【kết qua anh】Mở cửa du lịch tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác
Khách quốc tế tìm kiếm thông tin du lịch Việt Nam tăng mạnh
Ngày 11/3,ởcửadulịchtạođộnglựcpháttriểncácngànhkinhtếkhákết qua anh tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuỗi diễn đàn "Luồng xanh cho du lịch cất cánh" với chuyên đề: Mở cửa du lịch linh hoạt - hiệu quả - an toàn.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, bà Trần Thị Lan Anh - Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động VCCI cho biết, thế giới đã bước vào năm thứ ba của đại dịch Covid-19, trước những diễn biến vẫn còn phức tạp hiện nay, chắc chắn việc sống chung với Covid-19 sẽ còn kéo dài.
Theo bà Lan Anh, ở góc độ kinh doanh, trong hơn hai năm qua, do tác động của đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Thị trường du lịch và các hoạt động du lịch bị đứt gãy, đình trệ, làm cho toàn ngành không đạt được các chỉ tiêu, chệnh hướng quỹ đạo tăng trưởng.
“Tuy vậy, trước làn sóng mở cửa toàn cầu, thời điểm này chính là cơ hội đặc biệt để ngành đón đầu nhu cầu du lịch mang tính toàn cầu đó” - Tổng thư ký VCCI khẳng định.
Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục du lịch nêu thực tế, trong lịch sử hơn 60 năm đã trải qua các đợt khủng hoảng do dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế, nhưng chưa bao giờ ngành Du lịch Việt Nam lại chịu thiệt hại nặng nề như cuộc khủng hoảng lần này do đại dịch Covid-19 gây ra.
Tuy nhiên theo ông Khánh, lượng khách quốc tế tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 đang tăng mạnh. Đây là tín hiệu đầy khả quan về chặng đường phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của ngành du lịch Việt trong năm mới, tạo đà thuận lợi cho kế hoạch và lộ trình mở cửa du lịch quốc tế trong thời gian sắp tới.
Trong đó, từ đầu tháng 1/2022 đến nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam luôn duy trì ở mức rất cao, thậm chí thời điểm ngày 21/1 tăng 425%, thời điểm ngày 3/2 tăng 374% so cùng kỳ 2021.
Người đứng đầu Tổng Cục du lịch Việt Nam cũng bày tỏ, hơn lúc nào hết cần được các bộ ngành ủng hộ, các địa phương phối hợp cùng doanh nghiệp du lịch nhanh chóng chớp lấy thời cơ, tận dụng mọi cơ hội để phục hồi trong bối cảnh mới, thích ứng an toàn, trở thành điểm đến uy tín và có vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Bên cạnh du lịch nội địa, một lộ trình tái khởi động du lịch quốc tế (gồm cả hoạt động du lịch đón khách quốc tế đến Việt Nam và đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài) sẽ góp phần sớm phục hồi cho ngành du lịch Việt Nam là vô cùng cần thiết.
Các diễn giả chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh: M.T |
Từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh - Phó Giám đốc Ban Tiếp thị Công ty Du lịch Vietravel cho hay, có thể thấy rằng các nước trong khu vực đều đang gấp rút để mở cửa nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch. Nếu Việt Nam tiếp tục "thắt chặt" sẽ bỏ lỡ cơ hội vàng trong quá trình thúc đẩy phục hồi ngành du lịch và kinh kế nói chung.
Vietravel kiến nghị Việt Nam chấp nhận hình thức test PCR hoặc test nhanh trước khi nhập cảnh Việt Nam. Sau khi nhập cảnh thì khách di chuyển về khách sạn, hoặc nơi lưu trú và tiếp tục test nhanh, không được rời khỏi nơi cư trú trong vòng 24 giờ. Sau đó có kết quả âm tính thì đi du lịch bình thường, nếu như vậy, Vietravel nói riêng và các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung sẽ có cơ hội đón các đoàn khách quốc tế từ cuối tháng 4/2022.
Nới lỏng nhưng không buông lỏng
Ở góc độ chuyên gia y tế, ông Trần Đắc Phu - Nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, dẫn chứng Việt Nam có hơn 5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó 99,7% là ca nhiễm trong nước, còn 0,3% là của người nhập cảnh. Số ca nhiễm từ địa phương này tới địa phương khác lớn hơn rất nhiều, thì không cần lo số ca nhiễm từ quốc tế vào Việt Nam nữa, mà hãy mạnh dạn mở cửa.
Ông Trần Đắc Phu cho hay, Việt Nam đã bước sang giai đoạn khác của phòng chống dịch, khi Hà Nội và 62 tỉnh, thành có độ phủ vaccine cao, số ca mắc lớn nhưng không nhiều triệu chứng nặng. "Với kinh nghiệm, năng lực đã có, hệ thống y tế sẽ không quá tải, tỷ lệ tử vong không cao. Đây là lý do chúng ta có thể mở cửa và cần thay đổi quan điểm, chấp nhận có người nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, chuyển từ cấm đoán sang kiểm soát rủi ro" - ông Phu chia sẻ.
Phòng bệnh trong du lịch phức tạp vì di chuyển nhiều nơi, nhiều môi trường tiếp xúc khác nhau, có cả nguy cơ cao và nguy cơ thấp. Vì vậy du lịch khép kín, nhóm nhỏ được khuyến khích. Đặc biệt mỗi địa phương có diễn biến dịch khác nhau cần theo dõi. Những địa phương miền núi với mật độ dân số thấp có thể mạnh dạn mở cửa du lịch khép kín.
Ông Phu cũng cho rằng, hiện nay có thể áp dụng linh hoạt, chỉ khuyến khích đeo khẩu trang tối đa nhất có thể và khử khuẩn tay. Về khoảng cách, nên chia theo nhóm, theo đoàn và tránh tụ tập giữa các đoàn. Điều quan trọng nhất, ngành du lịch cần xây dựng phương án theo từng đặc thù của các loại hình du lịch. Và đã mở cửa là đồng bộ, tránh mỗi nơi một kiểu, gây bối rối cho du khách.
Còn ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho biết, về vấn đề mở cửa du lịch từ ngày 15/3 tới đây là vô cùng quan trọng, là tin vui nhất của toàn ngành du lịch trong 2 năm qua sau nhiều mong đợi, cố gắng, song vẫn còn ngổn ngang các vấn đề lo lắng. Trong đó, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, gắn với nhiều ngành khác, với cộng đồng hơn 40.000 doanh nghiệp du lịch, hơn 1 triệu lao động trực tiếp và 2 triệu lao động gián tiếp, họ làm cho họ, nhưng cũng là làm cho cả cộng đồng dân cư. Như vậy, một khi du lịch hồi phục thì các ngành xung quanh cũng hồi phục theo.
“Thời gian qua, chúng tôi đã đi rất nhiều địa phương, nhưng “không gian vắng lặng như tờ”, tất cả các hoạt động đóng cửa, chỉ có thể nói một câu rằng: không có khách. Vì không có khách nên không mở cửa, không hoạt động, không làm gì cả... Vì vậy, chúng tôi muốn nói rằng, mở cửa cho ngành du lịch ngày 15/3 thực chất là mở cửa cho toàn ngành kinh tế của chúng ta. Khi chúng ta đấu tranh làm rõ các vấn đề để du lịch mở cửa được cũng là giải quyết cho tất cả các ngành kinh tế khác, có ba thành phần liên quan đến việc khôi phục lại hoạt động du lịch bao gồm: Nhà nước; doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Ba hệ thống đó đều liên quan chặt chẽ với nhau trong vấn đề mở cửa” - ông Vũ Thế Bình nói./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·Phát hiện loạt sai phạm tại các dự án điện mặt trời mái nhà
- ·Mẫu xe thể thao đẹp long lanh, mức giá cực hời cho người đam mê xe thể thao
- ·Sun Property chính thức giới thiệu dự án đô thị đảo thượng lưu Sunneva Island tại Đà Nẵng
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Xem xét bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu
- ·Giovanni là nhà tài trợ vàng giải Vô địch Golf Quốc gia 2022
- ·4 tháng, PV GAS sản xuất an toàn, tăng trưởng cao so với cùng kỳ
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Sống khỏe tại LUMIÈRE Boulevard với hồ bơi phi thuyền chuẩn quốc tế
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Chuyên gia 'mách nước' đầu tư nhà phố thương mại chắc thắng
- ·Business jet – tương lai mới cho hàng không cao cấp Việt Nam
- ·Vietjet báo lãi năm 2021, vận chuyển hơn 110 triệu lượt hành khách từ khi cất cánh
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·SHB tiếp tục thắng lớn trong lễ trao giải Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2021
- ·Ngành cá tra chinh phục thị trường EU nhờ nâng cao chất lượng sản phẩm
- ·Cùng Canon khởi hành tới tương lai
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Đào tạo nhân lực cho Dự án Kho chứa LNG 1 MMTPA Thị Vải