【ket qua hy lap】Trọn đời gắn bó với ngành cao su
Ký ức thời “đi dễ khó về”
Thực hiện hiệp định giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Liên Xô về hợp tác trồng,ọnđờigắnboacutevớket qua hy lap chế biến cao su thiên nhiên với quy mô 50.000 ha trong 5 năm (1980-1984), Bộ Nông nghiệp ra quyết định thành lập bộ khung lãnh đạo công ty gồm 12 người. Ông Trình Văn Sơn nhớ lại: Khoảng năm 1976, khi đang làm đề tài tốt nghiệp tại Trường đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang), tôi và 300 sinh viên khác được bộ điều động vào miền Nam làm công tác quy hoạch. Tôi được đưa về ngành cao su làm Tổ trưởng Tổ quy hoạch dự án hợp tác Việt - Xô. Năm 1977, đoàn chúng tôi bắt đầu đi khảo sát địa hình, đất đai vùng Phước Long. Vùng này lúc đó còn sơ khai, dân cư thưa thớt nhưng địa hình đẹp, đất đỏ bazan màu mỡ, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm. Tháng 8-1978, dự án khảo sát hoàn thiện, hiệp định giữa 2 chính phủ được ký kết. Sau đó, Bộ Nông nghiệp ra quyết định thành lập Công ty cao su Phú Riềng vào ngày 6-9-1978. Theo đó, Liên Xô hợp tác giúp đỡ Chính phủ Việt Nam 5 triệu rúp bằng máy móc, thiết bị, vật tư... Tháng 11-1978, đoàn cán bộ về ấp Bù Tố, xã Phước Tín, huyện Phước Long mượn trụ sở bỏ hoang của ngụy để lại sau chiến tranh ở tạm. Vùng đất này những năm sau giải phóng là nơi rừng thiêng, nước độc, còn sót lại nhiều bom mìn, chất độc hóa học, cơ sở hạ tầng yếu kém. Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, lại phải triển khai hiệp định quy mô lớn, yêu cầu nhiệm vụ phải khẩn trương nên cùng một lúc chúng tôi vừa phải hình thành tổ chức vừa triển khai sản xuất, bổ sung nguồn nhân lực và tập kết máy móc.
Giờ đã nghỉ hưu nhưng ký ức gắn bó với ngành cao su vẫn in đậm trong tâm trí ông Trình Văn Sơn
Ông Sơn cho biết: Công nhân tại chỗ là dân kinh tế mới chỉ tuyển được khoảng 500 người. Do yêu cầu và nhiệm vụ chiến lược đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ nên tháng 8-1980, Chính phủ và Bộ Quốc phòng đã thành lập Binh đoàn 23, có bổ sung một số đơn vị chuyển sang làm kinh tế vùng cao su Phú Riềng. Công ty cử người tiếp tục ra các tỉnh miền Bắc tuyển dụng, chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Bình... Lực lượng lao động được bổ sung dần và thực hiện theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau” nên chỉ sau 1 năm, công ty đã khai hoang được hàng chục ngàn héc ta và xây dựng vườn ươm phục vụ trồng mới.
Trong những năm tháng khó khăn, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, Đỗ Mười đã về Phú Riềng động viên tinh thần CBCNVC-NLĐ công ty. Thời điểm đó, các nông trường quốc doanh của ngành cao su đều mở rộng diện tích để thành lập công ty. Do yêu cầu phải hoàn thành dự án trong 5 năm nên Tổng cục Cao su đã chia công trình hợp tác cho 4 đơn vị đảm nhiệm. Theo đó, Công ty cao su Phú Riềng được phân công trồng mới 20.000 ha, Công ty cao su Dầu Tiếng trồng 20.000 ha, Công ty cao su Bình Long 6.000 ha và tháng 4-1981, tách 4.000 ha của Công ty cao su Phú Riềng thành lập Công ty cao su Đồng Phú.
“Ăn uống kham khổ, thiếu thốn đủ thứ, nhà cất lên chưa ấm hơi người sốt rét đã hoành hành. Bản thân chân ướt chân ráo đi đến vùng đất mà ai cũng đồn rằng “đi dễ khó về” cũng đã trải qua nhiều trận sốt rét “thập tử nhất sinh”. Tuy không có anh em họ hàng thân thích nhưng xung quanh tôi có những đồng nghiệp và người lao động cần cù, chịu khó đã tiếp thêm động lực cho tôi hoàn thành nhiệm vụ trong những ngày đầu khó khăn” - ông Sơn kể.
Kết quả từ sự đồng tâm hiệp lực
“Phá rừng, vạch đất trồng cây, cao su xanh ngọn tới đâu là đường sá, trường học, trạm y tế mọc lên tới đó để phục vụ đời sống công nhân và thực hiện nhiệm vụ phát triển công ty. Cán bộ một lúc phải làm đôi, ba việc, ban ngày cuốc bộ hàng chục cây số cùng xuống giống với công nhân, buổi tối về đứng lớp dạy chữ cho con em công nhân để họ yên tâm sinh sống trên vùng đất mới. Khó khăn cũng dần đẩy lùi, bằng ý chí và sự nỗ lực không ngừng của tập thể CBCNVC-NLĐ, chỉ từ năm 1982-1985, công ty trồng được 16.957 ha cao su, thành lập thêm 6 nông trường mới thuộc khu vực nam Tây Nguyên và dọc quốc lộ 14. Vài năm sau đó, chứng kiến những giọt “vàng trắng” đầu tiên chảy rần rần trong từng thớ gỗ, chúng tôi ôm nhau cười vang vì thành quả lao động đã được đền đáp, hứa hẹn tương lai tươi sáng phía trước” - ông Sơn bồi hồi nhớ lại.
38 năm gắn bó với cây cao su, ông Sơn đã chứng kiến biết bao thăng trầm của công ty. Với sự nỗ lực của bản thân, từ một cán bộ làm công tác quy hoạch, ông được bổ nhiệm làm Trưởng phòng quy hoạch và khai hoang, sau đó là Trưởng phòng nông nghiệp, rồi Phó tổng giám đốc đến khi nghỉ hưu năm 2014. Ở cương vị nào ông cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông nói: “Có thời điểm ngành cao su gặp khó khăn, công ty phải cắt giảm chi phí để tồn tại. Còn lúc giá cao, chúng tôi cũng được hưởng thụ những gì cao su mang lại cho mình. Vì thế tôi rất trân trọng và yêu quý quãng thời gian gắn bó với ngành cao su”.
Sau những năm đầu thành lập đầy gian khó, Cao su Phú Riềng đã thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, thực hiện mục tiêu “Công nhân giàu - công ty mạnh”. Từ năm 1998 đến nay là quãng thời gian công ty có bước phát triển vượt bậc. Qua năm tháng, phát huy truyền thống Phú Riềng Đỏ, tập thể CBCNVC-NLĐ công ty luôn đoàn kết, đồng tâm hiệp lực phấn đấu xây dựng công ty ngày càng ổn định và phát triển bền vững.
“Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng giờ đã trở thành doanh nghiệp lớn mạnh, một thương hiệu nổi tiếng của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam với tiềm lực cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật tăng gấp nhiều lần so với năm 1978 và cuộc sống của người lao động ngày một nâng cao với mức thu nhập bình quân cao nhất tập đoàn” - ông Sơn khẳng định.
Ngân Hà
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Chung kết Robotacon WRO: Giải thưởng lớn nhất là kiến thức, trải nghiệm sáng tạo
- ·Danh tướng nào có màn cướp dâu chấn động sử Việt?
- ·Hai bộ phim của học sinh Việt được chọn tranh tài quốc tế
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Nguyên nhân gần 2.800 bài thi vào lớp 10 Thái Bình bị sai điểm
- ·Chàng sinh viên 10X lập nên đế chế công nghệ
- ·Vị vua nào có nhiều hoàng hậu nhất sử Việt?
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Vị vua nào có 142 người con, xử tử cả bố vợ vì tội tham nhũng?
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·Điểm chuẩn Đại học An ninh nhân dân 2024, thấp nhất 16
- ·Nữ sinh lớp 11 ở Hải Dương bị bạn cùng lớp đánh
- ·Khám phá ngành đào tạo công nghệ may tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Nam sinh một tay 'vẽ' cờ Tổ quốc từ giấy chứng nhận hiến máu gây sốt mạng
- ·Học viện Chính trị Công an Nhân dân có điểm chuẩn cao nhất các trường công an
- ·Vượt nỗi đau mất mẹ, nữ sinh tốt nghiệp thủ khoa ĐH Ngoại thương điểm tuyệt đối
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Mối tình đầu của bạn vào năm lớp mấy?