【đội hình werder bremen gặp leverkusen】PwC dự báo Mỹ và Anh sẽ tăng lãi suất trong năm 2016
GDP của nhóm G7 sẽ tăng vượt 2%
Dự báo từ các chuyên gia kinh tế của PwC cho rằng,ựbáoMỹvàAnhsẽtănglãisuấttrongnăđội hình werder bremen gặp leverkusen tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 của nhóm G7 dự kiến sẽ vượt 2%. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2010. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi thuộc nhóm E7 (bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico) sẽ tăng trưởng thấp hơn xu hướng dài hạn trước đó, tuy vẫn cao hơn nhóm G7.
Chuyên gia kinh tế trưởng của PwC Vương quốc Anh, ông John Hawksworth cho rằng: “Nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhanh hơn trong năm 2016 và kinh tế Anh sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ tiêu dùng. Chúng ta cũng sẽ chứng kiến cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro bước vào hồi kết. Khối BRICS sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ sẽ lại có một năm khó khăn, với ngoại trừ duy nhất là Ấn Độ.”
Theo John Hawksworth, Mỹ sẽ dẫn đầu bảng xếp hạng tăng trưởng GDP của nhóm G7. Trong đó, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng gần 3% và đóng góp khoảng 2/3 tổng mức tăng trưởng của nhóm G7 trong năm 2016. Nền kinh tế Mỹ cũng được dự báo là sẽ tạo ra khoảng 200 ngàn việc làm mới mỗi tháng, nhờ đó mà duy trì được mức tăng trưởng tiêu dùng. Tuy nhiên, Mỹ sẽ phải nỗ lực để giữ được vị trí đứng đầu trong nhóm G7 vì đối thủ lớn nhất là Vương quốc Anh dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 2-2,5%.
Báo cáo của PwC cũng cho rằng, trong nhóm E7, Brazil và Nga sẽ tăng trưởng chậm lại còn Ấn Độ sẽ là điểm sángvề tăng trưởng và đây là năm thứ 2 liên tiếp PwC dự báo Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh hơn Trung Quốc, với mức tăng trưởng thực ở khoảng 7,7%.
“Ấn Độ sẽ tiếp tục hưởng lợi từ những cải cách gần đây. Việc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ giảm lãi suất cơ bản từ 8% xuống 6,75% năm ngoái sẽ có tác dụng kích thích tiêu dùng và đầu tư năm nay. Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào ngành công nghiệp còn kém phát triển của Ấn Độ sẽ khởi sắc vì phần lớn các giới hạn về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã được bãi bỏ”, báo cáo của PwC cho biết.
Một dự báo khác cũng rất được lưu ý, đó là PwC dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm xuống 6,5%. Mặc dù các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc đang tiếp tục xâm nhập vào các lĩnh vực công nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao hơn, nhưng các chuyên gia PwC cho rằng, xu hướng tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp diễn bất chấp các nỗ lực đối phó đã và đang được áp dụng. Tăng trưởng về công nghiệp và xuất khẩu sẽ giảm chậm.
“Chúng tôi cho rằng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tăng, đặc biệt là thông qua các thương vụ mua lại các công ty công nghệ mới và nghiên cứu – phát triển. Việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ cũng được dự báo sẽ tiếp tục với nhiều nỗ lực tự do hóa tài khoản vốn, bao gồm nới lỏng giới hạn về phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng”, John Hawksworth diễn giải.
Vì vậy, chuyên gia của PwC khuyến nghị: Mặc dù các chuyên gia kinh tế cho rằng có ít khả năng nền kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng”, các doanh nghiệp vẫn nên cẩn thận trước những rủi ro tiềm năngbắt nguồn từ việc nền kinh tế Trung Quốc có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ tới một số nền kinh tế Đông Nam Á.
Khu vực đồng Euro sẽ kết thúc khủng hoảng
Trong bản công bố của mình, PwC đã đưa một dự báo khá chú ý, khi cho rằng lãi suất tại Mỹ và Anh sẽ tăng trong năm 2016. Theo PwC, vào tháng 12/2015, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006 và Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất dần dần trong năm 2016.
PwC cũng đưa ra dự báo: “Nếu không có cú sốc kinh tế toàn cầu nào trong năm nay, Ngân hàng Anh cũng sẽ có những động thái tương tự vào nửa sau của năm nay. Và khác với Mỹ và Anh, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ vẫn duy trì chính sách tiền tệ thích ứng trong năm 2016”.
Cùng với đó, PwC dự báo rằng, năm 2016 sẽ kết thúc khủng hoảng Khu vực đồng Euro. Dự báo này cho rằng, trong Khu vực đồng Euro, các nền kinh tế “ngoại vi” sẽ tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế “cốt lõi” trong năm thứ hai liên tiếp. Khủng hoảng tại Hy Lạp có thể bùng phát trở lại nhưng sẽ khó lan ra các nước thành viên còn lại. Chính vì vậy, các chuyên gia kinh tế PwC dự báo rằng khủng hoảng Khu vực đồng Euro ít nhất cũng sẽ bước vào hồi kết trong năm 2016.
“Trong bối cảnh các nước ngoại vi đã kiểm soát được phần lớn các vấn đề gây mất cân bằng và đang tiến hành cải cách cơ cấu nền kinh tế, nhiều khả năng GDP của Khu vực đồng Euro sẽ tăng trưởng khoảng 1,6% trong năm 2016 – mức cao nhất kể từ năm 2011”, PwC nhận định./.
Như Nguyệt
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·10 sự kiện nổi bật tỉnh Cà Mau năm 2020
- ·Ngoại giao Việt Nam và đóng góp cho chiến thắng mùa Xuân 1975
- ·Đảng bộ Quân sự Bình Long chuẩn bị tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Án ma túy tăng cả quy mô, tính chất
- ·Cà Mau: Tổ chức Hội thi Đồn trưởng, Hải đội trưởng, Chính trị viên Đồn, Hải đội Biên phòng năm 2021
- ·Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để lựa chọn nhân sự Đại hội Đảng các cấp
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Nhiều mô hình góp phần đảm bảo an toàn giao thông
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau lãnh án 2 năm tù
- ·Y án sơ thẩm vụ án Trương Châu Hữu Danh và nhóm “Báo sạch”
- ·Thủ tướng: Đây là giai đoạn vàng quyết liệt chống dịch
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Góp phần bảo đảm an toàn giao thông
- ·Mùa hè kỷ niệm
- ·Nâng cao hiệu quả phong trào Thi đua Quyết thắng
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Thưởng ngoạn Đầm Chuồn