【kq uefa europa】Bịa đặt và hệ lụy pháp lý
Tuy nhiên,ịađặtvagravehệlụkq uefa europa trong ICCPR cũng chỉ ra rằng, việc thực hiện các quyền này mang theo “nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt”. Đó là “phải tuân theo các hạn chế nhất định khi cần thiết để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác” hoặc “để bảo vệ an ninh quốc gia cũng như trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng”. Cũng theo ICCPR, quyền tự do ngôn luận và biểu đạt không được công nhận là quyền tuyệt đối vì nó liên quan đến phát ngôn mang tính phỉ báng, vu khống, sự tục tĩu, khiêu dâm, xúi giục, kích động, gây hấn, hay những thông tin bí mật, vi phạm bản quyền, bí mật thương mại, nhãn dán thực phẩm, thỏa thuận bảo mật thông tin, quyền riêng tư, quyền được lãng quên, an ninh công cộng và khai man...
Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận của công dân đã được quy định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên (1946). Và tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định rõ: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Đồng thời, tuân thủ theo ICCPR, Hiến pháp năm 2013 cũng đã có chế tài: Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Như vậy, theo Công ước quốc tế và Hiến pháp hiện hành, quyền tự do ngôn luận của mọi công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là tự do ngôn luận chứ không phải ngôn luận tự do. Nói cách khác, tự do ngôn luận không có nghĩa là tự do phát biểu, diễn đạt ý kiến của mình mà bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức hay quyền của người khác. Và điều này không chỉ có Việt Nam mà tất cả quốc gia trên trái đất không phụ thuộc vào chế độ chính trị đều không chấp nhận.
Hơn nữa, mọi công dân Việt Nam đều có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Theo đó, tại khoản 1 và 2 Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định nội dung này như sau: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó, tùy vào nội dung cũng như mức độ ảnh hưởng của phát ngôn mang tính chất nói xấu, bịa đặt, vu khống hay bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ, người trong gia đình. Hay: Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử lý hình sự, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu người nào phát ngôn mang nội dung bịa đặt, nói xấu người khác trong trường hợp đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì không xử phạt hành chính mà tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, nếu hành vi có các yếu tố cấu thành tội vu khống tại Điều 156 của Bộ luật Hình sự và người bị hại có yêu cầu khởi tố, người nói xấu có thể chịu các mức phạt sau đây: Phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm đối với hành vi: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Cũng theo quy định của Bộ luật Hình sự, mức phạt tối đa đối với hành vi này có thể lên đến 7 năm tù, cùng với các hình phạt bổ sung khác như phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Ngoài có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, những người nói xấu, bịa đặt… còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do phát ngôn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Thiệt hại khác do luật quy định.
Cũng theo quy định của pháp luật dân sự, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Và để được bồi thường người bị hại có thể: Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu người có hành vi bịa đặt chỉ bị xử lý hành chính. Yêu cầu tòa án xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nếu người có hành vi bịa đặt bị xử lý hình sự.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chủ tịch huyện ở TT
- ·17 trẻ em bị đuối nước
- ·Huyện Long Mỹ: Trao 70 phần quà cho hội viên người mù
- ·17 người được tài trợ phẫu thuật tim
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- ·Sacombank tặng 3.559 suất học bổng cho học sinh, sinh viên
- ·Ấm lòng gia đình chính sách, hộ nghèo
- ·Nhân văn từ tấm thẻ bảo hiểm y tế
- ·Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- ·Nghĩa tình và trách nhiệm với nạn nhân da cam
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Thành phố Vị Thanh: Bàn giao nhà đại đoàn kết
- ·Quả ngọt từ sự hỗ trợ thân tình
- ·Ông Hai từ thiện
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Gửi mẫu xét nghiệm heo bệnh ở xã Vĩnh Viễn A
- ·Gần 1.000 ô dù đã bị giải tỏa
- ·TPHCM lo ngại tội phạm quốc tế, tội phạm ma túy gia tăng
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân