【nhận định bóng đá keonhacai 5】Giáo dục Bình Phước
BPO - Là tỉnh thuộc địa bàn “vùng trũng” của cả nước nên những ngày đầu tái lập,ụcBigravenhPhướnhận định bóng đá keonhacai 5 cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên ngành giáo dục Bình Phước còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Thế nhưng hơn 10 năm gần đây, giáo dục Bình Phước đã cất cánh vươn xa, trở thành tỉnh trong top đầu cả nước về chất lượng giáo dục mũi nhọn. Thành quả nổi bật đó, ngoài sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, còn có sự quan tâm đầu tư của cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn xã hội.
Buổi đầu gian khó
Gắn bó, tâm huyết với ngành giáo dục Bình Phước từ buổi đầu sơ khai nên đến nay Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Phước vẫn còn nhớ và lưu lại những ký ức năm 1997. Ông cho biết, lúc còn là tỉnh Sông Bé, hệ thống cơ sở vật chất chủ yếu quan tâm đầu tư, xây dựng ở khu vực phía Nam - vùng trung tâm, còn khu vực phía Bắc, vùng sâu, xa thì rất khiêm tốn. Vì thế, lúc tách tỉnh, mạng lưới trường lớp ở Bình Phước khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Lúc đó, toàn tỉnh chỉ có 28 trường mẫu giáo/414 lớp/11.925 trẻ (từ 3-5 tuổi), tỷ lệ ra lớp chỉ đạt 26,2%; bậc tiểu học có 92 trường/2.896 lớp/91.660 học sinh; bậc THCS có 43 trường/676 lớp/27.369 học sinh. Đặc biệt, bậc THPT chỉ có 11 trường và 1 trường phổ thông dân tộc nội trú với tổng 4.361 học sinh/112 lớp. Toàn tỉnh có 2.568 phòng học, trong đó 1.790 phòng học từ cấp 4 trở lên, 778 phòng học tạm (tranh, tre, lá, nứa). Đội ngũ giáo viên cũng thiếu rất nhiều, chỉ có 3.854 giáo viên, thiếu hơn 1.000 người so với quy định.
Xuất phát điểm thấp nhưng chất lượng giáo dục Bình Phước luôn thuộc top đầu cả nước. Trong ảnh: Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Tuệ Hiền (nay là Chủ tịch UBND tỉnh) tặng hoa chúc mừng em Nguyễn Văn Thành Lợi, đoạt HCV Olympic Vật lý châu Á - Thái Bình Dương, năm 2018
“Chồng chất khó khăn nhưng lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và ưu tiên nguồn ngân sách đầu tư xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học. Đối với giáo viên, ngoài tuyển dụng từ miền Bắc, miền Trung vào, tỉnh còn liên kết với các Trường cao đẳng Sư phạm Long An, Bình Dương tuyển và đào tạo cấp tốc các khóa ngắn hạn, dài hạn, đồng thời phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ, tăng cường dạy thêm giờ, 2 buổi/ngày. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đã huy động số lượng lớn trẻ mầm non và học sinh tiểu học ra lớp đúng tuổi. Vì thế, chỉ sau 2 năm, tức năm 1999, Bình Phước đã đạt chuẩn xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học” - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am tự hào.
Nội bộ ngành giáo dục thương nhau, đoàn kết lắm, do cùng lớn lên, được đào tạo và công tác ở thời điểm quá khó khăn. Rồi tình cảm của học sinh, gia đình học sinh rất quý mến thầy cô, nên chúng tôi thấy trách nhiệm của mình phải làm như thế nào để giảng dạy cho tốt. Đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, huyện, các cấp, ngành. Nghĩ đến tình cảm của Đảng, Nhà nước, nhân dân, học sinh nên dù khó khăn mọi người đều cố gắng làm tốt công việc của mình, góp phần đưa ngành giáo dục phát triển. |
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT |
Đến nay, mạng lưới trường, lớp ở Bình Phước đã phát triển về cả lượng và chất. Hiện toàn tỉnh có 430 trường/8.049 lớp học các cấp với gần 250 ngàn học sinh. Bình quân mỗi huyện, thị xã, thành phố có hơn 3 trường THPT, THCS&THPT; mạng lưới trường tiểu học, THCS phủ kín tại 111 xã, phường, thị trấn. Từ năm học 2019-2020 đến nay, toàn tỉnh không còn phòng học tạm, mượn và chỉ thiếu cục bộ một số phòng học do trong thời gian tu bổ, nâng cấp. Đến nay, Bình Phước có 132/388 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt 34% và phấn đấu đến cuối năm học 2021-2022 công nhận thêm 8 trường. Đặc biệt, việc xây dựng trường, lớp các cấp không còn đầu tư theo kiểu dàn trải, chắp vá mà chính quyền địa phương đều “chi mạnh tay” theo hướng đạt chuẩn. Nhiều trường được đầu tư xây dựng với kinh phí trên dưới 100 tỷ đồng như: THPT chuyên Bình Long, THPT Đồng Xoài, THPT Đồng Phú, THCS&THPT Võ Thị Sáu (Bù Gia Mập)…
Đội ngũ giáo viên từ chỗ thiếu trầm trọng, trong đó có đến 1/3 chưa đạt chuẩn thì đến nay cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu với 13.770 giáo viên và hầu hết đã đạt chuẩn theo quy định.
Giáo dục Bình Phước hiện đã cất cánh vươn xa, trở thành tỉnh top đầu cả nước về chất lượng giáo dục mũi nhọn. Trong ảnh: Các đơn vị thuộc ngành GD&ĐT tỉnh nhận cờ thi đua của UBND tỉnh
Top đầu cả nước về chất lượng
Để tạo điểm nhấn, đột phá về chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn, ngoài quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, tháng 9-2003, Trường THPT chuyên Quang Trung đi vào hoạt động. 10 năm sau (năm 2013), tỉnh thành lập thêm Trường THPT chuyên Bình Long. Việc thành lập và đưa 2 trường chuyên vào hoạt động ở địa bàn “vùng trũng” đã “gỡ nút thắt” về chất lượng giáo dục.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Am nhớ lại: Ngay từ năm 1999, lãnh đạo tỉnh đã nghĩ đến chuyện phải xây dựng trường chuyên. Khi chưa chia tách, cũng có một số học sinh giỏi gửi đào tạo ở tỉnh Sông Bé. Do đó, lãnh đạo tỉnh và ngành giáo dục tính toán thấy cần thiết phải xây dựng trường chuyên để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tỉnh, đất nước. Vậy là lãnh đạo tỉnh chọn vị trí đẹp xây dựng trường, liên hệ với tỉnh Bình Dương xin kinh phí, tuyển chọn giáo viên tốt từ các trường trong tỉnh.
Trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, điểm thi của Bình Phước luôn nằm top giữa cả nước. Trong ảnh: Các thí sinh rời phòng thi, điểm thi THPT Đồng Xoài, kỳ thi năm 2021
Sau 18 năm hoạt động, thầy và trò Trường THPT chuyên Quang Trung luôn nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện và gặt hái được nhiều thành tích nổi bật, là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Phước. Đến nay, trường có 563 giải học sinh giỏi quốc gia, gồm 7 giải nhất, 84 giải nhì, 214 giải ba và 258 giải khuyến khích. Đặc biệt, Nguyễn Văn Thành Lợi, học sinh chuyên Lý khóa 13 đã xuất sắc mang về 1 huy chương đồng Vật lý quốc tế và 1 huy chương vàng Vật lý châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, trường còn có 32 em dự thi vòng 2 chọn học sinh giỏi khu vực và quốc tế ở các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh. Năm học 2010-2011, trường đứng đầu cả nước về điểm thi đại học, nhiều lần xếp hạng nhì trong top 200 trường đại học và nhiều thủ khoa, á khoa các trường đại học danh tiếng cả nước.
Dù thành lập và hoạt động mới 8 năm nhưng thầy, trò Trường THPT chuyên Bình Long cũng đã để lại những dấu ấn nổi bật rất đáng tự hào. Ngoài đào tạo, bồi dưỡng nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia, dự thi vòng 2 để chọn học sinh giỏi cấp khu vực, quốc tế thì trong kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 hằng năm, trường đều đạt nhiều giải cao và trong top đầu khu vực, cả nước. Với thành tích xuất sắc đó, nhiều lần trường được Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng bằng khen, cờ thi đua xuất sắc, là điển hình thi đua yêu nước tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Tính chung trên phạm vi toàn tỉnh, hơn 10 năm gần đây, trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng, tỷ lệ đậu và đạt điểm cao, Bình Phước luôn nằm trong top giữa của cả nước. Trong các kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp quốc gia và Olympic truyền thống 30/4 hằng năm, tỉnh Bình Phước luôn trong top đầu cả nước và đứng đầu khu vực phía Nam (tính từ Đà Nẵng vào đến Cà Mau), chỉ sau TP. Hồ Chí Minh. Năm 2021, Bình Phước đoạt 54 giải học sinh giỏi THPT cấp quốc gia, xếp thứ 8 cả nước (tăng 7 giải so với năm 2020), gồm 4 giải nhất, 6 giải nhì, 17 giải ba và 27 giải khuyến khích; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,69%, xếp thứ 37 cả nước.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Năm 2018: Năm cao điểm về cổ phần hoá, sắp xếp lại DNNN
- ·Công đoàn Bộ Tài chính ủng hộ nhân dân Ninh Bình bị thiệt hại do lũ lụt
- ·Kho bạc Bình Định kiểm soát chi chính xác, an toàn
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Tán thành tăng lương, nhưng phải gắn với tinh giản biên chế
- ·Thoái vốn Sabeco: Mũi tên trúng hai đích
- ·Xét xử vụ chạy thận: Làm rõ lời khai sinh đôi tại Tòa
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Quy định mới về quyết toán kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Phát huy hiệu quả nguồn lực dự trữ quốc gia
- ·Tinh giản bộ máy mới giảm được chi thường xuyên
- ·Cơ quan nhà nước không còn tình trạng “chạy” kinh phí để tiêu cho hết
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân tài sản không giải thích được nguồn gốc rõ ràng
- ·Tình tiết đáng chú ý tại phiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm
- ·Học phí chuyển thành "giá dịch vụ đào tạo": Liệu có lạm thu?
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Quảng Ngãi: Xem xét, xử lý các dự án đầu tư công chậm tiến độ