiện đất đô thị ở phường V có thông số Asen vượt 1,5 lần
- ·Trao nhiều phần quà tết
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Thành phố Vị Thanh: Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 84,51% tổng dân số