会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ltd bđ】Nhận diện bản chất của một số giải thưởng nhân danh nhân quyền!

【ltd bđ】Nhận diện bản chất của một số giải thưởng nhân danh nhân quyền

时间:2025-01-10 23:28:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:788次

Nhiều năm nay,ậndiệnbảnchấtcủamộtsốgiảithưởngnhândanhnhânquyềltd bđ việc một số đối tượng luôn có hành vi, hoạt động vi phạm pháp luật chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam song lại được một vài tổ chức quốc tế nhân danh nhân quyền tôn vinh, trao tặng giải thưởng, khiến dư luận đã phải đặt câu hỏi về mục đích của các tổ chức này. Bởi, bất chấp thành tựu của Việt Nam về thực thi và bảo vệ quyền con người đã được quốc tế ghi nhận, các tổ chức này đang lợi dụng nhân quyền làm chiêu bài phục vụ cho các mưu đồ hiểm độc.

Ngày 21-10, VOA, RFA,... và nhiều diễn đàn chống cộng đồng loạt đưa tin Stefanus Alliance International (Liên minh quốc tế Xtê-phan-nớt) của Na Uy trao giải thưởng nhân quyền 2020 cho Nguyễn Bắc Truyển - một đối tượng đang phải chấp hành án vì hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Trước đó, vì đã cùng với Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Lê Thu Hà,... trong cái gọi là “hội anh em dân chủ” tập hợp lực lượng, tổ chức nhiều hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nên năm 2018, Nguyễn Bắc Truyển bị Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bản án 11 năm tù và ba năm quản chế sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Đáng chú ý, với tội danh, án phạt như vậy nhưng Nguyễn Bắc Truyển vẫn được Stefanus Alliance International bất chấp trao giải thưởng nhân quyền, trong khi theo tôn chỉ của tổ chức này thì giải thưởng được lập ra để vinh danh “các cá nhân hoặc tập thể có đóng góp đặc biệt cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng trên toàn thế giới”.

Ngạc nhiên hơn, Nguyễn Bắc Truyển lại do CWS (Đoàn kết Công giáo toàn cầu) đề cử, dù ông ta đã cải đạo sang Phật giáo Hòa hảo. Bất chấp việc các hoạt động của ông ta không hề đáp ứng tôn chỉ của bất cứ tổ chức đề cử hay trao giải nào, nhưng đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Bắc Truyển nhận một giải thưởng nhân danh nhân quyền. Năm 2007, trong phiên tòa tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Bắc Truyển đã bị tuyên phạt án tù bốn năm vì tội tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, ra tù năm 2011. Song dù không phải là nhà văn, cũng không có tác phẩm nghệ thuật nào, ngay trong năm này Nguyễn Bắc Truyển vẫn được HRW (Theo dõi nhân quyền) trao giải Hellman-Hammett, giải thưởng HRW lập ra để trợ cấp “cho các nhà văn cần được giúp đỡ về tài chính và đàn áp chính trị”. Để vớt vát, HRW tuyên bố: “Những bài viết của Nguyễn Bắc Truyển sau khi ra tù tập trung vào các bạn tù chính trị của mình, và những nỗi khó khăn và sự kỳ thị mà cựu tù nhân chính trị phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày”!

Trên thực tế, Nguyễn Bắc Truyển không phải là đối tượng chống phá Nhà nước duy nhất tại Việt Nam được nhận các giải thưởng nhân quyền loại này. Từ năm 1994 đến nay, chỉ riêng HRW đã trao giải thưởng kèm số tiền từ 1.000 USD đến 10.000 USD cho gần 30 cá nhân tại Việt Nam. Tính rộng ra, hàng loạt tổ chức xã hội dân sự như RSF (Tổ chức Phóng viên không biên giới), PIN (Người cần giúp đỡ), IPA (Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế),... đã trao giải cho nhiều đối tượng vốn có nhiều hành vi chống phá Nhà nước, xã hội Việt Nam. Nhiều tổ chức chống cộng ở nước ngoài cũng lập một số giải thưởng nhưng đều hữu danh vô thực, như “giải Nguyễn Chí Thiện” (hội Pháp Việt tương trợ), “giải Lê Đình Lượng” (tổ chức khủng bố “Việt tân”), “giải nhân quyền Việt Nam” (mạng lưới nhân quyền), gần đây là giải “tinh thần Trần Văn Bá”. Một đặc điểm quen thuộc nổi lên của các loại giải này là quanh đi quẩn lại chỉ trao cho một số nhân vật quen mặt trong “làng dân chủ” như Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga... Và bất chấp số giải thưởng mọc lên như nấm, các gương mặt mới có tên trong nhận giải lại ngày một thưa thớt. Chẳng hạn phải đến 5 năm, giải “Nguyễn Chí Thiện” mới tìm ra “chủ nhân”.

Từ thực trạng của cái gọi là “giải thưởng nhân quyền”, có thể thấy bản chất các giải thưởng này chỉ là thủ đoạn giúp các tổ chức chống cộng quốc tế hợp thức hóa việc cung cấp tiền bạc cho những kẻ được họ o bế, tiếp tay hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Để lọt vào danh sách trợ cấp của HRW, đối tượng chỉ cần có hồ sơ cá nhân kèm theo danh sách bài viết đáp ứng tiêu chí do HRW đặt ra là đã đủ điều kiện ứng cử. Tương tự, “quỹ Gruber” của Nghiệp đoàn Luật sư quốc tế có trị giá đến nửa triệu USD, nhưng tiêu chí cho ứng viên “giải Gruber” lại tương đối đơn giản, và Lê Thị Công Nhân từng lọt vào danh sách đề cử của giải này. Cần nói thêm, kể từ năm 2011, thay vì chỉ duy trì giải thưởng như trước đây, “quỹ Gruber” chuyển hướng sang các hoạt động “tài trợ nhân quyền” qua các hình thức mở hội thảo, lớp học, trao học bổng, lập dự án. Mặc dù các cuộc bầu bán của IPA và RSF luôn tô vẽ hình thức minh bạch nhưng thực chất có sự thông đồng, dồn phiếu cho một vài cây bút chống phá tại các nước đang phát triển.

Cũng tương tự, các giải thưởng của tổ chức phản động, khủng bố hải ngoại được tạo ra cũng không ngoài mục đích đó. Đơn cử, sau khi nhận giải “Lê Đình Lượng” từ tổ chức khủng bố “Việt tân” với số tiền 5.000 USD, Nguyễn Thúy Hạnh đã công bố chuyển ngay số tiền này vào “quỹ 50k” (quỹ được chị ta thành lập nhằm tài trợ tiền bạc cho những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước). Số tiền từ các loại giải thưởng nhân danh nhân quyền thoạt nghe không nhiều, nhưng trên thực tế đây chỉ là một trong rất nhiều khoản tiền mà các “nhà rận chủ” như Nguyễn Bắc Truyển hay Phạm Thị Đoan Trang nhận được qua vô số hoạt động hà hơi, tiếp sức khác nhằm hợp thức hóa việc cung cấp tiền bạc như: nhuận bút, bán sách, hỗ trợ từ các quỹ phản động trá hình xã hội dân sự, tiền dự án NGO (tài trợ từ các dự án phi chính phủ), học bổng “xã hội dân sự”, các buổi quyên góp gọi là thiện nguyện...

Như vậy, thực tế số tiền những đối tượng này nhận được từ các tổ chức thù địch với Việt Nam vô cùng lớn, nhiều trường hợp lên đến hàng tỷ đồng. Chưa kể, bằng việc thể hiện sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, mà giải thưởng nhân quyền là một thí dụ, đây còn là thứ “mồi nhử”, khuyến khích các đối tượng này ra sức hoạt động chống phá chế độ nhằm tìm kiếm cơ hội được nhập cư tại nước ngoài, hưởng thụ tiền kiếm được từ các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong một video phỏng vấn cho “dự án 88”, Phạm Thị Đoan Trang thừa nhận: “tôi thấy các nhà hoạt động từng hoạt động mạnh mẽ, dấn thân sau đó đi tù một thời gian thì đi nước ngoài rồi chấm dứt. Tôi thấy nó có gì đó hơi phí phạm. Tôi cảm thấy vòng đời hoạt động ngắn quá (…) Với những nhà hoạt động nhân quyền tôi cảm thấy họ xứng đáng được nghỉ ngơi, ra nước ngoài mặc dù điều đó đồng nghĩa với chấm dứt cuộc đời hoạt động của họ”. Đây có thể được xem là lý do khiến một số kẻ ăn không ngồi rồi muốn thành “nhà hoạt động”, “nhà dân chủ”, “người bất đồng chính kiến”... Có thể kể Trần Thị Nga như một thí dụ mới nhất trong danh sách làm giàu bằng “nghề dân chủ”. Tiếp bước đàn chị như Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,… từ khi được sang Mỹ định cư, Trần Thị Nga chỉ lên mạng đăng các video khoe cuộc sống hưởng thụ, ăn chơi và gần như không nhắc đến hoạt động tranh đấu.

Song không phải người nào cũng có cơ hội lọt vào danh sách nhận cái gọi là giải thưởng nhân quyền. Bởi lẽ, muốn có các giải này, ngoài bản thành tích chống phá chế độ, các đối tượng phải được lòng của các con buôn dân chủ khác. Thí dụ, muốn được giải “Lê Đình Lượng”, đối tượng phải ý thức việc tìm cách lọt “mắt xanh” của Phạm Minh Hoàng, Trúc Hồ, vốn là thành viên của tổ chức khủng bố “Việt tân” để từ đó mà biết cách quan hệ, thể hiện. Chưa kể, các tổ chức như HRW, Stephanus khó biết tới các đối tượng đó tại Việt Nam nếu không được các tổ chức chống cộng của người Việt ở hải ngoại chỉ điểm, ủy thác, dẫn dắt. Bằng cách tổ chức như vậy, trong thực tế những đối tượng, tổ chức nói trên đã hợp thành một “liên minh ma quỷ”, lợi dụng việc trao giải thưởng để hỗ trợ tài chính cho đối tượng chống đối, đồng thời lu loa, gây sức ép với chính quyền, mưu đồ can thiệp vào đường lối chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Mặt khác, bằng việc tạo ra các giải thưởng nhân quyền, các tổ chức này còn vẽ ra miếng mồi ngon cho các đối tượng chống phá giành giật, trong khi thực tế thì quỹ giải thưởng hầu như chỉ dành cho một vài cái tên quen thuộc. Đơn cử, trường hợp Lê Công Định giành giải nhân quyền 2019 từ “mạng lưới nhân quyền Việt Nam” rốt cục đã chứng tỏ đây là một vở kịch dàn dựng vụng về, đem lại bẽ bàng cho không ít “nhà dân chủ” trong khi nhiều đối tượng mong chờ khoản tiền ấy sẽ thuộc về Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, bởi các hoạt động chống phá của hai người này liên tục được đăng trên mạng xã hội và các địa chỉ chống cộng.

Cũng phải nói thêm, không rõ những người được đặt tên cho giải thưởng như Nguyễn Chí Thiện, Lê Đình Lượng, Trần Văn Bá có thấy ngậm ngùi nếu biết họ tên của họ đã bị các tổ chức phản động lợi dụng, trong khi chính bản thân họ gần như không còn được quan tâm. Sau khi định cư rồi chết tại Mỹ, Nguyễn Chí Thiện mới được hội Pháp Việt tương trợ dựng lên thành giải thưởng thơ. Năm 1985, Trần Văn Bá bị kết án tử hình vì thành lập biệt kích vũ trang âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Từ đó không còn ai nhớ đến Trần Văn Bá, chỉ tới thời gian gần đây thì tên tuổi người này mới được khai quật lại khi một số tổ chức chống cộng lưu vong lập giải thưởng mang tên kẻ phản quốc. Vì sự việc này gia đình của ông Trần Văn Bá đã phải lên tiếng: “Gia đình Trần Văn Bá không bao giờ đứng ra, hoặc yêu cầu bất cứ ai, cá nhân hay đoàn thể, đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm công cộng cho Trần Văn Bá, hoặc khởi xướng một phong trào phát huy tinh thần Trần Văn Bá, cũng như không bao giờ kêu gọi cộng đồng người Việt đóng góp cho các công cuộc này”. Với trường hợp Lê Đình Lượng, dù ông ta tuyên bố “tuyệt thực” nhưng chẳng mấy nhà dân chủ nào đoái hoài đến “biểu tượng sống của phong trào đấu tranh”, bởi họ còn bận tâm lo cho nồi cơm của chiến hữu…

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người chính đáng của mọi công dân. Quan điểm ấy không chỉ thể hiện qua Hiến pháp Việt Nam, qua các bộ luật, nghị quyết, nghị định, chính sách xã hội,… quan trọng, mà còn được xác nhận qua việc ký kết các công ước quốc tế về quyền con người, việc được các tổ chức quốc tế, các quốc gia tiến bộ trên thế giới thừa nhận. Những thành tựu về quyền con người ở Việt Nam là bằng chứng thuyết phục nhất và không thể phủ nhận. Xóa bỏ hiểu lầm trong quá khứ, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã chọn Việt Nam là đối tác tin cậy vì hòa bình, độc lập, phát triển, đồng thời bác bỏ chiêu trò của các tổ chức chống cộng sử dụng nhân quyền làm công cụ để vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Vì thế, cần nhận diện và vạch trần bản chất xấu xa của các loại giải thưởng nhân danh nhân quyền nêu trên, đồng thời khẳng định rõ đó không phải là việc tôn vinh cá nhân, mà chính xác là hành vi tiếp tay cho cái xấu. Tiếp cận và nhìn nhận đúng đắn vấn đề sẽ giúp chúng ta hiểu rõ bản chất cùng các trò ma quỷ của những kẻ đã và đang mưu đồ cản trở, phá hoại sự ổn định, phát triển của Việt Nam; đồng thời giúp những người còn mơ hồ, thiếu hiểu biết không bị mê hoặc, không bị sa vào “cái bẫy” của kẻ xấu.

PHAN KỶ (Báo Nhân Dân điện tử)

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
  • Việt Nam wants contents violating its sovereignty in South China Sea amended, removed
  • Foreign minister hosts visiting Cuban diplomat
  • Hà Nội to have new international airport, ring roads
  • Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
  • Cambodian PM values new university faculty of Vietnamese language
  • State leader hosts ceremony marking 77th National Day
  • Cuban official praises close ties with Việt Nam
推荐内容
  • Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
  • Việt Nam attends 10th Moscow Conference on International Security
  • Party chief praises special relations with Laos in meeting with Vientiane leader
  • Education a top national policy: PM
  • Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
  • First Việt Nam