【kết quả olympiakos】Chấn hưng văn hoá phải từ sức mạnh của toàn dân
(CMO) Phiên làm việc chiều ngày 24/11 của Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tập trung quán triệt, triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển văn hoá đến năm 2030.
Hội nghị do Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chủ trì.
Chiến lược Phát triển văn hoá đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg, ngày 12/11/2021.
Chiến lược xác định quan điểm, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Phát triển văn hoá vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hoá. Trong xây dựng văn hoá, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Phát huy mọi nguồn lực phát triển để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; nhân tố phát triển con người Việt Nam trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển. Đồng thời, chủ động hợp tác và quảng bá các giá trị văn hoá của Việt Nam ra thế giới, phát huy sức mạnh nền văn hoá.
Trong xây dựng văn hoá, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp. (ảnh minh hoạ: Học sinh Cà Mau tham quan, đọc sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh). |
Chiến lược đề ra một số mục tiêu cụ thể như: Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hoá, gồm: Trung tâm Văn hoá hoặc Trung tâm Văn hoá - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hoá - Thể thao; phấn đấu ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hoá, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương. Hằng năm có từ 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hoá, nghệ thuật chất lượng được công bố. Tin học hoá 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hoá, nhất là các đơn vị quản lý nhà nước về văn hoá - nghệ thuật…
Tại hội nghị, nhiều tham luận của các đại biểu xoay quanh các vấn đề như: động lực và sức mạnh nội sinh của văn hoá trong sự phát triển của đất nước hiện nay; hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng môi trường văn hoá, nhiệm vụ quan trọng để phát triển văn hoá con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; phát triển các ngành công nghiệp văn hoá ở Việt Nam và phát huy giá trị của các di sản văn hoá để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…
Thông qua thảo luận, các đại biểu góp ý các giải pháp trước mắt và lâu dài về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, đội ngũ văn nghệ sĩ tương xứng với yêu cầu phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới của đất nước.
Bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ tương xứng với yêu cầu phát triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới của đất nước. (ảnh minh hoạ) |
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, “văn hoá còn, dân tộc còn”. Do đó, việc xây dựng và phát triển giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam phải khơi dậy được ý chí chiến thắng lại sự tụt hậu trong toàn Đảng, toàn dân. Muốn phát triển nhanh hơn, phát triển bền vững hơn, chúng ta cần phát huy toàn bộ sức mạnh của toàn dân. Việc chấn hưng văn hoá vẫn phải từ sức mạnh, sự sáng tạo của toàn dân.
Xây dựng môi trường cổ vũ cho sự sáng tạo, cổ vũ cái mới, cái khác biệt nhưng không đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của đất nước; tạo môi trường cho tất cả tài năng dù là văn nghệ sĩ hay là nông dân, được phát huy, được bừng nở.
“Bồi dưỡng thêm tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc với niềm tin chúng ta có thể xây dựng đất nước phát triển phồn vinh, vì hạnh phúc của Nhân dân và nền văn hoá, văn hiến của Việt Nam sẽ bừng sáng và hoà chung dòng chảy của nhân loại”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh./.
Tin: Thanh Phương. Ảnh: Mộng Thường
(责任编辑:World Cup)
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·80 gian hàng tại hội chợ triển lãm 10 năm xây dựng nông thôn mới
- ·Toàn tỉnh tăng thêm 9.689 người cao tuổi
- ·Thị xã Long Mỹ: Mở 10 lớp chuyển giao kỹ thuật vnsat cho nông dân
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công
- ·Tạm thời dừng hoạt động xuất bán động vật hoang dã ra khỏi địa phương
- ·Tạm ngừng tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 12/6
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Những nội dung chính của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Các lễ hội truyền thống gắn với tập tục tại vùng đất Vị Thanh
- ·Phát huy truyền thống vẻ vang, góp sức xây dựng quê hương
- ·Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Long An sơ kết 2 năm thực hiện Kết luận số 01
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Cập nhật thêm ý kiến để hoàn chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế
- ·Huyện Long Mỹ: Nồng độ mặn tăng cao đột ngột
- ·Tiếp tục cải thiện Chỉ số cải cách hành chính
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Giữ vững tâm thế: Biến thách thức thành động lực hướng đến chuẩn mức 2