【vđqg chile】Không buông lỏng, chủ quan trong phòng, chống dịch COVID
Quang cảnh cuộc họp
Sáng 8-4,ỏngchủquantrongphogravengchốngdịvđqg chile Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo.
Mỗi người dân cần tự bảo vệ mình
Thay mặt Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi lời cảm ơn Bộ Công an, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, các địa phương, cơ quan, tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội… đã hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tích cực tham gia hiến máu tình nguyện, khắc phục tình trạng thiếu máu điều trị trong mùa dịch. Thời gian tới, các tổ chức, đoàn thể cần tiếp tục kêu gọi các lực lượng, nhất là thanh niên tham gia hiến máu, không để tình trạng thiếu máu trong điều trị, cứu người.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 8-4, Việt Nam có 251 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 126 người đã được chữa trị khỏi (16 người được chữa trị khỏi hoàn toàn giai đoạn 1; 110 người được chữa khỏi ở giai đoạn 2).
Phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban điều trị nhấn mạnh tình hình điều trị COVID-19 tại Việt Nam đang được thực hiện tốt. Điều đáng mừng là hàng ngày, số lượng bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 ít hơn số người được chữa khỏi, số được chữa khỏi đã chiếm hơn 50% số ca bệnh. Các bệnh nhân đều được điều trị theo phác đồ nền của Bộ Y tế và các phác đồ thử nghiệm từ kinh nghiêm của các nước trên thế giới. Bộ Y tế đã, đang tập trung hoàn thiện phác đồ điều trị COVID-19 không để người mắc bệnh nhẹ chuyển sang nặng, hạn chế tối đa trường hợp tử vong.
Bộ Y tế đã xây dựng nhiều kịch bản, quy trình để người dân đến khám chữa bệnh trong giai đoạn hiện nay, như chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19; đái tháo đường, ung thư...; hướng dẫn người cao tuổi tại nhà theo nguyên lý y học gia đình. Tất cả người dân cần tự bảo vệ mình, hạn chế tối đa khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trừ trường hợp cần cấp cứu. "Người dân cũng cần tìm hiểu kĩ căn bệnh trước khi đến khám; có liên hệ trước đặt lịch khám. Nếu bắt buộc phải đến khám, người dân cần đảm bảo phương tiện phòng hộ, đeo khẩu trang, thực hiện đúng theo quy định, quy trình bệnh viện hướng dẫn," phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê khuyến nghị.
Không để bùng phát thành các ổ dịch lớn
Các thành viên Ban Chỉ đạo nhận định dù Việt Nam đã thực hiện các biện pháp mạnh, nhưng phải thừa nhận một thực tế, đó là dịch đã xâm nhập vào cộng đồng. Bởi, trước 0 giờ ngày 22-3, thời điểm tạm dừng nhập cảnh tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, vẫn còn hàng trăm nghìn người đã nhập cảnh, trong đó rất nhiều người đến từ các nước đang có dịch.
Cụ thể, tính đến sáng 8-4, trong 251 trường hợp mắc COVID-19 tại Việt Nam, có 156 người từ nước ngoài (chiếm 62,6%); 95 người lây nhiễm thứ phát (chiếm 37,4%).
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế cộng đồng Việt Nam (PHEOC), qua theo dõi thực tế cho thấy hiện nay đã có tình trạng các lây nhiễm ra cộng đồng, điển hình như các bệnh nhân 237, 243, 251. Về trường hợp bệnh nhân 243, một số ý kiến cho rằng bệnh nhân lây từ ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai nhưng cũng cần đặt trường hợp bệnh nhân đã bị lây nhiễm từ cộng đồng, bởi xét nghiệm kháng thể cho thấy người này mới lây nhiễm. Điều tra dịch tễ cũng cho thấy bệnh nhân số 243 di chuyển nhiều nơi, có đến cả những bệnh viện khác nên phải đặt vấn đề có thể nguồn lây từ cộng đồng.
Hiện cả nước đang thực hiện biện pháp cách ly xã hội (giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc) theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vì thế việc lây truyền có chậm lại nhưng chưa thể khẳng định dịch đã được ngăn chặn. Vì vậy, không nên chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, cần tiếp tục các biện pháp: tiến hành cách ly, xét nghiệm những người tiếp xúc, có liên quan để tiến hành khoanh vùng, dập dịch ngay; quyết liệt thực hiện việc cách ly xã hội, không để người nhiễm tiếp xúc với người khỏe mạnh, phát hiện sớm các ổ dịch nhỏ trong cộng đồng, khoanh vùng, cách ly sớm, không để bùng phát thành các ổ dịch lớn.
Các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, Việt Nam đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh, tuy nhiên thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài việc tìm nguồn lây, cần xác định mỗi trường hợp mắc COVID-19 đều là ổ dịch, phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch với tinh thần không chủ quan, mất cảnh giác.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu(责任编辑:World Cup)
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Hải quan, Biên phòng cửa khẩu Vĩnh Xương bắt vụ vận chuyển hơn 2 kg nghi vàng
- ·Từ vụ nữ sinh tử vong vì viêm màng não mô cầu: Phòng ngừa ra sao?
- ·Nội địa khan hiếm, thuốc lá lậu “tràn” về biên giới An Giang
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Phát hiện cửa hàng kinh doanh gần 16.000 sản phẩm nghi nhập lậu
- ·Không siết chặt tín dụng trong lĩnh vực bất động sản
- ·Tập huấn về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Thực phẩm chức năng có thể bị siết?
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý trong bệnh viện
- ·Video lựu pháo Ukraine cháy lớn vì đòn tập kích từ UAV Nga
- ·Giá vàng hôm nay 22/4/2024: Vàng neo cao trong ngày đầu tiên đấu thầu vàng miếng SJC
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Cứu sống nữ bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp và suy tim
- ·Mở tài khoản nhận quà lớn cùng Agribank
- ·Bệnh viện Trung ương Huế thông báo nguyên nhân tử vong của sản phụ Nguyễn Thị Thu Hà
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 24/4/2024: Chuỗi suy yếu kéo dài của đồng Yen Nhật