【bongda.wap.】Cổ phần hóa VIMC đã cán đích thành công
Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định việc tái cơ cấu thành công Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị VIMC Lê Anh Sơn, gần 2 năm sau thời điểm IPO (5/9/2018), cổ phần hóa công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã cán đích. Có nhiều nguyên nhân làm chậm thời điểm ra mắt công ty cổ phần. Đó là, sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước.
Tiếp đến là việc chuyển đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC). Cùng với đó là không ít vấn đề cần xử lý những nội dung tồn tại, phát sinh từ trước khi Tổng công ty chuyển về CMSC như việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhận chuyển giao từ Vinashin trước đây, các tồn tại liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp, rồi sau đó là việc mua lại 75,01% cổ phần của Công ty CP Cảng Quy Nhơn…Tất cả đều phải xin ý kiến các bộ, ngành, thậm chí trình xem xét ở cấp cao hơn là Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo ông Lê Anh Sơn, từ đích đến trở thành công ty cổ phần ngày hôm nay, nhìn lại thời điểm 2012-2014, VIMC từng đã có 3 năm liền giữ “ngôi đầu” về thua lỗ, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường hàng hải thế giới phát triển nóng rồi suy thoái kéo dài, đội tàu của VIMC trong giai đoạn đó cũng được đầu tư mạnh mẽ với suất đầu tư rất cao.
Ngoài ra, VIMC còn phải tiếp nhận các doanh nghiệp vận tải biển thua lỗ từ Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam chuyển sang (tổng số 25 tàu, trọng tải hơn 650 nghìn tấn), đã góp phần làm tăng mức lỗ trong hoạt động vận tải biển của VIMC cũng như tăng gánh nặng đối với VIMC và các doanh nghiệp thành viên khi phải trợ giúp về tài chính để sửa chữa đội tàu cũ nát và hỗ trợ khai thác đội tàu, xử lý các tàu dừng hoạt động của Vinashinlines trong nhiều năm.
Tuy nhiên, bằng việc triển khai tái cơ cấu một cách quyết liệt và toàn diện, đặc biệt là việc mua nợ của các ngân hàng theo nguyên tắc thị trường; hoán đổi các khoản nợ thành vốn góp, trả nợ bằng các khoản đầu tư mà VIMC đang có nhu cầu thoái, triệt để xử lý nợ xấu và tài sản không hiệu quả, tiết giảm chi phí, thoái vốn, kể cả cho phá sản một số công ty, đồng thời chú trọng phát triển thị trường, nâng cao chất lượng điều hành sản xuất kinh doanh… hoạt động chung của toàn Tổng công ty và Công ty mẹ đã bước đầu cân bằng và có lãi, đặc biệt là khối cảng biển sau cổ phần hóa đã mang lại khoản lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm, bù đắp cho hoạt động vận tải biển đang thua lỗ.
VIMC đã thoát khỏi tình trạng âm vốn chủ sở hữu sau thời gian dài, từng bước khắc phục được tình trạng thua lỗ triền miên của giai đoạn trước, tình hình tài chính dần được ổn định...
Ông Lê Anh Sơn cho biết thêm, Tổng công ty đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sản lượng vận tải biển đạt hơn 18 triệu tấn, sản lượng hàng thông qua cảng đạt gần 139 triệu tấn (mức tăng trưởng bình quân hơn 5%/năm), doanh thu đạt 10.771 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất hơn 1.230 tỷ đồng.
VIMC hiện là doanh nghiệp hàng đầu cả nước trong lĩnh vực hàng hải, có trụ sở chính tại số 1 phố Đào Duy Anh, Hà Nội hiện nắm giữ vốn tại 19 công ty con và 16 công ty liên kết. Bên cạnh việc quyết định giữ quyền chi phối, VIMC hiện sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 m cầu bến (chiếm gần 30% tổng số m cầu bến quốc gia), khả năng thông qua hơn 150 triệu tấn hàng hóa (chiếm hơn 20% cả nước).
Trong số đó có các cảng trọng điểm của cả nước như: Cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn. Đây thực sự là một thế mạnh mang đến sự khác biệt, hấp dẫn các nhà đầu tư về dài hạn.
Theo định hướng phát triển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là doanh nghiệp giữ vị trí hàng đầu của ngành hàng hải Việt Nam, phấn đấu đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp có thương hiệu trong khu vực; có năng lực cạnh tranh cấp độ quốc tế và tham gia chia sẻ thị trường khu vực./.
Trí Dũng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Cộng đồng công nghệ Việt chê 'Táo mới' lẫn sự kiện ra mắt
- ·NASA hoãn đưa phi hành gia trở lại Trái Đất do sự cố tàu vũ trụ Boeing Starliner
- ·Đối thủ trực tiếp trong thâm nhập bán dẫn của Việt Nam là một nước Đông Nam Á
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Cha đẻ Telegram bị bắt, tiền số TON 'bốc hơi' hàng tỷ USD
- ·Hướng dẫn chi tiết cách quảng bá kênh YouTube
- ·5 hiểm hoạ khôn lường của AI nếu thiếu kiểm soát
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Vì sao Telegram bị coi là 'hang ổ' online của tội phạm mạng?
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·ASML hết đường quay lại Trung Quốc nếu cấm vận theo Mỹ?
- ·Tốc độ truy cập website luôn nhanh nhờ Bizfly CDN
- ·Hãng Trung Quốc ra mắt điện thoại gập ba, mỏng hơn cả Samsung Galaxy Z Fold 6
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Trung Quốc làm thế nào bắt kịp Mỹ trong cuộc đua AI?
- ·Có gì tại giải thưởng Better Choice Awards 2024?
- ·5 hiểm hoạ khôn lường của AI nếu thiếu kiểm soát
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Giá iPhone 16 thấp nhất 23 triệu, cao nhất 47 triệu đồng