【bảng xếp hạng benfica gặp famalicão】Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế có khả năng đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5%
Tăng trưởng có khả năng đạt và vượt mục tiêu 6,ộtrưởngNguyễnChíDũngNềnkinhtếcókhảnăngđạtvàvượtmụctiêutăngtrưởbảng xếp hạng benfica gặp famalicão5%
Sáng 6/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương đã được tổ chức, nhằm thảo luận tình hình kinh tế- xã hội quý II và 6 tháng đầu năm, cũng như tìm các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả năm.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng, nền kinh tế đã phục hồi trở lại.
“Nền kinh tế đã đạt nhiều kết quả quan trọng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệpđánh giá cao; tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép. Đây là nền tảng để phấn đấu hoàn thành thắng lợi và vượt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Phân tích cụ thể hơn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, một trong những kết quả quan trọng là GDP quý II ước tăng trưởng 6,93%; 6 tháng ước tăng 6,42%, vượt cận trên kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP (6,0%). Trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,38%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%, dịch vụ tăng 6,64%.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Nền kinh tế đã phục hồi trở lại. |
“Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, có cách làm hay, sáng tạo để đạt tốc độ tăng trưởng 6 tháng cao, như Bắc Giang (14,14%), Khánh Hòa (12,73%), Thanh Hóa (11,5%), Hải Phòng (10,32%), Hải Dương (10%)…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho rằng, nếu đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn, tốc độ tăng trưởng năm 2024 có khả năng sẽ đạt, thậm chí vượt cận trên mục tiêu Quốc hội đề ra (6,5%).
Cùng với tăng trưởng cao, thì kinh tế vĩ mô cũng cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Trong đó, đáng chú ý, thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 60% dự toán, tăng 15,7% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 6 tháng tăng lần lượt 15,7%, 14,5% và 17%; ước xuất siêu 11,63 tỷ USD…
“Các động lực tăng trưởng từ phía cung tiếp tục chuyển biến tích cực, các động lực tăng trưởng từ phía cầu phục hồi tích cực hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.
Nhiều con số được viện dẫn để chứng minh cho nhận định này. Ví dụ, về phía cung, khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ duy trì đà tăng khá. Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng.
Số liệu thống kê cho thấy, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý II đã tăng 8,55%, tính chung 6 tháng tăng 7,54%. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo quý II tăng 10,04%, tính chung 6 tháng tăng 8,67%.
Cũng trong tháng Sáu, có gần 23.300 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng 10,9% so với cùng kỳ; tính chung 6 tháng có 119.600 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, cao hơn số rút lui khỏi thị trường (110.300 doanh nghiệp).
Về phía cầu, vốn đầu tưthực hiện toàn xã hội quý II tăng 7,5% so với cùng kỳ; 6 tháng tăng 6,8%, trong đó đầu tư tư nhân tăng 6,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,8%).
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, trong đó vốn đăng ký mới đạt hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9%; vốn thực hiện đạt khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%.
“Nhiều dự ánđầu tư nước ngoài lớn trong các lĩnh vực bán dẫn, điện tử, năng lượng… được đầu tư mới và mở rộng tăng vốn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngcũng tăng trưởng tích cực, quý II tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 6 tháng tăng 8,6%; khách quốc tế 6 tháng đạt trên 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4%. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, nhất là xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng Sáu đạt 54,7 điểm, thuộc mức điểm cao nhất từ năm 2020…
Tập trung tạo đột phá cho tăng trưởng
Mặc dù khẳng định sự phục hồi trở lại và xu thế tích cực của nền kinh tế, song Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng, những khó khăn, thách thức chung của thế giới, khu vực tiếp tục tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội Việt Nam.
“Các động lực tăng trưởng còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tập trung cải thiện, tháo gỡ để tạo đột phá cho tăng trưởng cả năm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Theo đó, Bộ trưởng cho rằng, về phía cung, mặc dù tăng trưởng khu vực nông nghiệp và dịch vụ, du lịch 6 tháng bám sát kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP, nhưng lại đang đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, áp lực cạnh tranh gay gắt.
“Mặc dù vậy, dịch vụ, du lịch vẫn là khu vực có nhiều tiềm năng và dư địa để tăng trưởng trong năm 2024”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, khu vực công nghiệp và xây dựng là động lực chính cho tăng trưởng cao hơn so với kịch bản đề ra trong 6 tháng, nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi kinh tế và sức mua tại các thị trường xuất khẩu lớn. Trong khi đó, tăng trưởng ngành xây dựng phụ thuộc vào sự phục hồi thị trường bất động sản, tiến độ tháo gỡ vướng mắc, triển khai các dự án đầu tư, đầu tư công.
“Các ngành, lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, AI, chíp, bán dẫn… chưa có chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới và khu vực”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Trong khi đó, về phía cầu, Bộ trưởng cho biết, đầu tư phục hồi còn chậm; sức mua trong nước 6 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015-2019.
“Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các trung tâm thương mại, tuyến phố trung tâm tiếp tục phải sang nhượng, trả lại mặt bằng thuê. Quản lý kinh doanh trên môi trường điện tử vẫn là thách thức lớn, ảnh hưởng đến hàng hóa sản xuất trong nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lo lắng.
Cùng với đó, tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng có xu hướng chậm lại, một số thị trường lớn như Trung Quốc chỉ tăng 5,3% so với cùng kỳ, Nhật Bản tăng 1,8%.
Hơn nữa, bên cạnh các địa phương có tốc độ tăng trưởng tốt, còn 13 địa phương tăng trưởng 6 tháng dưới 5%. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1,42%, Sơn La tăng 0,67%, Bắc Ninh tăng 2,32%, Quảng Nam tăng 2,68%...
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc với 20 hiệp hội và khảo sát khoảng 30.000 doanh nghiệp và thấy rằng, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là nhu cầu thị trường thấp, áp lực cạnh tranh và chi phí sản xuất tăng cao. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp khó khăn về tài chính, lãi suất vay vốn và thủ tục hành chính”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Chưa kể, nền kinh tế còn đối mặt với những khó khăn khác, như ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; áp lực lạm phát lớn, trong khi lạm phát thường tăng vào cuối năm và có những yếu tố tác động rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới, tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp; áp lực tỷ giá có thể giảm bớt trong nửa cuối năm, nhưng vẫn là thách thức lớn, tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn ở mức cao, yêu cầu chính sách tiền tệ phải dành nhiều nguồn lực hơn để ứng phó…
Bên cạnh đó, thể chế, pháp luật còn có những vướng mắc, bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh còn rườm rà, ách tắc, chưa được cắt giảm triệt để…
“Khó khăn, thách thức trong các tháng còn lại rất lớn. Các cấp, ngành, địa phương cần phát huy hơn nữa sự chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế, thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Thái Bình: Tăng giá trị giải thưởng chương trình “Hóa đơn may mắn”
- ·VietinBank Trade Up
- ·Quảng Ninh: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Móng Cái đạt hơn 1,7 tỷ USD
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Hải quan Quảng Trị khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật
- ·Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế
- ·Hải quan Đà Nẵng hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Lo nguy cơ gây tăng giá hàng hoá, 14 hiệp hội góp ý về định mức chi phí tái chế
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh
- ·Vĩnh Phúc hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển
- ·Doanh nghiệp cần nắm chắc thông tin về hệ thống kiểm soát nhập khẩu của EU
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công
- ·Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc
- ·TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Xem xét chuyển hình thức ưu đãi đầu tư