【bxh duc2】Thiếu cát làm cao tốc, Bộ trưởng có giải pháp gì?
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) chất vấn Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh |
Luật hóa cơ chế đặc thù về nguyên vật liệu đắp nền thế nào?ếucátlàmcaotốcBộtrưởngcógiảiphápgìbxh duc2
Ngay từ đầu phiên họp, có 113 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.
Là người đầu tiên chất vấn, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) nêu, để giải quyết khó khăn về nguồn nguyên vật liệu khoáng sản san lấp công trình, Quốc hội đã cho phép áp dụng cơ chế đặc thù để giải quyết (Nghị quyết 106/2023/QH15 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tưxây dựng công trình đường bộ - PV). Song, để giải quyết căn cơ, đại biểu Ngọc đề nghị Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết sẽ luật hóa nội dung này thế nào nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, tạo sự thống nhất, chủ động cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện?
Trả lời, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, với cơ chế đặc thù của Quốc hội, vừa qua, các địa phương đã thực hiện cấp vật liệu san lấp cho các dự ántrọng điểm quốc gia, dự án đường cao tốc. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ cũng đã hướng dẫn triển khai, đồng thời chỉ đạo và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các hướng dẫn về vật liệu xây dựng cho các dự án. Nhờ vậy, đến nay, tiến độ của các dự án đạt yêu cầu đề ra.
“Điều này cho thấy, cơ chế đặc thù mà Quốc hội cho phép đến nay thực hiện rất hiệu quả”, ông Đặng Quốc Khánh khẳng định.
Bộ trưởng cũng giải thích, theo luật hiện hành, quy trình cấp mỏ vật liệu giống như kim loại quý và chưa được phân loại, phân nhóm. Để xử lý vấn đề này, thời gian tới, Bộ tham mưu Chính phủ để trình Quốc hội sửa Luật Địa chất và Khoáng sản, trong đó chia 4 nhóm khoáng sản, gồm kim loại quý, vật liệu xây dựng cao tốc, vật liệu xây dựng thông thường và đất, đá, sỏi. Trong đó, vật liệu đất, đá, sỏi sẽ được phân cấp cho các địa phương và không phải cấp phép mỏ nữa, mà chỉ cần đăng ký, sau đó nộp nghĩa vụ thuế theo quy định.
Đại biểu Trần Kim Yến (TP.HCM) đặt vấn đề, trong bối cảnh thiếu cát sông để thực hiện các dự án, nhất là các dự án đặc biệt quan trọng, thì phương án dùng cát biển để thay thế là một hướng tìm kiếm. Tuy nhiên, việc thay thế này cần có điều kiện. Khi chưa đáp ứng được điều kiện mà triển khai đại trà sẽ đánh cược với môi trường. Đại biểu chất vấn Bộ trưởng về giải pháp trước mắt và lâu dài để có đủ nguyên vật liệu cho các dự án, nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước?
Hồi âm đại biểu, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu thực tế, việc sử dụng vật liệu cát cho các dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt là đường cao tốc rất khó khăn. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bộ, ngành liên quan nghiên cứu sử dụng cát biển. Hiện nay, Bộ Giao thông - Vận tải đã thí điểm sử dụng cát biển trong tiến hành san lấp và xây dựng đường giao thông. Còn Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ đánh giá trữ lượng khu vực để lấy cát biển.
Ông Khánh cho hay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành đánh giá trữ lượng khu vực Sóc Trăng, với trữ lượng cát có thể lấy ngay là 145 triệu m3. Theo Bộ trưởng, trữ lượng cát biển là rất lớn và hiện nay cát biển được sử dụng san lấp và sử dụng trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và các dự án ven biển.
Chia sẻ lo ngại của đại biểu về nguy cơ nhiễm mặn khi sử dụng cát biển, Bộ trưởng cho rằng, cần đánh giá tác động môi trường, tốt nhất là sử dụng ở khu vực đã nhiễm mặn. Theo ông, tùy theo công trình, dự án sẽ được đánh giá tác động, với nguyên tắc không được để ảnh hưởng đến nước mặt. “Về vấn đề này, Bộ Xây dựng sẽ có quy trình cụ thể về từng công trình xây dựng”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói.
Chế biến sâu đất hiếm để phục vụ công nghiệp chip, bán dẫn
Cũng chất vấn về khoáng sản, đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) nói, việc duy trì hoạt động khai thác chế biến bauxite alumin, nhất là đất hiếm hiện nay được các nước quan tâm do nước ta có trữ lượng lớn về đất hiếm, là tiềm năng trong bối cảnh các nước và Việt Nam đang đầu tư các ngành công nghệ cao. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ hơn về công tác khai thác, sử dụng và quản lý đất hiếm trong thời gian qua?
Theo thông lệ, khép lại hoạt động chất vấn, tại kỳ họp giữa năm, một phó thủ tướng sẽ thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Thông tin từ Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu khai mạc, kỳ này, người đăng đàn sẽ là Phó thủ tướng Trần Hồng Hà. Vẫn như mọi kỳ họp khác, thời gian dành cho Phó thủ tướng chỉ từ 9h50 đến 11h20 sáng 6/6, ít hơn nhiều so với 4 vị đăng đàn trước đó.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·80 phần quà tặng hộ nghèo
- ·Lời kêu cứu từ bảo tàng Không gian văn hóa Mường Hòa Bình
- ·Khỏe đẹp với chùm ngây
- ·Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- ·Prudential
- ·Cô Tô và một chuyến đi "Hãi lắm rồi!"
- ·Cách tính trợ cấp tai nạn lao động trong lực lượng CAND
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Tái hiện quán cà phê Tâm Đồng
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Quý II toàn tỉnh có 515 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên
- ·Cần nhiều giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
- ·61,39% dân số Bình Phước tham gia BHYT
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Sinh gấp trên taxi, bé trai 2,7kg ra đời an toàn
- ·Phát hiện 14 ổ dịch sốt xuất huyết
- ·Sẽ bỏ giấy khai sinh
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Mát lòng giữa hạn
- Giá xăng dầu vẫn sẽ tăng trong ngắn hạn
- Triển khai các biện pháp phù hợp, hiệu quả nhằm hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine
- Kiến tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế thể thao
- Hàng loạt người đẹp tranh tài, đọ sắc ở FADO Fancy Pickleball
- Một số hình ảnh tại diễn đàn Phát triển kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ
- Thủ tướng chủ trì cuộc thảo luận về điều hành kinh tế vĩ mô
- Chủ tịch nước gửi thư tới Thủ tướng Nhật Bản chúc mừng sự kiện Olympic
- Phó Thủ tướng: Máy phải chạy, người phải làm để quét nhanh vùng dịch
- Quản lý giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước
- Giám đốc Công an Đồng Nai Vũ Hồng Văn được thăng hàm Thiếu tướng