【dự đoán chelsea hôm nay】Không hạn chế nhà đầu tư ngoại vào tổ chức kinh doanh chứng khoán
Theônghạnchếnhàđầutưngoạivàotổchứckinhdoanhchứngkhoádự đoán chelsea hôm nayo đó, nguyên tắc sẽ được tính toán như: Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu tới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán đang hoạt động. Được thành lập mới tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài hoặc mua để sở hữu 100% vốn nước ngoài tổ chức kinh doanh chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam.
Ngoài ra, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP, UBCKNN đề xuất quy định nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế đối với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc tổ chức phát hành có quy định khác.
Trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài khi đến hạn chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư có vốn nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào chứng chỉ các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, chứng chỉ lưu ký, trừ trường hợp điều lệ của tổ chức phát hành có quy định khác.
Việc mua cổ phiếu của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện như nhà đầu tư trong nước, ngoại trừ 2 trường hợp như: Mua cổ phần tại công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Mua cổ phiếu của công ty hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành phải tuân thủ quy định về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư.
Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế UBCKNN Nguyễn Quang Việt, sau 2 năm thực hiện Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đã tạo điều kiện niêm yết được nâng cao, thu hút những doanh nghiệp có chất lượng niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Đồng thời, nâng cao điều kiện tham gia thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán và tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các loại hình quỹ mới. Tính đến ngày 20-3-2015, mức vốn hóa đạt 1.121 tỷ đồng (vốn hóa/GDP đạt 31,3%), giá trị niêm yết cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tăng 19% và trái phiếu tăng 29%, giá trị giao dịch bình quân/phiên đạt 5.575 tỷ đồng, vốn huy động qua thị trường chứng khoán ước đạt 283 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường, hệ thống khuôn khổ pháp lý nói chung và Nghị định 58 nói riêng đã bộc lộ một số hạn chế như: Chưa có quy định hướng dẫn đối với trường hợp chào bán ra công chúng để thực hiện chủ trương thoái vốn Nhà nước, về tỷ lệ thành công của đợt chào bán chứng khoán, về giám sát đối với hoạt động chào bán và sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán…
Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, chưa nâng cao được trách nhiệm giám sát của các cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ để xem xét.
Về tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, theo Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2015 đã quy định mới về nhà đầu tư nước ngoài, quy định về hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài… Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn của thị trường, của quá trình hội nhập đã đặt ra yêu cầu phải quy định chi tiết về tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại Nghị định này nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mặt khác, hiện tại chưa có hướng dẫn về trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh doanh chứng khoán Việt Nam cũng cần điều chỉnh để đáp ứng các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Do vậy theo ông Nguyễn Quang Việt, mục tiêu xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là khi một số luật mới được sửa đổi như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán. Phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giải quyết những vấn đề thực sự vướng mắc trong hoạt động của thị trường; Tạo cơ sở pháp lý thực hiện chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; Góp phần thu hẹp thị trường tự do; Lành mạnh hóa, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia TTCK; Thu hút đầu tư; Thúc đẩy thị trường công khai, công bằng, minh bạch; Tăng cường quản lý của Nhà nước.
Dự thảo Nghị định tập trung vào những nội dung cơ bản như: Tham gia của nhà đầu tư có vốn nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Chào bán chứng khoán riêng lẻ; Chào bán chứng khoán ra công chúng; Chào bán chứng khoán ra nước ngoài; Mua lại cổ phiếu, chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng; Niêm yết, giao dịch chứng khoán; Tổ chức kinh doanh chứng khoán; Về quỹ đầu tư bất động sản.
Tại Hội thảo, đại diện công ty chứng khoán, nhà đầu tư đều mong muốn Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP sẽ sớm được thông qua và có hiệu lực thi hành trong năm 2015 theo đúng định hướng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu xuân Ất Mùi. Trong đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật liên quan tới hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, trực tiếp là sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
Theo kiến nghị của Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) Lê Quang Huy, các chính sách không nên giới hạn tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài vào công ty đại chúng vì sẽ gây cản trở quá trình cải cách môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường, cũng như khả năng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Bởi lẽ, không có lý do gì để phân biệt giữa công ty chưa đại chúng và công ty đại chúng. Công ty chưa đại chúng hiện tại không giới hạn tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài đúng theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, trong khi đó điểm khác nhau giữa công ty đại chúng và công ty chưa đại chúng có trên 100 cổ đông hoặc dưới 100 cổ đông mà thôi. |
(责任编辑:La liga)
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Jake Paul đánh bại huyền thoại Mike Tyson trong trận quyền anh tranh cãi
- ·Nhận định, soi kèo Atalanta vs Real Madrid, 3h00 ngày 11/12: Thay đổi lịch sử
- ·Jon Rahm thể hiện quyết tâm tại Open de Espana
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Hàng loạt golfer mạnh chuẩn bị tham dự Sentry Tournament of Champions
- ·Cặp đôi từng yêu nhau giành HCV đôi nam nữ tennis Olympic Paris
- ·Vì sao việc hoãn thi đấu khiến Jannik Sinner không vui?
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·FIFA tính khai tử công nghệ VAR
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Nadal đánh giá cao tấm HCV Olympic, Alcaraz háo hức chờ xuất trận
- ·HLV Kim Sang Sik nhận tin vui trước ngày tuyển Việt Nam đi Hàn Quốc
- ·Đội tuyển Indonesia từng gây tiếng vang khi thắng Nhật Bản 7
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Carlos Alcaraz vất vả ở thử thách đầu tiên tại Indian Wells
- ·Lamine Yamal đón tin vui sau khi bố bị đâm nhiều nhát
- ·AFF đặc biệt chú ý tới một ngôi sao của tuyển Việt Nam
- ·Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- ·Scottie Scheffler hụt ngôi vô địch Charles Schwab Challenge