【bongda.tivi】Phát triển thị trường vốn để thúc đẩy hiệu quả tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước
Dư địa phát triển thị trường vốn còn rất lớn
Ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,áttriểnthịtrườngvốnđểthúcđẩyhiệuquảtáicấutrúcdoanhnghiệpnhànướbongda.tivi Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, các cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiếp tục được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ hơn; công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước; tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
“Các DNNN đã từng bước được cơ cấu lại hiệu quả hơn, giữ vững vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế, góp phần điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” - ông Tiến khẳng định.
Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, phát triển thị trường vốn sẽ góp phần thúc đẩy các DNNN sớm hoàn thành quy trình quản trị công ty minh bạch, rõ ràng, đặc biệt là các công ty đại chúng có vốn nhà nước, qua đó thúc đẩy tăng khối lượng giao dịch trên thị trường, tăng tính thanh khoản cho cổ đông nhà nước.
Đây là vấn đề tồn tại kéo dài nhiều năm tại đa số các DNNN, là nguyên nhân của tình trạng kém hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào đầu tư, sản xuất kinh doanh. “Dư địa phát triển thị trường vốn (thị trường chứng khoán) Việt Nam còn rất lớn, nhất là cung hàng hóa từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn 2016 - 2020, với tinh thần quyết liệt, đã nâng lên 11% vốn nhà nước được chuyển ra thị trường, dư địa còn 89%, vốn nhà nước cung cấp cho thị trường chứng khoán, để tăng cường thêm doanh nghiệp niêm yết và mở rộng sản phẩm, ngành hàng cho thị trường” - ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh.
Bên cạnh những kết quả đạt đươc, ông Tiến cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế. Đó là cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo, nâng cao hiệu quả, trách nhiệm để người cán bộ quản lý tại một số DNNN chưa làm tốt, triệt để. Một số cán bộ quản lý DNNN còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động nên vẫn còn DNNN sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, không tương xứng với nguồn lực nắm giữ; tại một số DNNN vẫn có những dự án chưa hiệu quả, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, theo ông Tiến, công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp trong điều hành sản xuất kinh doanh còn chậm.
“Nhiều DNNN chưa theo kịp với yêu cầu biến động của thị trường, chưa thực sự theo cơ chế thị trường. Công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, thất thoát còn lỏng lẻo. Chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn. Công nghệ và công cụ quản trị kinh doanh chậm đổi mới” - ông Tiến cho hay.
Thúc đẩy DNNN tham gia thị trường vốn
Để gắn sự phát triển của thị trường vốn với lộ trình tái cấu trúc DNNN giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Tài chính đã đưa ra một số giải pháp như nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị và trách nhiệm của người đứng đầu: gắn trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước với việc phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, tổ chức và giám sát việc triển khai thực hiện có hiệu quả phương án được duyệt.
Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN, về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN và Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội; xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia thống nhất, đồng bộ về doanh nghiệp và vốn, tài sản của Nhà nước.
Hoàn thiện chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, cần gắn trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước với việc phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, tổ chức và giám sát việc triển khai thực hiện có hiệu quả phương án được duyệt; ràng buộc trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với công tác công khai thông tin của doanh nghiệp.
Ông Tiến cũng khẳng định, sẽ trả lại việc tái cấu trúc cho DN, bởi đây là công việc thường xuyên của họ để khỏe và phát triển. “Hiện nay, chúng ta đang cầm tay chỉ việc, yêu cầu các DN phải tái cấu trúc. DNNN là những "con sếu đầu đàn", phải khỏe và gương mẫu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ hoàn thiện cơ chế pháp lý coi tái cơ cấu là một giải pháp để DN phát triển" - ông Tiến nhấn mạnh./.
Hồng Quyên
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ VI thành công tốt đẹp
- ·Tàu Ô, Xóm Ruộng
- ·105 “chiến sĩ nhí” xuất quân Học kỳ trong Quân đội khóa XVII
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Lơ là trong việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em
- ·Dâng hương kỷ niệm 93 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng
- ·Nghị quyết số 20
- ·Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- ·Sở Tư pháp: Tập huấn hòa giải viên cơ sở trên địa bàn TP. Bạc Liêu
- ·HLV Kim Sang
- ·Bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
- ·Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực văn hóa
- ·Bế mạc Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Phú Riềng họp mặt kỷ niệm 7 năm thành lập huyện
- ·Đề nghị thăm dò dư luận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
- ·Giải cứu hàng trăm công dân Việt Nam lao động bất hợp pháp tại Campuchia
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam thăm, làm việc tại Chile