会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【chivas – atlas】Chứng khoán tuần: Liệu có mừng hụt với vốn ngoại?!

【chivas – atlas】Chứng khoán tuần: Liệu có mừng hụt với vốn ngoại?

时间:2025-01-29 07:16:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:245次

chứng khoán tuần

VN-Index chốt tuần ở mức 558,ứngkhoántuầnLiệucómừnghụtvớivốnngoạchivas – atlas43 điểm, giảm so với phiên cuối tuần trước đó 2,4%, hay 13,65 điểm. Đây là tuần giảm sâu nhất kể từ tuần cuối cùng của tháng 1/2016, cũng là tuần mà thị trường tạo đáy.

Vốn ngoại mua mạnh, chỉ là làm đẹp sổ sách?

Trái ngược với sự buồn thảm của thị trường, nhà đầu tư nước ngoài lại có một tuần rót vốn khá mạnh. Khoảng 425,2 tỷ đồng đã chảy ròng vào hai sàn qua các giao dịch khớp lệnh. Mức mua ròng này tăng hơn 2 lần so với tuần trước nữa.

Nhờ có tuần cuối cùng giải ngân tích cực, tổng thể quy mô mua ròng của khối ngoại trong tháng 3 đạt khoảng 595,4 tỷ đồng không kể thỏa thuận, xác nhận là tháng mua ròng đầu tiên sau 4 tháng liên tục bán ròng trước đó.

Các giao dịch mua này đã trở thành một lực đỡ quan trọng cho thị trường. Lẽ dĩ nhiên các cổ phiếu được mua lớn nhất vẫn là những blue-chips quan trọng như SSI, CII, HPG, MSN, VCB…

Một số liệu thống kê xác nhận điều này: Tuần qua tổng giá trị mua vào của nhà đầu tư nước ngoài với các cổ phiếu trong rổ HSX30 đạt 600,2 tỷ đồng chỉ tính riêng khớp lệnh, tăng 15% so với tuần trước. Quy mô mua này chiếm tỷ trọng 15,3% trong tổng giá trị khớp lệnh của rổ. Đây mà tỷ trọng rất cao, thậm chí cao hơn cả tuần xuất hiện hoạt động tái cân bằng của hai quỹ ETF.

Lực mua của khối ngoại tăng lên đúng vài thời điểm thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh khi VN-Index lùi dần xuống ngưỡng hỗ trợ 570 điểm. Không ít nhà đầu tư diễn giải hoạt động mua vào này như một động thái nâng đỡ và gom hàng giá rẻ.

Tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy. Trong lực cầu mạnh lên tuần qua, có cả các giao dịch làm đẹp sổ sách thường thấy ở cuối mỗi quý. Thậm chí, quý 1 hàng năm là thời điểm quan trọng không kém quý cuối cùng của một năm tài chính, vì đó là lúc các tổ chức cần chốt danh mục đầu tư để báo cáo cổ đông, thậm chí là báo cáo trong đại hội cổ đông của quỹ. Một con số tích cực luôn là điều được hướng tới.

Thực tế các giao dịch mua của nhà đầu tư nước ngoài tính chung chỉ mạnh lên từ phiên ngày 25/3 và càng lúc càng lớn đến ngày 31/3. Trong 5 phiên này mỗi ngày trung bình mức giải ngân khoảng 204,1 tỷ đồng không tính thỏa thuận. Đến phiên ngày 1/4, tức là phiên cuối tuần này, giá trị giải ngân đã sụt giảm gần một phần ba. Việc sụt giảm này chưa phải là tín hiệu xác nhận chắc chắn về hoạt động làm đẹp sổ sách nhất thời, nhưng hoàn toàn có thể cho thấy sự thiếu ổn định trong giao dịch.

Do các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tổng hợp như một con số duy nhất nên rất khó để tách bạch mục đích giao dịch ngắn hạn dạng làm đẹp số sách hay các giao dịch mua thật sự. Chẳng hạn tuần qua vẫn có các đăng ký mua mới của tổ chức nước ngoài với một số cổ phiếu. Tuy nhiên cần tách bạch hai kiểu giao dịch như vậy: Các giao dịch nâng đỡ giá thường có dấu hiệu đẩy giá lên và chấp nhận mua cao và xuất hiện nhiều cổ phiếu chủ chốt. Ngược lại, với các giao dịch mua thật sự, giá càng giảm càng được mua lớn.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 1/4

Giá đóng cửa ngày 25/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 1/4

Giá đóng cửa ngày 25/3

Mức tăng (%)

TMS

77

100

-23

AGM

13

10.5

23.81

TSC

9.6

12.4

-22.58

CMT

12.6

10.5

20

BCG

7.1

9

-21.11

VPH

11.5

9.6

19.79

VSC

57

67

-14.93

EVE

42.6

35.7

19.33

VNH

1.2

1.4

-14.29

POM

10

8.4

19.05

VMD

36.1

41.9

-13.84

TNA

53.5

46.5

15.05

HAR

4.4

5.1

-13.73

ATA

4

3.5

14.29

HVG

10.3

11.9

-13.45

TLH

6.6

5.8

13.79

PPI

4.6

5.3

-13.21

HU3

8.4

7.5

12

TYA

11.3

12.9

-12.4

VSI

15.6

14

11.43

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 1/4

Giá đóng cửa ngày 25/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 1/4

Giá đóng cửa ngày 25/3

Mức tăng (%)

TXM

6.8

9

-24.44

NDF

4.2

3.4

23.53

KMT

6.5

7.9

-17.72

AMV

4.1

3.4

20.59

KLS

7.5

9.1

-17.58

BSC

22.5

18.7

20.32

VC5

3.9

4.7

-17.02

DNP

36

30

20

SDC

10

12

-16.67

VC2

18.5

15.5

19.35

PV2

2.3

2.7

-14.81

SDN

32.2

27

19.26

VMI

6.5

7.6

-14.47

NHA

7.9

6.8

16.18

CVN

2.3

2.6

-11.54

KTT

3.6

3.1

16.13

IDJ

2.4

2.7

-11.11

VGS

8.7

7.5

16

TSB

8.2

9.1

-9.89

QNC

8

6.9

15.94

Quý 1 khác lạ của dòng vốn ngoại

Nhìn lại quý 1/2016, dòng vốn ngoại trên sàn khớp lệnh có những thay đổi kém tích cực. Năm nay là năm đầu tiên trong 3 năm gần đây, nhà đầu tư nước ngoài có mức giải ngân âm trong quý 1, khoảng -865,6 tỷ đồng. Đặc biệt các giao dịch khớp lệnh là lực đỡ quan trọng cho giá cổ phiếu vì các giao dịch thỏa thuận không căn cứ vào giá hàng ngày. Trong khi đó quý 1/2015 là +523,2 tỷ và quý 1/2014 là +1.581,2 tỷ đồng.

Điều này có thể lý giải một phần từ hoạt động tái cân bằng hai quỹ ETF vào cuối các tháng 3 hàng năm. Năm nay quy mô giải ngân thấp hơn mặc dù về cơ bản hai quỹ này vẫn mua ròng.

Tuy nhiên theo dõi dòng chảy vốn của các quỹ ETF cũng cho thấy có sự thay đổi không tốt. Chẳng hạn với quỹ V.N.M, thống kê của Index Universe cho thấy dòng vốn vào quỹ này trong quý 1/2016 đang là -21,36 triệu USD (-2,1 triệu chứng chỉ). Số liệu theo dõi từ năm 2011 đến nay thì đây là quý 1 đầu tiên trong 6 năm, dòng vốn vào là âm. Quỹ FTSE trong quý 1/2016 cũng -309.250 chứng chỉ quỹ. So với thời điểm 31/12/2015 thì đến 31/3/2016, giá trị tài sản ròng của quỹ VNM giảm 13,34% và quỹ FTSE giảm 7,8%.

Thông thường quý 1 hàng năm, dòng vốn nước ngoài hoạt động mạnh trong thời điểm có báo cáo kết quả kinh doanh năm trước, cũng như số liệu kiểm toán chính thức. Quý 1 cũng là quý mà các quỹ giải ngân mạnh hơn và tháng 5 thường là các giao dịch bán chiếm ưu thế.

Điều này cũng phù hợp với diễn biến thị trường thường là tăng trong quý 1 hàng năm và ngược lại, tháng 4 hàng năm đa phần là tháng điều chỉnh. Quy luật này đã đều đúng kể từ năm 2013. Với sự khác lạ của dòng vốn ngoại trong quý 1, thị trường có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

21.3.2016

2,517.3

167.7

172.5

22.3.2016

2,356.1

162.5

119.1

23.3.2016

2,363.0

171.8

97.3

24.3.2016

2,600.1

136.3

156.7

25.3.2016

2,451.0

192.9

76.3

28.3.2016

2,108.6

191.8

77.7

29.3.2016

2,548.4

173.9

125.6

30.3.2016

2,192.7

200.1

125.8

31.3.2016

2,567.9

261.5

121.0

1.4.2016

2,129.4

148.7

100.8

Trọng Nghĩa

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
  • ‘Chìa khoá’ cho sự bền vững của đường ống cấp thoát nước
  • Xuất khẩu thủy sản quý I: Lo sụt giảm kim ngạch
  • Bản tin tài chính sáng 18/8: Giá vàng và USD giảm, dầu đi lên
  • Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
  • Kịp thời xuất cấp hàng phòng chống thiên tai, dịch bệnh
  • Lãi suất ngân hàng hôm nay 15/8: Loạt nhà băng giảm, gửi đâu lãi cao nhất?
  • Nhiều ưu đãi đặc quyền với thẻ tín dụng HDbank Priority
推荐内容
  • Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
  • Giá vàng trong nước quay đầu giảm dù thế giới hồi phục
  • Infographics: Cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý 11 tỷ hóa đơn
  • Rút ngắn thời gian tạm nhập tái xuất xăng dầu
  • Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
  • Ông Võ Kim Cự vận động lập Hiệp hội sâm, thủ phủ sâm nói thẳng 'bất hợp lý'