【nhận định bóng đá hôm nay net】Việt Nam sẵn sàng là mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất toàn cầu
Meir Tlebalde,ệtNamsẵnsànglàmắtxíchquantrọngcủachuỗisảnxuấttoàncầnhận định bóng đá hôm nay net Tổng giám đốc Sunwha Kiri Consulting Việt Nam. |
Cơ hội lặp lại
Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ được cho là thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc tăng thuế và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đối với Việt Nam, đây là cơ hội tương tự năm 2018, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung giúp xuất khẩu sang Mỹ tăng 30%. Xu hướng này dự kiến lặp lại khi Việt Nam có thể hưởng lợi từ vị trí chiến lược trong thương mại toàn cầu và bối cảnh đầu tưngày càng mở rộng.
Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng về vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2024, thu hút hơn 27,26 tỷ USD tính đến tháng 10, tăng 1,9 % so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng này phản ánh môi trường đầu tư năng động và cạnh tranh của Việt Nam, tiếp tục thu hút sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới.
Chế biến, chế tạo là lĩnh vực nhận vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất với 17,1 tỷ USD, tiếp theo là bất động sảnvới 5,32 tỷ USD. Singapore nổi lên là nhà đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 7,79 tỷ USD. Dòng vốn mạnh mẽ này là minh chứng cho sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các doanh nghiệptoàn cầu đang tìm kiếm một giải pháp thay thế ổn định và tiết kiệm chi phí cho các trung tâm sản xuất truyền thống.
Để tiếp tục có được đà tăng trưởng trên, Việt Nam đã thực hiện cải cách hệ thống pháp lý nhằm giảm nút thắt và tăng hiệu quả trong quá trình đầu tư. Bằng cách phân cấp các quy trình cấp phép và sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Chính phủ đang nỗ lực đơn giản hóa các rào cản và tạo ra một môi trường thân thiện hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Những cải cách trên, cùng với cả hệ thống chính quyền và doanh nghiệp, sẽ góp phần giải ngân dòng vốn đáng kể và đẩy nhanh nhiệm vụ phát triển hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếtại nhiều lĩnh vực khác nhau trong thời gian tới.
Sự cởi mở của Việt Nam đối với thương mại và đầu tư quốc tế từ lâu đã là nền tảng trong chiến lược kinh tế, được hỗ trợ bởi các hiệp định thương mại lớn, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Các hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, giúp Việt Nam trở nên vượt trội trong các ngành công nghiệp như máy móc, dệt may và nông nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức, rào cản, bao gồm giới hạn sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực như dầu khí, các quy định cấp phép nghiêm ngặt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và công nghệ thông tin, sự thiếu hiệu quả trong thực hiện các thủ tục hải quan. Bất chấp những rào cản này, Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút đầu tư thông qua các chính sách như miễn thuế nhập khẩu, khấu hao nhanh và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Việt Nam đang là cứ điểm cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất chi phí thấp, với chính sách thuế thuận lợi và lực lượng lao động trẻ, có tay nghề cao. Ảnh: Đức Thanh |
Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh mà Việt Nam mang lại cho các nhà đầu tư nước ngoài rất đa dạng. Việt Nam đang là cứ điểm cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất chi phí thấp, với chính sách thuế thuận lợi và lực lượng lao động trẻ, có tay nghề cao. Những yếu tố này đã khuyến khích những gã khổng lồ toàn cầu như Samsung và Foxconn mở rộng sản xuất tại đây. Những khoản đầu tư như vậy không chỉ thúc đẩy nền kinh tế, mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam như một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài sản xuất, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các ngành công nghệ cao, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn. Năm 2024, các công ty bán dẫn có trụ sở tại Mỹ đã cam kết đầu tư 8 tỷ USD vào thị trường Việt Nam, báo hiệu vai trò ngày càng tăng của quốc gia này trong hệ sinh thái công nghệ toàn cầu. Chiến lược bán dẫn của Việt Nam, bao gồm các ưu đãi tài chính, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, cũng như thành lập Ban chỉ đạo quốc gia, đều nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp quan trọng này vào năm 2050.
Tuy nhiên, việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy một thách thức tiềm tàng vì có thể làm tăng gánh nặng tài chính cho các công ty đa quốc gia, trừ khi Việt Nam đưa ra các biện pháp giảm nhẹ khác.
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) Việt Nam cũng có đà phát triển nhờ sự quan tâm ngày càng tăng đối với bất động sản công nghiệp, hậu cần và năng lượng tái tạo. Trong 9 tháng đầu năm 2024, hoạt động M&A đạt 3,5 tỷ USD, được hỗ trợ bởi sự phát triển hạ tầng và mở rộng thương mại điện tử.
Các công ty như Alibaba đang đầu tư vào các dự áncơ sở hạ tầng dữ liệu, phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của nền kinh tế kỹ thuật số. Tương tự, các dự án năng lượng tái tạo tiếp tục thu hút đáng kể đầu tư nước ngoài, phù hợp với cam kết của Việt Nam về phát triển bền vững và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch.
Để hỗ trợ tình hình đầu tư đang tăng trưởng, Việt Nam đã đưa ra một loạt chính sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Theo đó, Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ năm 2021 tập trung vào các ngành công nghệ cao, năng lượng tái tạo và phát triển cơ sở hạ tầng. Các lĩnh vực này được hưởng lợi từ nhiều ưu đãi, bao gồm ưu đãi sử dụng đất, giảm tiền thuê đất và miễn thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó, những thay đổi sắp tới theo Luật Đất đai 2024 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài quyền hoạt động bình đẳng hơn so với trước đây, đơn giản hóa quy trình thu hồi đất và tăng tính minh bạch trong giao dịch.
Thay đổi chiến lược thu hút đầu tư
Một sự thay đổi đáng chú ý trong chiến lược thu hút đầu tư của Việt Nam là việc chuyển từ miễn thuế truyền thống sang ưu đãi dựa trên chi phí, như hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển và khấu hao nhanh. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi nhu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn thuế toàn cầu, trong khi vẫn duy trì được sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầu tư. Kế hoạch thành lập Quỹ Hỗ trợ dầu tư của Chính phủ càng nhấn mạnh cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tài trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng, tài sản cố định và đào tạo nguồn nhân lực.
(责任编辑:La liga)
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Sân Lạch Tray sẵn sàng cho Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X
- ·Vàng miếng giấu trong nhà vệ sinh máy bay
- ·Ông Putin bác bỏ nguy cơ "những hậu quả thảm khốc" với kinh tế Nga
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Thủ tướng kiểm tra việc tu bổ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Olympic 2024: Cảnh báo ô nhiễm không khí
- ·Nga phủ nhận đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Thêm một VĐV ba môn phối hợp nhập viện sau khi bơi tại sông Seine
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Paralympic 2024 chưa khai màn nhưng đã có nhiều kỷ lục
- ·Giải U19 Đông Nam Á 2024: Khởi đầu thuận lợi?
- ·Olympic 2024: Trung Quốc vươn lên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·WHO xác nhận số ca tử vong do Ebola lên tới 2.400 người
- ·Hồ sơ hạt nhân Iran bao giờ khép lại?
- ·Tứ kết bóng đá nam Olympic 2024: Tâm điểm Pháp
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Liên hợp quốc cảnh báo dịch Ebola “nghiêm trọng chưa từng có”
- Giá vàng nhẫn sáng 9/12 tăng nhẹ
- Thanh long ruột đỏ Việt Nam được đón nhận tại Australia
- Thực thi AHKFTA: Tăng cường cơ hội thu hút đầu tư từ Hồng Kông vào Việt Nam
- Những “cửa ải” Tổng thống Biden phải đối mặt trong ngày đầu cầm quyền
- Sách Khoa học Tự nhiên 6 viết sai về Mặt Trăng
- Khởi động cuộc thi diễn thuyết bằng tiếng Anh về phát triển bền vững
- Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoài
- Cầu ‘ấm’ hơn, tín dụng tăng trưởng 12,5%
- Rào cản của châu Phi trong nỗ lực tiếp cận với vắc
- TS Trần Nam Dũng gửi lời xin lỗi liên quan đến việc Ngô Hoàng Anh gạ tình