【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá cảng thượng hải】Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn,ôisaotrênbầutrờichạngvạngcủakinhtếthếgiớthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá cảng thượng hải Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright |
“Bầu trời chạng vạng” của kinh tếthế giới 2022
Tín hiệu kém lạc quan về triển vọng của kinh tế thế giới trong năm 2022 đã được nhiều tổ chức quốc tế phát đi từ nửa cuối năm 2021. Thực tế cho thấy, tình hình còn khó khăn và ảm đạm hơn cả những dự báo bi quan nhất.
Xung đột Nga - Ukraine nổ ra ngày 24/2/2022 nằm ngoài những kịch bản dự báo của các tổ chức quốc tế, phủ thêm “bóng mây u ám” lên nền kinh tế thế giới vốn dĩ đã không mấy sáng sủa. Điều này có nghĩa là, thế giới bước vào năm 2022 với một bầu trời kinh tế “chạng vạng”.
Tháng 1/2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức 4,4%, tức giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra tháng 10/2021. Nhưng khi đó, không ai có thể dự đoán cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ nổ ra và cuộc khủng hoảng giá năng lượng sẽ đạt đến đỉnh điểm trong năm 2022. Đến tháng 4/2022, khi tình hình kinh tế thế giới đã xấu đi rõ nét, dự báo của IMF đã giảm còn 3,6%, sau đó tiếp tục giảm xuống 3,2% trong dự báo đưa ra tháng 7 và tháng 10/2022.
Trong khi tăng trưởng đi xuống thì lạm phát lại tăng lên. “Bóng ma” lạm phát trở thành nỗi sợ hãi đối với các ngân hàngtrung ương. Lạm phát chạm con số phi mã và là mức cao kỷ lục trong hàng thập niên ở Mỹ và châu Âu, khiến ngân hàng trung ương các nước này phải thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 7 lần tăng lãi suất cơ bản, đưa mức lãi suất từ 0,25% (đầu năm 2022) lên 4,25 - 4,5% (cuối năm 2022).
Chính sách này không chỉ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của các nền kinh tế đó, mà còn làm xáo trộn dòng chảy tài chínhquốc tế, ảnh hưởng đến lãi suất và tỷ giá ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tính từ đầu năm, đồng tiền của nhiều quốc gia đã mất giá mạnh so với USD, mạnh nhất là giai đoạn tháng 10 - 11/2022. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi tỷ giá VND/USD có những thời điểm “căng như dây đàn”. Để ứng phó với áp lực mất giá đồng nội tệ, nhiều nước đã phải bán ngoại tệ để can thiệp hoặc tăng lãi suất trong nước khiến cho đà phục hồi kinh tế bị ghìm giữ. Có lẽ, đã lâu rồi, thế giới mới lại rơi vào một trạng thái mà các nhà kinh tế gọi là lạm phát đình đốn (stagflation).
Có một Việt Nam “rạng đông”
Như đã phân tích, trong khi thế giới bước vào năm 2022 với một bầu trời kinh tế “chạng vạng”, thì với Việt Nam, lại là giai đoạn “rạng đông”. Do chịu tác động bởi Covid-19 muộn hơn 1 năm so với nhiều nước, nên năm 2022 mới là năm bắt đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch của Việt Nam.
Với phương án thận trọng, Chính phủ chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 ở mức 6 - 6,5%. Thực tế diễn ra cho thấy, kinh tế Việt Nam đã khởi đầu không quá xuất sắc trong quý đầu của năm, nhưng bắt đầu phục hồi một cách bền bỉ từ quý II, để rồi tăng vọt trong quý III và có phần chững lại, nhưng vẫn duy trì sức tăng trưởng khá trong quý IV/2022.
Có thể nói, mức tăng trưởng 8,02%, vượt đến 1,5 điểm phần trăm so với mục tiêu Chính phủ đề ra, đồng thời làm chệnh hầu hết các dự báo kinh tế năm 2022 của nhiều tổ chức trong và ngoài nước, là một dấu ấn tăng trưởng của Việt Nam theo lăng kính của các tổ chức quốc tế. Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc IMF cho rằng, Việt Nam vẫn là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định tại khu vực ngay cả trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm. Đây là nhận xét chân thực và khá khách quan về bức tranh tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm 2022.
Khó có thể đòi hỏi điều gì tốt hơn con số 8,02% tăng trưởng GDP và lạm phát bình quân chỉ 3,15% mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong một thế giới đầy bất trắc. Có một số nhận định cho rằng, đóng góp vào tăng trưởng cao của năm 2022 chủ yếu nhờ tăng trưởng quý III rất cao, lên đến 13,71%, mà tăng trưởng quý này cao là do nền tăng trưởng thấp của quý III/2021 (-6,02%).
Thực ra, nếu điều chỉnh yếu tố chu kỳ, thì động lực tăng trưởng chính của năm 2022 nằm ở quý II chứ không phải quý III. Cụ thể, nền kinh tế thực sự đã bắt nhịp tăng trưởng trở lại từ quý IV/2021 đến quý I/2022, tăng tốc mạnh từ quý II, sau đó có dấu hiệu yếu đi từ quý III và có phần khó khăn hơn từ quý IV/2022, chủ yếu do sức cầu của nền kinh tế thế giới suy giảm mạnh và một số trục trặc nảy sinh trên thị trường vốn và thị trường bất động sảncủa Việt Nam.
Song, tín hiệu khả quan là, các vùng kinh tế trọng điểm, trong đó bao gồm TP.HCM và Hà Nội, đang bắt đầu lấy lại động lực tăng trưởng và vai trò đầu tàu kinh tế vốn có của mình.
- Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Front leader joins Khmer ethnic people's traditional new year festival
- ·NA discusses use of resources for COVID
- ·NA discusses use of resources for COVID
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·UNESCO official hails Việt Nam’s role in protecting intangible cultural heritages
- ·Vietnamese leaders extended greetings to Laos, Cambodia on traditional New Year
- ·Prime Minister urges more sense of responsibility at work
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Vietnamese PM seeks to bolster ties with US in trade, defence, climate change
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Deputy PM Trần Hồng Hà receives RoK Ambassador to Việt Nam
- ·NA Chairman addresses special session of Cuban parliament
- ·Beverage tycoon, daughters prosecuted for asset misappropriation fraud
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Việt Nam, Cuba seek to deepen special friendship
- ·Việt Nam, Argentina celebrate 50th anniversary of diplomatic ties at Buenos Aires event
- ·NA Vice Chairman appreciates Cuban women’s contributions to revolutionary cause
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·NA Chairman leaves for Cuba, Argentina, Uruguay visits
- Taluy cao 3m sập đè một người tử vong ở Đà Lạt
- Khai trương không gian văn hóa, ẩm thực Việt tại Israel
- Kế hoạch đầu tư công năm 2021: Cân nhắc khởi công dự án mới, tránh tạo gánh nặng cho ngân sách
- Xu thế thời tiết từ 29 tháng Chạp đến mùng 7 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi
- Trung Quốc nỗ lực khôi phục thị trường du lịch
- Dự báo thời tiết 27/3: Thời tiết Hà Nội trở lạnh, TP.HCM nắng nóng
- Xây dựng đội ngũ thanh tra “liêm chính, bản lĩnh, trung thành”
- VietinBank chính thức áp dụng tỷ lệ an toàn vốn và chuẩn mực Basel II từ 1/1/2021
- Đại hội đại biểu lần thứ 7 Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc
- Người phụ nữ bị mất gần 400 triệu đồng khi được mời làm việc online