会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【sin88 tel】Thông xe cầu Châu Đốc hơn 534 tỷ đồng; thêm 400 triệu USD từ Hàn Quốc vào Hải Phòng!

【sin88 tel】Thông xe cầu Châu Đốc hơn 534 tỷ đồng; thêm 400 triệu USD từ Hàn Quốc vào Hải Phòng

时间:2025-01-25 19:40:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:664次

Trà Vinh đề xuất đầu tư3.500 tỷ đồng xây dựng cầu Cổ Chiên 2

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh vừa có Tờ trình số 1805/TTr - UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thẩm định,ôngxecầuChâuĐốchơntỷđồngthêmtriệuUSDtừHànQuốcvàoHảiPhòsin88 tel phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng cầu Cổ Chiên 2, kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh.

Phối cảnh cầu Cổ Chiên 2.

Theo đề xuất của UBND tỉnh Trà Vinh, Dự ánxây dựng cầu Cổ Chiên 2 có điểm đầu tại vị trí điểm đầu Dự án “Xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh; điểm cuối tại vị trí điểm cuối Dự án “Xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh” thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Tổng chiều dài của Dự án là 5 km, đi qua địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh và huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Trong đó, cầu Cổ Chiên 2 dài 1,837 km, có chiều rộng mặt cầu 22,5 m, gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ; đường dẫn hai đầu cầu có quy mô 4 làn xe cơ giới, tổng chiều dài khoảng 3,163 km (đường dẫn phía Trà Vinh có chiều dài khoảng 1,863km và đường dẫn phía Bến Tre có chiều dài khoảng 1,3 km).

Cầu chính Cổ Chiên 2 là cầu dầm hộp bê tông dự ứng lực đúc hẫng, trụ cầu bằng bê tông cốt thép, nhịp chính 150m là phương án đảm bảo tốt các yêu cầu thông thuyền, thẩm mỹ, đảm bảo tính khả thi trong thi công.

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm địa hình, thủy văn của đoạn sông Cổ Chiên tại vị trí kiến nghị xây dựng cầu cũng như tĩnh không thông thuyền, cầu Cổ Chiên 2 thỏa mãn thông thuyền cho việc lưu thông tàu pha sông biển có tải trọng đến 3000DWT.

Với quy mô xây dựng như trên, Dự án có tổng mức đầu tư là 3.500 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 115 tỷ đồng; chi phí xây dựng là 2.467 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác là 336 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 582 tỷ đồng.

UBND tỉnh Trà Vinh đề xuất sử dụng 100% vốn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng công trình, trong đó năm 2025: 15 tỷ đồng; năm 2026: 533,099 tỷ đồng; năm 2027: 1.016,198 tỷ đồng; năm 2028: 1.193,897 tỷ đồng; năm 2029: 741,806 tỷ đồng.

Nếu được cấp có thẩm quyền thông qua, Dự án sẽ tiến hành chuẩn bị dự án từ năm 2024 đến năm 2025; triển khai đầu tư từ năm 2026 đến năm 2029.

Theo UBND tỉnh Trà Vinh, Dự án xây dựng cầu Cổ Chiên 2 sẽ góp phần  từng bước hoàn thành hệ thống tuyến đường bộ ven biển từ từ Long An đến Cà Mau theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng của các tỉnh thuộc khu vực ven biển và nâng cao hiệu quả phòng chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Dự án hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian về hướng biển, phát triển kinh tếbiển của tỉnh Trà Vinh và Bến Tre nói riêng cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, có vai trò lớn giúp kết nối giao thông vùng, tạo lợi thế cho ngành du lịch địa phương phát triển, thúc đẩy du lịch biển, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn, kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

TP.HCM đầu tư thêm 2 nhà máy nước hơn 3.000 tỷ đồng 

Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) vừa có văn bản số 1933/BC-TCT-KHĐT gửi UBND TP.HCM về tiến độ chuẩn bị đầu tư các nhà máy nước trên địa bàn Thành phố.

Một phần nhà máy nước Thủ Đức đã đưa vào vận hành. Ảnh: Lê Quân

Theo báo cáo tiến độ đầu tư, nhà máy nước Thủ Đức IV (công suất 300.000 m3/ngày đêm) và nhà máy nước Kênh Đông II (công suất 250.000 m3/ngày đêm) đang chậm do thủ tục đầu tư từ các sở, ngành và TP. Thủ Đức kéo dài.

Trong đó, Dự án nhà máy nước Thủ Đức IV, tổng mức đầu tư 1.505 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2023-2025.

Tuy nhiên, đến nay việc trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư đã kéo dài hơn 1 năm kể từ thời điểm Sawaco có văn bản đề xuất dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ chuẩn bị đầu tư nhà máy.

Để sớm khởi công nhà máy, Sawaco kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo UBND TP. Thủ Đức sớm có văn bản phản hồi việc chấp thuận chủ trương đầu tư.

Còn nhà máy nước Kênh Đông II, tổng mức đầu tư dự kiến 1.545 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát nước năm 2025.

Thế nhưng, đến nay việc chấp thuận chủ trương đầu tư đã kéo dài hơn 1,5 năm kể từ thời điểm Sawaco có văn bản đề xuất, làm ảnh hưởng đến tiến độ chuẩn bị đầu tư và việc cấp nước dự kiến.

Vì vậy, Sawaco kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm thẩm định và giải quyết thủ tục hồ sơ đầu tư dự án.

Trong thời gian chưa xây dựng được 2 nhà máy cấp nước mới, để đảm bảo nguồn nước cấp cho Thành phố, Sawaco đề xuất UBND TP.HCM giao nhà máy nước Bình An cho Tổng công ty vận hành vì nhà máy này ngưng hoạt động từ năm 2019 (hiện đang chờ xác định giá trị và tình trạng tài sản) nhằm tránh lãng phí nguồn lực.

Thông xe cầu Châu Đốc vốn đầu tư hơn 534 tỷ đồng

Ngày 23/4, UBND tỉnh An Giang tổ chức lễ thông xe cầu Châu Đốc thuộc Dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp được HĐND tỉnh An Giang phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 8/12/2020.

Lãnh đạo tỉnh An Giang và đại biểu thực hiện nghi thức thông xe cầu Châu Đốc.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài toàn tuyến là 20,96 km, tổng mức đầu tư 2.131 tỷ đồng, được chia làm 3 gói thầu thi công xây lắp (Gói thầu số 17: các hạng mục công trình chính từ Km15+451 đến cuối tuyến và nhánh nối với ĐT.953; gói thầu số 27: các hạng mục công trình chính từ Km0+000 đến Km7+000; gói thầu số 28: các hạng mục công trình chính từ Km7+000 đến Km15+451).

Trong đó, Gói thầu số 17 (cầu Châu Đốc và đường dẫn vào cầu) được khởi công xây dựng vào ngày 9/3/2022. Thời gian hoàn thành theo hợp đồng là 9/12/2024). Tuy nhiên, thời gian hoàn thành công trình thực tế trước ngày 23/4/2024, vượt tiến độ theo kế hoạch đề ra là 9 tháng.

Cầu Châu Đốc (bắc qua sông Hậu) nối liền TP. Châu Đốc và thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) là cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu. Mặt cắt ngang cầu rộng 14 m đảm bảo cho 2 làn xe cơ giới (2x 3,5 m) + 2 làn xe hỗn hợp (2x 3 m) và lan can cầu (2x 0,5 m). Tổng chiều dài cầu tính đến 2 đuôi mố là 667 m. Kết cấu nhịp cầu chính: Dầm hộp đúc hẫng cân bằng (theo sơ đồ nhịp 70 m +120 m+70 m). Kết cấu nhịp cầu dẫn: Cầu dẫn mỗi phía gồm 5 nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, loại dầm super-T. Khổ thông thuyền: khoảng thông đứng là 11 m và chiều dài nhịp thông thuyền là 120 m.

Phần đường giao thông: Tuyến chính là đường cấp III đồng bằng có vận tốc thiết kế 60 km/h, tổng bề rộng nền đường là 12 m, trong đó mặt đường xe chạy là 7 m (2 làn xe).

Tuyến nối ra ĐT.953 là đường cấp IV đồng bằng có vận tốc thiết kế 60 km/h, tổng bề rộng nền đường là 9 m, trong đó mặt đường xe chạy là 7 m (2 làn xe).

Hai nhánh nối nút giao ĐT.951 là đường cấp V đồng bằng, vận tốc thiết kế 30km/h, tổng bề rộng nền đường là 7,5 m, trong đó mặt đường xe chạy là 5,5 m (2 làn xe).

Giá hợp đồng Gói thầu số 17 là 534.028 triệu đồng, từ nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Phước, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu là công trình giao thông quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần thông tuyến Quốc lộ N1, kết nối theo trục ngang của các tỉnh Tây Nam Bộ nằm trên trục hành lang biên giới các tỉnh Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang. Qua đó, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại liên vùng, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng, gắn với mục tiêu đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc.

Đồng thời, cầu Châu Đốc với vị trí giao thoa, còn góp phần khơi thông kết nối, đồng bộ tải trọng đường bộ với các tuyến Quốc lộ 91, Quốc lộ 91C và Quốc lộ 80B; rút ngắn thời gian di chuyển; tạo động lực trong phát triển kinh tế biên mậu, du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh An Giang.

Cầu Châu Đốc đưa vào hoạt động đã đáp ứng sự kỳ vọng, mong chờ bấy lâu nay của nhân dân tỉnh An Giang nói chung, của TP. Châu Đốc và thị xã Tân Châu nói riêng.

Dự án gần 700 tỷ đồng ở Quảng Ngãi nguy cơ chậm tiến độ vì vướng mặt bằng

Dự án đường Thạch Bích - Tịnh Phong có tổng mức đầu tư 694 tỷ đồng, đi qua địa bàn TP. Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh, được khởi công vào cuối tháng 5/2022. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài tuyến 6,11 km, diện tích thu hồi 24,77 ha; trong đó, đoạn qua TP. Quảng Ngãi có chiều dài 3,05 km, đoạn qua huyện Sơn Tịnh có chiều dài 3,06 km. Có 3 khu tái định cư, với tổng số gần 380 lô đất, trên diện tích 31 ha được xây dựng để phục vụ dự án.

Đây là tuyến đường mở mới hoàn toàn, tốc độ thiết kế 60 km/h. Khi hoàn thành sẽ trực tiếp giải bài toán ùn tắc vào giờ cao điểm cho cửa ngõ phía Bắc TP. Quảng Ngãi, mở ra không gian phát triển mới cho cả TP. Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vốn đầu tư dự án từ nguồn ngân sách địa phương, dự kiến hoàn thành trong năm 2024. Năm 2024, dự án được bố trí kế hoạch vốn 200 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất. Hiện nay, khối lượng công trình đã thi công hoàn thành đạt khoảng 44% tổng giá trị hợp đồng, trong đó, khối lượng đủ điều kiện giải ngân hiện nay khoảng 25 tỷ đồng.

Theo chủ đầu tư, trong thời gian qua do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, vướng mắc liên quan đến công tác bố trí tái định cư cho các hộ dân, công tác vận động nhận tiền bồi thường, công tác phê duyệt phương án bồi thường chưa hoàn thành, đồng thời nguồn vốn chưa được giải ngân cho các đơn vị thi công nên tiến độ triển khai thực hiện dự án sẽ không đảm bảo theo kế hoạch là hoàn thành toàn bộ công trình trong năm 2024.

Trước thực trạng này, Chủ đầu tư dự án đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho phép kéo dài thời gian thực hiện hoàn thành dự án sang năm 2025 và điều chỉnh giảm kế hoạch vốn năm 2024 đã bố trí. Đồng thời chỉ đạo UBND huyện Sơn Tịnh và UBND TP. Quảng Ngãi khẩn trương giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo mặt bằng tổ chức triển khai thi công.

Được biết, Dự án được tỉnh Quảng Ngãi cho chủ trương đầu tư vào năm 2018, tổng vốn đầu tư 512 tỷ đồng. Đến năm 2019, số vốn được điều chỉnh lên 694 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2019 - 2023. Đến năm 2021, tỉnh Quảng Ngãi quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện sang giai đoạn 2019 - 2024.

Điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 23/4/2024 kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp bố trí tái định cư các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và tuyến giao thông kết nối T1, T2 vào Khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Thông báo nêu: Tại Nghị quyết số 95/2019/QH14 ngày 26/11/2019 về phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Dự án), Quốc hội đã bổ sung 02 tuyến giao thông đường bộ kết nối vào Dự án (tuyến T1 và T2). Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai rà soát, cập nhật đầy đủ, chính xác số liệu thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của tuyến giao thông kết nối T1 và T2, làm rõ phương án tài chính, hoàn trả ngân sách trung ương… để thực hiện bố trí tái định cư theo đúng quy định của pháp luật. Không đề xuất bố trí tái định cư các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vào Khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn.

Phó thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ trước ngày 30/4/2024 về điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành để kịp giải ngân vốn trong năm 2024.

Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban kinh tế của Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về khoản 2 văn bản số 768/UBTVQH15-KT ngày 26/3/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm đúng Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội.

Ninh Thuận tìm đơn vị xác định giá đất đối với 5 dự án

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận vừa có thông báo mời các đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện công tác tư vấn xác định giá đất đối với các Dự án.

Khu công nghiệp Du Long có diện tích 0,53 ha (đất bổ sung) cần xác định giá đất.

4 dự án, khu đất nằm tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm bao gồm, Khu đất góc ngã tư đường 16 tháng 4 và đường Nguyễn Chích có diện tích 1.460,6 m2 (đất thương mại, dịch vụ). Khu đất này được UBND tỉnh Ninh Thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoàng Nhân thuê đất để hoàn vốn Dự án Đường nối Ngô Gia Tự với đường Lê Duẩn (thuộc Khu quy hoạch dân cư Bắc Trần Phú) theo hình thức Hợp đồng BT vào ngày 26/9/2016.

Dự án Khu đô thị Mỹ Phước có diện tích 10,25 ha (đất thương mại, dịch vụ). Đây là dự án của Công ty cổ phần Gia Việt được UBND tỉnh Ninh Thuận có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số vào ngày 17/11/2021.

Sau đó, UBND tỉnh Ninh Thuận cho Công ty cổ phần Gia Việt thuê đất (đợt 1) để thực hiện Dự án Khu đô thị Mỹ Phước (khu dịch vụ thương mại) với diện tích 34.737 m2 vào ngày 19/5/2023.

Dự án Khu khách sạn du lịch nghỉ dưỡng điện lực có diện tích 30.196 m2 (đất thương mại, dịch vụ)… Dự án được UBND tỉnh Ninh Thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ Điện lực thuê đất vào ngày 22/8/2016.

Khu đất Bệnh viện Sài Gòn - Phan Rang có diện tích 9.799,8 m2 (đất y tế). Công ty cổ phần Bệnh viện Sài Gòn - Phan Rang  được UBND tỉnh Ninh Thuận cho thuê đất để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Sài Gòn - Phan Ran vào ngày 27/12/2014.

Khu đất xây dựng xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Du Long tại xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc; có diện tích 407,28 ha với mục đích sử dụng đất là đất khu công nghiệp. Khu đất được xác định giá đất có diện tích 0,53 ha, được UBND tỉnh Ninh Thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hoa sen Du Long thuê đất bổ sung để thực hiện Dự án Xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Du Long vào ngày 22/2/2021.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận, thời điểm định giá đất các dự án trên là tại thời điểm ban hành quyết định cho thuê đất.

Đơn vị tư vấn xác định giá đất tham gia cần nộp hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 7/5/2024; hồ sơ năng lực phải cung cấp được tài liệu chứng minh đã tham gia tư vấn thực hiện công tác xác định giá đất. Được biết, dự toán kinh phí thực hiện là hơn 205 triệu đồng.

Theo ông Hồ Xuân Ninh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận, trên cơ sở phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất đối với một số dự án khu đô thị mới, dự án du lịch, dự án hoàn vốn BT; trong năm 2023, địa phương đã thu được 216,57 tỷ đồng (đạt 108,3% kế hoạch thu tiền sử dụng đất ngân sách tỉnh đề ra 200 tỷ).

Trong năm 2024, Sở tập trung, đẩy nhanh công tác xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án đầu tư; đồng thời, triển khai xây dựng Bảng giá các loại đất giai đoạn 2025- 2029 trên địa bàn tỉnh.

Hải Phòng thu hút thêm 400 triệu USD vốn đầu tư Hàn Quốc

Tiếp tục chuyến công tác tại Hàn Quốc, sáng 24/4, tại trụ sở của Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), TP. Hải Phòng cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và KCCI tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng - Hàn Quốc năm 2024.

Đại diện lãnh đạo TP. Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đến các nhà đầu tư. Ảnh: Tuấn Mạnh

Đây là lần thứ hai, TP. Hải Phòng cùng với KCCI tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, cũng là dịp kỷ niệm 52 năm Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao và cũng là năm thứ 2 Việt Nam - Hàn Quốc nâng tầm quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy TP. Hải Phòng cho biết, trong vòng 3 năm gần đây, đặc biệt là từ sau hội nghị xúc tiến được tổ chức tại trụ sở KCCI vào năm 2022, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc vào Thành phố tăng mạnh. Thành phố đã thu hút được hơn 20 Dự án đầu tư từ Hàn Quốc với số vốn hơn 3 tỷ USD cùng với sự hiện diện nhiều nhà đầu tư hàng đầu Hàn Quốc và của thế giới như: SK, Samsung, Posco... Lũy kế đến nay, có hơn 100 dự án đầu tư từ Hàn Quốc tại Thành phố với tổng số vốn đạt 12 tỷ USD, chiếm 40% tổng số vốn FDI trên địa bàn Thành phố và chiếm 14% tổng số vốn FDI Hàn Quốc trên toàn Việt Nam. Những kết quả kể trên là minh chứng rõ nét rằng TP. Hải Phòng là một điểm đến rất thành công đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Thông qua hội nghị lần này, TP. Hải Phòng mong muốn những thông tin mang tới cho các doanh nghiệp Hàn Quốc trong hội nghị sẽ giúp các nhà đầu tư có những cái nhìn tích cực, mới mẻ về môi trường đầu tư của Thành phố. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định về chiến lược đầu tư, làm tiền đề cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai đầu tư tại Thành phố, đặc biệt trong các lĩnh vực chế biến, chế tạo, sản xuất chíp và bán dẫn.

Để TP. Hải Phòng tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, Thành phố luôn chào đón và cam kết dành những ưu đãi tốt nhất và sẵn sàng chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi trong môi trường đầu tư như: Tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, xây dựng các tuyến đường cao tốc, đường sắt, đường thủy kết nối trực tiếp đến các khu công nghiệp; khẩn trương đưa các bến cảng số 3-4-5-6 thuộc cụm cảng Lạch Huyện và đưa vào khai thác trong năm 2025. Ưu tiên xây dựng, đầu tư các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, năng lượng hydrogen, đặc biệt là dự án điện gió tại Bạch Long Vỹ), đồng thời chú trọng nâng cấp hệ thống cung cấp.

Kết nối với các trường đại học với doanh nghiệpđể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và phê duyệt đề án hỗ trợ đào tạo lao động, đảm bảo nguồn lao động chất lượng cao cho các nhà đầu tư.

Phát triển các dự án nhà ở xã hội và ban hành khung chính sách hỗ trợ người lao động mua nhà ở xã hội, cũng như đầu tư các công trình an sinh xã hội, triển khai các đề án về y tế và dạy nghề để thu hút và giữ chân người lao động, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp về giải quyết nhu cầu lao động.

Ngoài ra, TP. Hải Phòng cũng sẽ đẩy mạnh phát triển các tiện ích xã hội chất lượng cao như sân golf, bệnh viện, khách sạn, trường học... góp phần phục vụ nhu cầu của các chuyên gia, các nhà đầu tư và gia đình khi đến với Thành phố. Đặc biệt, TP. Hải Phòng đang tích cực triển khai các công tác xây dựng thành lập một khu kinh tế mới phía Nam thành phố với định hướng là khu kinh tế, xanh, sinh thái, bám sát xu hướng quốc tế về ESG: Môi trường - Xã hội - Quản trị với các chính sách ưu đãi đặc thù, trong đó có khu thương mại tự do.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo TP. Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đến các nhà đầu tư: Dự án của Công ty TNHH INNOX ECOM (cấp mới 10 triệu USD) vào KCN Nam Đình Vũ; Dự án sản xuất, gia công, lắp ráp, tấm bo mạch chủ (Main PCB), màn hình hiển thị PCB của Công ty TNHH Seyoung Việt Nam cấp mới 35 triệu USD tại KCN DEEP C IIA; Dự án của Công ty TNHH DH Lightning Vina (tăng vốn 55,8 triệu USD) tại KCN DEEP C; Công ty TNHH HKT Electronics Việt Nam Hải Phòng (tăng vốn 73,5 triệu USD) tại KCN Tràng Duệ; Công ty TNHH Kyungnam Chemical Vina (tăng vốn 72 triệu USD) tại KCN Nam Cầu Kiền; Công ty TNHH Youngjin E&C Vina (tăng vốn 51 triệu USD), Công Ty TNHH Hanmiflexible Vina (tăng vốn 10 triệu USD) đều tại KCN Tràng Duệ; Công ty TNHH Hansung P.T.C Vina (tăng vốn 60 triệu USD) tại KCN Nam Cầu Kiền. 

Hội nghị cũng đã chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác, thiết lập, mở rộng, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Tập đoàn Sao Đỏ và Công ty TNHH Samsung Engineering Việt Nam; hỗ trợ nghiên cứu, thực hiện, triển khai và đầu tư phát triển các Dự án tại Việt Nam mà các Bên thống nhất có nhu cầu phát triển và thực hiện.

Trước đó, trong phiên làm việc với KCCI, ông Lê Tiến Châu đã trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của KCCI trong thời gian vừa qua; đã hỗ trợ TP. Hải Phòng tổ chức thành công các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc vào tháng 8/2022. Thành phố mong muốn sẽ tiếp tục nhận được những hỗ trợ hơn nữa từ phía KCCI trong tương lai; phát triển và làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác giữa TP. Hải Phòng và KCCI.

Bên cạnh đó, TP. Hải Phòng mong muốn KCCI tiếp tục là cầu nối kêu gọi các thành viên của KCCI quan tâm nghiên cứu, đầu tư mới và mở rộng quy mô đầu tư tại Thành phố; đặc biệt trong các lĩnh vực: Điện tử công nghệ cao, công nghệ bán dẫn, sản xuất chip, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), sản xuất ô tô, phát triển đô thị thông minh. Đồng thời, đề nghị KCCI kêu gọi nhà đầu tư, tập đoàn lớn có uy tín của Hàn Quốc đầu tư, xây dựng, phát triển cơ sở nghiên cứu và phát triển R&D, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ tại TP. Hải Phòng.

Hải Dương xúc tiến đầu tư và thương mại tại Australia, New Zealand

Ngày 24/4, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương và đoàn công tác của tỉnh đã bắt đầu các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại New Zealand. 

Chuyến công tác nằm trong chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại tại Australia, New Zealand trong các ngày từ 20-27/4 của tỉnh Hải Dương.

Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cùng đoàn công tác của tỉnh đã thăm và làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Australia. Ảnh: Quang Hạnh

Theo đó, Đoàn đã làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Auckland (Auckland CCI); Công ty Pacific Silk Road Limited và thăm mô hình sản xuất, chế biến, học tập kinh nghiệm về công nghệ bảo quản của Tập đoàn Turner.

Phát biểu tại các nơi đến thăm, ông Triệu Thế Hùng khẳng định đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng và thiết thực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc kết nối thương mại, thu hút đầu tư, góp phần nâng cao mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng với các tổ chức, cá nhân tại New Zealand.

Hải Dương hiện có 24 khu công nghiệp, 61 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất công nghiệp gần 5.600 ha. Trong đó diện tích đất công nghiệp, dịch vụ có thể cho thuê từ cuối năm 2024 là trên 1.000 ha, bảo đảm đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư đến với Hải Dương.

Tỉnh cũng áp dụng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, tiền sử dụng đất; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương thông tin, Hải Dương hiện đang mong muốn thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp điện, điện tử; công nghiệp hóa chất; sản xuất vật liệu xây dựng; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch sinh thái; dịch vụ chất lượng cao; logistics cho khu vực, vùng và quốc tế.

Bên cạnh đó, Hải Dương cũng có nhiều mặt hàng xuất khẩu tiềm năng như các sản phẩm công nghiệp, hàng may mặc, linh kiện điện tử...; nông sản như vải thiều, hành tỏi, cà rốt, rau củ quả và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đồ mộc, tranh thêu... rất đa dạng và phong phú, có thể đáp ứng tốt các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Việt Nam và New Zealand đang cùng tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện RCEP. Đây là nền tảng thuận lợi cho phát triển hoạt động đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp của mỗi quốc gia, trong đó có tỉnh Hải Dương.

Tỉnh Hải Dương cam kết sẽ luôn hỗ trợ các nhà đầu tư kết nối và tìm hiểu môi trường đầu tư, tìm kiếm các đối tác. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hợp tác đầu tư kinh doanh với nhau, hợp tác với chính quyền và người lao động. Tỉnh sẽ luôn đồng hành với các nhà đầu tư trong suốt quá trình tìm hiểu cơ hội đầu tư và trong cả quá trình quý vị sản xuất, kinh doanh tại tỉnh.

Bên cạnh đó, ông Hùng mong muốn Auckland CCI là cầu nối để các doanh nghiệp Auckland nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội hợp tác với tỉnh Hải Dương trong đầu tư, thương mại, chia sẻ kinh nghiệm quản lý phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Trao đổi với đại diện của Tổ chức Giáo dục Kalandra, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương thông tin, hiện ở Hải Dương chủ yếu là các cơ sở giáo dục công lập. Vì vậy, một bộ phận học sinh, sinh viên có xu hướng tìm kiếm cơ hội học tập tại các tỉnh khác hoặc ra nước ngoài. Trong Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương cần từ 7-10 trường liên cấp và mong muốn có sự hợp tác đầu tư của quốc tế. Ngoài giáo dục phổ thông, Hải Dương mong muốn thu hút nguồn lực nước ngoài đầu tư xây dựng các trường nghề, đặc biệt là trường đào tạo những nghề gắn với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tại buổi làm việc, đại diện Auckland CCI chia sẻ về những kinh nghiệm trong phát triển mô hình phát triển kinh tế của New Zealand, điển hình là kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp, đồng thời bày tỏ sẵn sàng hợp tác lâu dài với tỉnh Hải Dương.

Đại diện các doanh nghiệp của New Zealand đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế, phát triển giáo dục của New Zealand, nhất là kinh tế hợp tác xã, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bảo quản và xuất khẩu sản phẩm nông sản đi các thị trường trên thế giới.

Trước đó, ngày 21/4, Đoàn công tác tỉnh Hải Dương đã đến thăm và làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Australia. Ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương bày tỏ mong muốn thời gian tới, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh trong các hoạt động tiếp xúc với doanh nghiệp Úc, kết nối các quỹ đầu tư, tạo cầu nối giới thiệu các doanh nghiệp, đối tác đến tìm hiểu, đầu tư tại Hải Dương, nhất là những lĩnh vực như: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt ưu tiên công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Hải Dương cũng mong muốn thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Hải Dương mong muốn thu hút các trường của Australia về Hải Dương hoặc hợp tác giữa đôi bên trong trao đổi sinh viên, logistics. Từ đó, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có thể xuất khẩu lao động sang Australia hoặc cung cấp cho các công ty của Australia đang hoạt động tại Việt Nam.

Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Đăng Thắng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney đã đánh giá cao những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đã đạt được. Đồng thời thông tin thêm với đoàn về tình hình kinh tế - xã hội Australia, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Đặc biệt, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Australia tháng 3 vừa qua đã đánh dấu mốc quan trọng, đưa quan hệ giữa Việt Nam với Australia lên tầm cao mới, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Những lĩnh vực mà Hải Dương xác định thu hút đầu tư từ Australia là đúng trọng tâm và đã trao đổi, gợi mở thêm những thông tin hỗ trợ cho công tác xúc tiến đầu tư của Hải Dương tại thị trường Australia. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney sẵn sàng hỗ trợ, kết nối để thúc đẩy phát triển mối quan hệ giữa tỉnh Hải Dương và các đối tác Australia, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh và mối quan hệ chung giữa hai nước.

Đầu tư PPP theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98 vẫn “chưa thông” 

TP.HCM mời gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức PPP theo cơ cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98, song quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.

Thông tin ghi nhận tại Diễn đàn hỗ trợ pháp lý đầu tư, với chủ đề Đầu tư bằng hình thức đối tác công - tư (PPP) trong bối cảnh mới của TP.HCM diễn ra ngày 24/4.

Luật sư Ngô Thành Tùng, trọng tài viên VIAC nêu những bất cập hiện nay khi đầu tư theo hình thức PPP.

Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết số 98 cho biết, Thành phố đã mời gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức PPP bao gồm: 41 dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế; 5 dự án BOT giao thông, và 8 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, thể thao của TP. Thủ Đức.

Theo ông Lịch, khi thực hiện theo Nghị quyết 98 kỳ vọng mọi thứ sẽ thuận lợi, tuy vậy trong quá trình triển khai các dự án PPP lại gặp vướng mắc do thiếu hướng dẫn cụ thể cũng như các vấn đề liên quan đến tính phù hợp với Luật PPP.

Nêu lên những bất cập trong việc đầu tư các dự án PPP hiện nay,  Luật sư Ngô Thành Tùng, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chỉ ra vướng mắc hiện nay là thiếu khung pháp lý, quy định rõ ràng.

Đặc biệt là vấn đề xác định vai trò, trách nhiệm và quyền của các bên giữa nhà nước và tư nhân, cũng như các thủ tục, tiêu chí và cơ chế lựa chọn, thẩm định, phê duyệt, mua sắm, quản lý hợp đồng, giám sát và đánh giá dự án

Vị luật sư này cho rằng, để vượt qua những thách thức thì Chính phủ cần tham vấn các bên liên quan, cung cấp các ưu đãi và hỗ trợ tài chính và phi tài chính, lồng ghép và điều chỉnh các dự án PPP trong các lĩnh vực xã hội với các kế hoạch và chiến lược phát triển quốc gia và địa phương, bảo đảm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình.

Thông tin về số lượng các dự án PPP, bà Nguyễn Thị Linh Giang, Chánh Văn phòng PPP Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ khi Luật PPP ra đời và có hiệu lực vào năm 2021, có tổng cộng 36 dự án được triển khai theo hình thức PPP, trong đó, đa phần các dự án được thực hiện dưới dạng hợp đồng BOT (28/36 dự án), còn lại các dự án được thực hiện dưới dạng BLT, BOO và 1 dự án triển khai dưới dạng hợp đồng O&M.

Việc đầu tư chủ yếu theo hình thức BOT cho thấy, "khẩu vị" ưa thích của nhà đầu tư khi lựa chọn loại hợp đồng.

Theo bà Giang, để khắc phục những bất cập hiện nay, cần có hợp đồng mẫu để hài hoà mối quan hệ giữa các bên trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa khu vực công - tư.

"Vấn đề đặt ra là phải xây dựng hợp đồng mẫu như thế nào để phù hợp với từng lĩnh vực, tương ứng với nhu cầu của từng ngành, chỉ có như vậy, hợp đồng mẫu mới phát huy tác dụng triệt để, tạo căn cứ để phòng ngừa những rủi ro", bà Giang đặt vấn đề.

Ghi nhận 2,3 triệu giờ an toàn tại Dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3

Dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3 được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) giao cho Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) làm Chủ đầu tư và Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro là Tổng thầu EPCI.

Dự án được phê duyệt FDP vào ngày 23/6/2022 và đã trải qua gần 18 tháng kể từ ngày ký hợp đồng EPCI và khởi công dự án từ ngày 23/11/2022.

Hạ thủy chân đế giàn Đại Hùng 01 

Việc hoàn thành hạ thủy thành công chân đế giàn Đại Hùng 01 và ghi nhận mốc 2,3 triệu giờ an toàn vào ngày 17/4/2024 để chuẩn bị cho chiến dịch thi công biển đã đánh dấu và ghi nhận sự cố gắng và nỗ lực vượt bậc của các bên tham gia dự án nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn của dự án trong bối cảnh dự án bắt đầu triển khai sau khoảng thời gian đại dịch COVID-19 kéo dài, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của các biến động địa chính trị, khó khăn về nguồn cung vật liệu/thiết bị và vận chuyển.

Dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3 có tổng mức đầu tư trên 400 triệu USD, với tổng sản lượng thu hồi dầu hơn 22 triệu thùng dầu và 21,4 tỷ bộ khối khí với lưu lượng dầu khai thác đỉnh khoảng 9.000 thùng/ngày, khi đưa vào vận hành sẽ đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Dự án làm tiền đề cho việc tiếp tục thăm dò mở rộng toàn Lô 05-1(a), những lô lân cận và đặc biệt dự án còn góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Tính đến ngày 20/4/2024, tiến độ dự án đạt khoảng 66,7%, vượt 0,6% so với kế hoạch.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, đây là một dự án rất có ý nghĩa trong điều kiện đất nước đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch, thúc đẩy đầu tư, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội và Petrovietnam là một trong những động lực cùng đầu tư công để góp phần phát triển đất nước.

Dự án Đại Hùng pha 3 khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là một trong những giải pháp ngăn chặn đà suy giảm sản lượng khai thác dầu khí trong nước.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam tin tưởng Chủ đầu tư, nhà thầu sẽ thực hiện thành công dự án và đón dòng dầu đầu tiên (First Oil) sớm hơn so với kế hoạch đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch quản trị năm 2024 và tiếp tục triển khai thành công các dự án đang thực hiện của Tập đoàn; đồng thời mong muốn người lao động tham gia dự án tiếp tục phát huy thành quả đạt được để đưa dự án Đại Hùng pha 3 hoàn thành thắng lợi.

Được biết, ngày 17/4/2023, sau hơn hơn 12 tháng thực hiện, chân đế giàn Đại Hùng 01, với trọng lượng khoảng 5.000 tấn ở độ sâu hơn 112 m đã được Vietsovpetro hoàn thành công tác chế tạo bờ và hạ thủy thành công bằng Phương án kéo trượt lên sà lan Holmen Atlantic.

Đến thời điểm hiện tại, chân đế giàn Đại Hùng 01 đã được hoàn thiện công đoạn gia cố, chằng buộc trên sà lan Holmen Atlantic và sẵn sàng cho công tác vận chuyển lắp đặt biển vào ngày 24/4/2024, mở đầu cho chiến dịch lắp đặt biển năm 2024 của Dự án Đại Hùng pha 3.

Mỏ Đại Hùng nằm ở vùng nước sâu xa bờ, Lô 05-1(a), ngoài khơi Việt Nam, được các nhà thầunước ngoài đưa vào khai thác năm 1994. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố bất lợi ngoài dự báo, hoạt động khai thác tại đây không đạt hiệu quả như mong muốn.

Năm 2002, các nhà thầu nước ngoài quyết định rút lui và bán lại toàn bộ phương tiện, thiết bị khai thác đã đầu tư với giá tượng trưng 1 USD cho Petrovietnam tiếp nhận.

Để tiếp tục điều hành hoạt động khai thác mỏ Đại Hùng, năm 2003, Chính phủ đã quyết định giao quyền điều hành mỏ Đại Hùng cho PVEP thuộc Petrovietnam. Sau đó, Hợp đồng dầu khí Lô 05-1(a) đã được ký năm 2009 với quyền lợi tham gia 100% của PVEP và người điều hành là Công ty Dầu khí Đại Hùng, tiền thân của PVEP POC.

Vượt qua nhiều khó khăn, sau 30 năm đi vào vận hành và 20 năm kể từ khi được chuyển giao về cho Việt Nam, mỏ Đại Hùng đã có những bước phát triển ngoạn mục, đóng góp quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh của PVEP, của Petrovietnam và phát triển kinh tế đất nước, với tổng sản lượng trên 70 triệu thùng dầu từ năm 1994 đến nay.

Hút đầu tư vào AI, bán dẫn và động thái từ NVIDIA

Sau Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang, đến lượt Phó chủ tịch Keith Strier tới thăm Việt Nam. Chuyến thăm kéo dài 5 ngày này được cho là một động thái quan trọng nhằm hiện thực hóa các cam kết hợp tác về AI và bán dẫn được đưa ra hồi tháng 12/2023 giữa Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam và ông Jensen Huang.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gặp gỡ Phó chủ tịch NVIDIA bàn cách thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực AI, bán dẫn.

Ngay ngày đầu tiên tới Việt Nam, ông Keith Strier và đoàn công tác của NVIDIA đã có cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tới thăm Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - nơi được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm R&D của khu vực và thế giới, đồng thời là trung tâm cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Thông tin chi tiết cuộc gặp không được tiết lộ, song trong thông cáo chính thức, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cuộc gặp là “một bước tiến” sau quá trình trao đổi tích cực và hiệu quả giữa hai bên, là “một tín hiệu đáng mừng” củng cố việc xây dựng, phát triển hệ sinh thái bán dẫn, AI của Việt Nam.

Tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ các thông tin về chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI tại Việt Nam; đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn; môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các Dự án công nghệ cao, bán dẫn và AI vào Việt Nam.

Sang Việt Nam lần này, ông Keith Strier dự kiến làm việc với một số bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, ông sẽ khảo sát, tìm kiếm địa điểm tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM để chuẩn bị cho việc hiện thực hóa các kế hoạch tới đây tại Việt Nam, gồm thiết lập trung tâm R&D và đào tạo về AI; lắp đặt hệ thống siêu máy tính; chuyển một phần việc sản xuất các bộ vi xử lý hình ảnh (GPU) cho các siêu máy tính sang Việt Nam.

Và không chỉ là kế hoạch, dường như đã bắt đầu có những cam kết, mà hồi tháng 12/2023 ông Jensen Huang đưa ra, rằng sẽ thành lập pháp nhân ở Việt Nam và muốn biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và đổi mới AI lớn của NVIDIA…, được hiện thực hóa.

Hôm qua (23/4), FPT và NVIDIA ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong phát triển hệ sinh thái giải pháp AI cho khách hàng toàn cầu. Một trong những nội dung quan trọng của thỏa thuận là FPT dự kiến đầu tư khoảng 200 triệu USD để xây dựng nhà máy AI (AI Factory), cung cấp nền tảng điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu, phát triển AI và có chủ quyền tại Việt Nam. Nhà máy có các hệ thống siêu máy tính hoạt động trên công nghệ mới nhất của NVIDIA, gồm bộ ứng dụng - khung công nghệ phát triển NVIDIA AI Enterprise và chip đồ họa GPU H100 Tensor Core...

Các thỏa thuận sẽ không dừng ở đó. Có thể, sau chuyến thăm lần này của ông Keith Strier, các kế hoạch hợp tác đầu tư cụ thể được công bố, giống như tập đoàn này đã công bố đầu tư tại Indonesia, Singapore, Malaysia... thời gian qua. Và đấy là lúc NVIDIA bắt đầu đặt chân vào Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cách đây ít ngày, đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, một trong các giải pháp được nhấn mạnh là tập trung xúc tiến, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen...

Đây là điều đã được nhắc tới lâu nay và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong nỗ lực của mình đã rất tích cực trong thực hiện các giải pháp để thu hút đầu tư, nhất là các dự án quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn, AI. Sự xuất hiện của hàng loạt tên tuổi lớn thời gian gần đây, như Foxconn, Pegatron, HanaMicron, Amkor… là những ví dụ điển hình.

Mới đây nhất, Tập đoàn Meiko Electronics (Nhật Bản) khởi công xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch điện tử ở Hòa Bình, vốn đầu tư 200 triệu USD. Đây là dự án thứ 5 của Meiko ở Việt Nam, với kế hoạch nâng vốn lên 500 triệu USD trong giai đoạn II. Và sự xuất hiện của NVIDIA ở thời điểm này, có thể nói, là một cú hích quan trọng, mở ra cơ hội to lớn để Việt Nam thu hút đầu tư trong các lĩnh vực AI, bán dẫn.

Dù NVIDIA chưa đưa ra những con số cụ thể, nhưng kỳ vọng là rất lớn. Cuối năm ngoái, NVIDIA công bố khoản đầu tư 4,3 tỷ USD vào Malaysia để phát triển cơ sở hạ tầng siêu máy tính và đám mây AI. Tập đoàn này cũng ký kết các thỏa thuận với Singtel để triển khai các trung tâm dữ liệu do AI điều khiển ở khu vực Đông Nam Á. Và trung tuần tháng 4/2024, NVIDIA quyết định đầu tư 200 triệu USD vào Indonesia để xây dựng trung tâm dữ liệu AI…

Giới quan sát cho rằng, việc NVIDA công bố các khoản đầu tư lớn đó cho thấy họ thực sự coi trọng thị trường Đông Nam Á. Và bởi thế, cơ hội cho Việt Nam vẫn còn. Chuyến thăm Việt Nam của ông Keith Strier đã chứng minh điều đó.

Tuy vậy, việc NVIDIA liên tục công bố đầu tư lớn vào các “đối thủ” của Việt Nam cho thấy, cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng trở nên gay gắt hơn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi, không chỉ là cần cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hấp dẫn, mà còn là sự chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, năng lượng, nguồn nhân lực…

“Chúng tôi đã sẵn sàng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhiều lần nói vậy với nhà đầu tư nước ngoài lĩnh vực AI, bán dẫn.

Nghệ An lập quy hoạch Khu Lâm nghiệp công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ

UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lấy ý kiến về nội dung dự thảo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2045.

Khu Lâm nghiệp công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An được quy hoạch với diện tích 618 ha.

Theo Quyết định số 509/QĐ-TTg , Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An nằm trên hai huyện Nghi Lộc và Đô Lương. Đây là khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nước với mục tiêu phát triển lâm nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ có chất lượng cao theo chuỗi liên kết giá trị.

Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung bộ đến năm 2045, với tổng diện tích quy hoạch là 618 ha, bao gồm 3 Phân khu chức năng chuyên biệt. Trong đó, phân khu 1 - Trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô khoảng 48 ha đặt tại xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, công suất dự kiến 200 triệu cây/năm. 

Phân khu 2 có quy mô khoảng 530 ha tại các xã Nghi Văn, Nghi Kiều (huyện Nghi Lộc) và xã Đại Sơn (huyện Đô Lương). Đây là khu chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ ứng dụng công nghệ cao có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo hướng thân thiện với môi trường. Khai thác và phát huy mọi tiềm năng, lợi thế về vị thế, tiềm năng của vùng như nguyên liệu, lao động tại chỗ, hạ tầng giao thông,... kết hợp hài hòa giữa phát triển lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hình thành các khu dịch vụ theo hướng hiện đại.

Phân khu 3 có diện tích khoảng 40 ha, nằm trên địa bàn xã Khánh Hợp (huyện Nghi Lộc). Đây là khu vực xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử với khách hàng trong và ngoài nước thông qua sàn giao dịch và tổ chức hội chợ quốc tế ngành chế biến gỗ tại Nghệ An; là cơ hội quảng bá gỗ nguyên liệu và các sản phẩm chế biến từ gỗ, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng cũng như tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động, Khu Lâm nghiệp công nghệ cao sẽ giải quyết lao động khoảng 60.000 đến 70.000 người.

Điều đáng quan tâm là tại Tờ trình số 2768/TTr-UBND ngày 9/4/2024 về việc phê duyệt Đề án mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An, sau khi mở rộng, 3 phân khu trên của Khu Lâm nghiệp công nghệ cao lại nằm trong ranh giới Khu kinh tế Nghệ An.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu để hoàn thiện Đồ án quy hoạch trước ngày 10/5/2024.

Bên cạnh đó, ông Đệ cũng yêu cầu cập nhật thêm các văn bản mới của Trung ương trong thành lập Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2050.

“Các Sở, ngành tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao; các huyện Đô Lương, Nghi Lộc công bố quy hoạch, lấy ý kiến nhân dân trước ngày 5/5/2024. Đối với phân kỳ đầu tư, cần xác định các nội dung dễ làm trước, khó làm sau để thu hút các nhà đầu tư” ông Đệ chỉ đạo.

Cũng theo Phó chủ tịch Tỉnh,  Nghệ An mong muốn xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao để xây dựng các mô hình nhằm chuyển giao, đào tạo tiến bộ khoa học kỹ thuật; làm hạt nhân quan trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút đầu tư, khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Bộ Giao thông - Vận tải công bố danh sách các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa thông tin một số vị trí trạm dừng nghỉ/trạm dừng nghỉ tạm trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có thể phục vụ người tham gia giao thông ngay trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024.

Cụ thể, đối với đoạn từ cao tốc Pháp Vân đến Cao Bồ đã có 2 trạm dừng nghỉ đang khai thác của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC và Xuân Khiêm (trạm VEC tại Km227+000 tỉnh Hà Nam và trạm Xuân Khiêm tại Km269, tỉnh Ninh Bình).

Trên đoạn cao tốc từ vị trí trạm Xuân Khiêm đến Quốc lộ 46B sẽ bố trí 3 vị trí trạm dừng nghỉ tạm. Cụ thể, đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 có trạm dừng nghỉ tạm tại Km329+700; đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu tại cửa hầm Trường Vinh (Km386+360); đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt tại cửa hầm Thần Vũ (Km438) (mỗi vị trí bố trí trạm trái tuyến và phải tuyến).

Trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Như vậy từ Hà Nội đến Vinh có chiều dài khoảng 280 km đã có 5 trạm dừng nghỉ (2 trạm của nhà đầu tư đang khai thác và 3 trạm tạm) với khoảng cách trung bình 50-60km/trạm dừng nghỉ/trạm tạm đảm bảo nhu cầu dừng nghỉ cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

Đối với đoạn từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến TP.HCM bố trí 3 vị trí trạm dừng nghỉ tạm trên các đoạn Nha Trang - Cam Lâm tại Km33; đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo tại Km113; đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết tại Km199 bên trái tuyến và 1 điểm chỉ dẫn ra/vào cao tốc tại nút giao ĐT765 trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để đi ra trạm dừng nghỉ Đại Phú.

Theo hướng từ TP.HCM - Nha Trang bố trí 2 vị trí trạm dừng nghỉ tạm trên các đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo tại Km113; đoạn Nha Trang - Cam Lâm tại Km33 và điểm chỉ dẫn ra/vào cao tốc tại nút giao ĐT765 trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ra trạm dừng nghỉ Đại Phú và điểm nút giao Ma Lâm Km208+700 trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết ra trạm dừng nghỉ Hiền Hương.

Như vậy từ Nha Trang đến TP.HCM có chiều dài khoảng 400 km đã có 5 trạm dừng nghỉ/nút giao hướng dẫn (1 trạm do VEC đang khai thác tại Km41+100 trên tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, 3 trạm tạm và các điểm chỉ dẫn ra/vào cao tốc) với khoảng cách trung bình 70-80 km/trạm dừng nghỉ/trạm tạm đảm bảo dừng nghỉ cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

Đối với đoạn tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Thừa Thiên Huế có chiều dài khoảng 98,3 km, hiện nay đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 trái tuyến (diện tích 3.600 m2) và Km77+800 phải tuyến (diện tích 4.200 m2) đảm bảo bảo dừng nghỉ cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

Liên quan đến việc triển khai lựa chọn nhà đầu tư các trạm dừng nghỉ trên một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Bộ GTVT cho biết là đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức triển khai đấu thầu, lựa chọn các nhà đầu tư đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Đối với 8 trạm dừng nghỉ thuộc các đoạn: Mai Sơn - QL45; Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết (2 trạm); Phan Thiết - Dầu Giây, Bộ GTVT đã phát hành hồ sơ mời thầu, các ban quản lý Dự án sẽ tiến hành mở thầu ngày 20/5/2024, dự kiến lựa chọn xong nhà đầu tư trong tháng 6/2024.

Khi có nhà đầu tư sẽ tiến hành đàm phán với nhà đầu tư trúng thầu để có biện pháp thi công hạ tầng, phương án bố trí các công trình tạm phục vụ người tham gia giao thông trong thời gian ngắn nhất (tối đa 2 đến 3 tháng) đảm bảo các dự án thành phần đã thông xe đều có vị trí dừng nghỉ tạm phục vụ người dân; đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình công cộng.

Đối với các trạm dừng nghỉ còn lại giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn thành công tác thẩm định phê duyệt thông tin Hồ sơ đề xuất dự án, phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ GPMB cắm cọc GPMB và bàn giao cho địa phương, hoàn thành các trạm dừng nghỉ đưa vào khai thác đồng bộ cùng thời gian hoàn thành các dự án thành phần trên các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Long An được chuyển 14,8 ha đất trồng lúa để thực hiện Dự án Khu dân cư - tái định cư Long Hậu 3

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 260/TTg-NN chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 14,80 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu dân cư - tái định cư Long Hậu 3 trên địa bàn huyện Cần Giuộc.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo, tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đảm bảo thống nhất hồ sơ và thực địa, đảm bảo chỉ tiêu đất trồng lúa được Thủ tướng Chính phủ phân bổ; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đảm bảo đúng quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan; bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Ủy ban nhân dân tỉnh Long An có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc bóc tách sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo đúng quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chỉ được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa khi Dự án đủ điều kiện và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức thẩm định, kết quả thẩm định và nội dung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án Khu dân cư - tái định cư Long Hậu 3 trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, bảo đảm theo đúng quy định.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh với SK 

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Sự kiện diễn ra ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc) với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và SK E&S (thuộc Tập đoàn SK) thống nhất tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị trên nhiều lĩnh vực.

Cụ thể, các bên sẽ cùng nhau hợp tác, thúc đẩy chuyển đổi Dự án nhiệt điện Quảng Trị từ sử dụng nhiên liệu than sang sử dụng nhiên liệu LNG thân thiện hơn với môi trường; hợp tác phát triển các dự án giảm phát thải carbon thấp, trong đó có dự án sản xuất hydrogen xanh; hợp tác triển khai các dự án liên quan đến tín chỉ carbon; hợp tác nghiên cứu thiết lập kho LNG trung tâm (LNG Hub) và xúc tiến nghiên cứu đầu tư hoặc hỗ trợ tỉnh Quảng Trị kêu gọi đầu tư các lĩnh vực phát triển tiềm năng, bền vững khác tại tỉnh Quảng Trị.

Theo ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND, tỉnh Quảng Trị đã thống nhất chủ trương đồng ý để liên danh T&T và SK E&S nghiên cứu, khảo sát lập hồ sơ chuyển đổi dự án nhiệt điện Quảng Trị sử dụng nhiên liện than sang sử dụng nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường, đồng thời xác định về mục tiêu, quy mô và nguồn vốn đầu tư; thời hạn tiến độ thực hiện dự án...

Đây là một trong những nội dung quan trọng để các bên hợp tác phát triển, thúc đẩy cấp thẩm quyền phê duyệt việc chuyển đổi công nghệ của dự án từ nhiên liệu than sang sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng LNG; đề xuất cập nhật dự án LNG vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho liên danh T&T Group và SK E&S trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ đề xuất xin chủ trương đầu tư đối với các dự án thuộc các lĩnh vực nêu trên theo đúng các quy định của luật pháp Việt Nam. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group cũng cho hay, với nền tảng cơ sở hạ tầng đồng bộ sẵn có, nguồn nhân lực chất lượng cao hiện hữu cùng uy tín, năng lực và tiềm lực vững mạnh của T&T Group, kết hợp cùng kinh nghiệm, công nghệ, quản trị của SK E&S – công ty năng lượng hàng đầu Hàn Quốc hiện nay, việc hợp tác này sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị; hướng tới mục tiêu phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước vào năm 2030 theo kế hoạch và mục tiêu phát triển đã đặt ra của tỉnh Quảng Trị. 

Trước đó, trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2023, T&T Energy (thành viên của Tập đoàn T&T Group) và SK E&S cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực điện khí LNG. T&T Energy và SK E&S sẽ hợp tác phát triển kho cảng LNG và nhà máy điện khí phù hợp với định hướng phát triển và các quy định pháp luật của Việt Nam.

Theo thỏa thuận, SK E&S sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn tài chính để hỗ trợ triển khai dự án.

Cũng nằm trong khuôn khổ chương trình công tác xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc của tỉnh Quảng Trị, ngày 23/4 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã làm việc với liên doanh T&T Group, Tập đoàn Năng lượng Hanwha HEC, Tổng công ty khí Hàn Quốc KOGAS, Công ty Điện lực Nam Hàn Quốc KOSPO về việc đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500 MW.

Theo đó, dự án điện khí LNG Hải Lăng - giai đoạn 1 là dự án động lực của tỉnh Quảng Trị và dự án trọng điểm quốc gia nhằm ổn định an ninh năng lượng. Vì vậy, Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đề nghị liên doanh nhà đầu tư sớm xử lý các công việc của dự án, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hồ sơ, thủ tục pháp lý triển khai dự án.

Liên danh T&T Group - Hanwha - KOGAS - KOSPO cam kết thực hiện đúng tiến độ và đưa dự án vào vận hành thương mại tổ máy đầu tiên vào quý II/2029, phù hợp với tiến độ trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các nhà đầu tư cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị quan tâm hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng; kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, EVN chấp thuận tỷ lệ bao tiêu sản lượng điện của dự án phù hợp, với mức Qc từ 85%-90% để đảm bảo tính khả thi của việc thu xếp vốn; sớm phê duyệt phương án đấu nối và đẩy nhanh tiến độ hoàn hiện đường dây, trạm biến áp, đảm bảo phù hợp với tiến độ vận hành thương mại của dự án và nhiều nội dung quan trọng khác...

SK Group - tập đoàn tư nhân lớn thứ hai của Hàn Quốc, hiện sở hữu hệ sinh thái gồm 304 công ty con và chi nhánh phát triển hoạt động trong nhiều lĩnh vực như hoá chất, chất bán dẫn, viễn thông và công nghệ sinh học. 
SK E&S là công ty năng lượng thuộc SK Group, đang xây dựng chuỗi giá trị LNG toàn phần và tham gia kinh doanh nguồn năng lượng thế hệ tiếp theo trong ngành công nghiệp hydro và thiết lập một danh mục đầu tư xanh bao gồm năng lượng tái tạo, giải pháp năng lượng và LNG thân thiện với môi trường. 
SK E&S cũng là công tư tư nhân đầu tiên của Hàn Quốc nhập khẩu trực tiếp LNG vào năm 2006.

Quảng Nam rà soát năng lực nhà thầu thi công dự án gần 300 tỷ đồng

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã có công văn gửi các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; UBND huyện Quế Sơn về việc tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hồ chứa nước Lộc Đại, huyện Quế Sơn.

Dự án hồ chứa nước Lộc Đại dang dở sau nhiều năm triển khai.

Sau khi xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh và ý kiến của các ngành, đơn vị, địa phương tại cuộc họp ngày 16/4/2024 liên quan tình hình, tiến độ thực hiện dự án Hồ chứa nước Lộc Đại, huyện Quế Sơn.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư; UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh (chủ đầu tư) tổ chức rà soát, đánh giá lại năng lực, kinh nghiệm hiện nay của nhà thầu thi công để xem xét về khả năng tiếp tục thi công dự án; trường hợp nhà thầu thi công đảm bảo năng lực thì khẩn trương chủ trì cùng với nhà thầu thi công lập kế hoạch chi tiết thực hiện (nội dung công việc, thời gian hoàn thành…), tập trung và chủ động làm việc với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn lập các hồ sơ, thủ tục liên quan về đầu tư, cấp phép khai thác khoáng sản đối với các mỏ đất Nổng Trọc, xã Quế Hiệp và Hố Thác, xã Quế Long theo quy định, đảm bảo trữ lượng, chất lượng để thi công hạng mục đập đất công trình Hồ chứa nước Lộc Đại.

Đồng thời, đôn đốc nhà thầu thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ, kịp thời giải ngân nguồn vốn đã bố trí, hoàn thành dự án đảm bảo thời gian đã được UBND tỉnh gia hạn tại Công văn số 8700/UBND-KTN ngày 27/12/2022 (đến hết ngày 31/12/2025). Trường hợp nhà thầu không đảm bảo về năng lực hoặc không tích cực triển khai thực hiện các hồ sơ, thủ tục về đầu tư, cấp phép khai thác khoáng sản đối với các mỏ đất, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh báo cáo, đề xuất phương án xử lý nhà thầu theo quy định. Định kỳ hàng tháng (ngày cuối tháng) báo cáo tình hình thực hiện dự án, các khó khăn, vướng mắc (nếu có) về UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan để theo dõi, chỉ đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc nhà thầu thi công dự án Hồ chứa nước Lộc Đại trong quá trình triển khai thực hiện và kiểm tra, giải quyết các thủ tục liên quan về đầu tư, cấp phép khai thác khoáng sản đối với các mỏ đất nêu trên theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh xem xét, cho chủ trương việc sử dụng nguồn chi phí dự phòng của dự án Hồ chứa nước Lộc Đại để bổ sung phần chi phí bồi thường, GPMB tăng thêm theo thực tế của dự án nêu trên, đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2012/QĐ-UBND ngày 2/7/2018.

Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá cụ thể về đề xuất điều chỉnh kết cấu đập theo đề nghị của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, an toàn công trình và các quy định liên quan hiện hành.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nêu trên (điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn) theo quy định.

UBND huyện Quế Sơn chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, địa phương liên quan tập trung triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB dự án đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định; hoàn chỉnh phương án bồi thường, GPMB, trình thẩm định, phê duyệt để chi trả cho các hộ dân, kịp thời bàn giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, nhà thầu triển khai thi công các hạng mục công trình theo kế hoạch; xem xét, giải quyết các trường hợp khó khăn, vướng mắc phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, GPMB thuộc thẩm quyền, theo quy định.

Được biết, Dự án hồ chứa nước Lộc Đại có tổng vốn tháng 3/2018, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Lộc Đại tại xã Quế Hiệp (huyện Quế Sơn) trên phần diện tích 66,6 ha, với tổng kinh phí 291 tỷ đồng. Công trình trên được khởi công xây dựng cuối năm 2018 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020 nhưng đến nay vẫn còn dang dở.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
  • Thứ trưởng Công an: Tội phạm về tham nhũng, chức vụ diễn ra phức tạp
  • Khởi tranh Giải vô địch Bóng đá Bình Dương sau 17 năm gián đoạn
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm cấp Nhà nước đến Singapore
  • Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
  • Hình ảnh Chủ tịch nước dự Ngày hội sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc
  • Phó Thủ tướng: Không vì Tết mà nể nang, xuê xoa xử lý vi phạm giao thông
  • Quốc gia hưng vong, tiền nhân thao thức
推荐内容
  • Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các nhà khoa học là tài sản quốc gia
  • Đà Nẵng tách Văn phòng UBND TP sau hơn 1 năm nhập vào
  • Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam 'mạnh, độc lập, thịnh vượng'
  • Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
  • Phó Thủ tướng nêu 4 trụ cột để Phú Quốc trở thành trung tâm khu vực và quốc tế