【xem bongdatructuyen】Sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt để đón làn sóng FDI mới
. |
Chiều nay,ẽthànhlậptổcôngtácđặcbiệtđểđónlànsóngFDImớxem bongdatructuyen Thường trực Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đã họp bàn về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tưnước ngoài (FDI) ứng phó với các thách thức toàn cầu do Covid-19 gây ra.
Tại cuộc họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, qua tiếp xúc và tìm hiểu các nhà đầu tư ngoài gần đây, thì đa phần đều coi Việt Nam là điểm đến an toàn, tiềm năng trong chính sách đa dạng hóa nguồn cung ứng. Và vì thế, Việt Nam có nhiều lợi thế để đón làn sóng đầu tư mới, khi các tập đoàn đa quốc gia đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa địa điểm đầu tư và tái định vị cơ sở sản xuất sau đại dịch Covid-19.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần lựa chọn các dự ándịch chuyển thuộc các ngành có công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, có giá trị gia tăng cao và năng lượng sạch.
Lãnh đạo các địa phương cũng cho biết, gần đây nhiều nhà đầu tư nước ngoài là các tập đoàn lớn đã tiếp cận, tìm hiểu về cơ hội đầu tư hay mở rộng các dự án hiện có. Các địa phương đều đã chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sạch để có thể bàn giao ngay khi có yêu cầu, đặc biệt là tại các khu công nghiệp.
Liên quan đến vấn đề này, theo các chuyên gia kinh tế, có 4 lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào Việt Nam hiện nay. Đó là công nghệ thông tin và công nghệ cao, thiết bị điện tử, thương mại điện tử, logistic, hàng tiêu dùngvà bán lẻ.
Để đón đầu làn sóng này và thu hút được các “đại bàng” đến làm tổ, các nước thường hỗ trợ các nhà đầu tư bằng ưu đãi về thuế, đất đai và các biện pháp ngăn chặn sự đứt gãy của chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động. Và vì thế, các nhà đầu tư nước ngoài cũng mong muốn chính sách của Chính phủ phải nhất quán, ổn định, lãnh đạo các cấp thực hiện đúng cam kết và ra các quyết định, quyết sách nhanh chóng hơn.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nếu Việt Nam không thu hút được đầu tư, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thì không bao giờ thành công. Nhất là sau khi, Việt Nam chống dịch Covid-19 bước đầu thành công, thì phải lo phát triển đất nước thì mới đạt được thắng lợi mục tiêu kép.
Do đó, theo Thủ tướng, các bộ ngành, địa phương cần có hành động cụ thể với tinh thần “tiến công, chủ động hơn”, để tranh thủ dòng đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam, trọng tâm là các tập đoàn đa quốc gia lớn có công nghệ cao và đứng đầu các chuỗi cung ứng.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong thu hút đầu tư, ở những nước đang phát triển như Việt Nam, không thể có một hạ tầng hoàn thiện, một cơ chế hoàn thiện, nên chúng ta cần biết tạo nên một sức mạnh từ lợi thế của đất nước, đồng thời “làm nhanh hơn, tốt hơn”.
Theo Thủ tướng, nếu cứ “bình bình”, theo cách làm cũ, trì trệ và không đổi mới thì khó thành công. Vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần có tư duy mới để đón đầu và đón bắt được dòng đầu tư mới này.
Tư duy mới là phải nghĩ xem nhà đầu tư cần gì để bàn bạc, hợp tác, đáp ứng đúng điều họ cần để phát triển thành công, mang lại lợi ích cho cả hai phía. Trong bối cảnh các nước khác cũng đang cạnh tranh thu hút đầu tư quyết liệt, thì Việt Nam phải có các ưu đãi mang tính cạnh tranh hơn để thu hút có chọn lọc, hướng vào các tập đoàn đa quốc gia lớn có công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường.
Từ yêu cầu này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành liên quan phải xây dựng ngay đề án để Thủ tướng có sự chỉ đạo chung trên tinh thần là nhanh, mạnh hơn và rõ hơn.
Đặc biệt, đề án phải giải quyết các điểm nghẽn của nhà đầu tư như vấn đề mặt bằng, cũng như nguồn nhân lực.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt để đón được làn sóng đầu tư mới này, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng lãnh đạo một số cơ quan.
Để đón đầu làn sóng đầu tư mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan báo chí cần tập trung tuyên truyền về một Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, an toàn đối với nhà đầu tư và du khách.
Trong khi đó, Chính phủ và các bộ ngành, địa phương phải tạo mọi thuận lợi về mặt bằng sản xuất, xây dựng các chính sách ưu đãi cần thiết, hấp dẫn, cũng như hỗ trợ doanh nghiệpgiải quyết thủ tục hành chính và nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, cùng với việc thu hút FDI, cũng phải tiếp tục tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân trong nước, đầu tư làm ăn thành công.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Bình Anh căn dặn Phương Nga phải xưng anh gọi em sau khi cầu hôn
- ·Thùy Tiên bật khóc trước fan Việt ngày trở về
- ·Vinam (CVN) bị xử phạt hơn 90 triệu đồng do không công bố thông tin
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Tình hình kinh tế sẽ tốt hơn trong nửa cuối năm
- ·Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật
- ·Luật hóa nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp thặng dư định giá đất
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Khó có phương án tối ưu để giảm rút bảo hiểm xã hội một lần
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Bình
- ·Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về công tác phòng, chống tham nhũng
- ·Trương Hồ Phương Nga, mặt mộc, quá khứ
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Phấn đấu phê duyệt đề án tách A0 thành doanh nghiệp mới trước 30/8/2023
- ·Hương Giang, Kim Duyên, Khánh Vân 'không hẹn mà gặp'
- ·'Trái tim yêu thương' của Khánh Vân bị anti
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Vi phạm thuế, Công ty Hà Đô 1 bị phạt và truy thu thuế hơn 1,8 tỷ đồng