会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo chelsea vs crystal】Kỷ luật, kỷ cương ngân sách nhiều nơi nhiều chỗ chưa nghiêm!

【soi kèo chelsea vs crystal】Kỷ luật, kỷ cương ngân sách nhiều nơi nhiều chỗ chưa nghiêm

时间:2025-01-27 05:50:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:121次

ky luat ky cuong ngan sach nhieu noi nhieu cho chua nghiem

Ông Võ Thành Hưng.

Thưa ông, Báo cáo tình hình KT-XH của Chính phủ nhận định “diễn biến thu chi NSNN cơ bản đáp ứng yêu cầu”, tuy nhiên trong báo cáo cũng chỉ rõ “Tổng thu NSNN 4 tháng qua tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng tổng chi cân đối NSNN lại cũng tăng khá cao; Chi cho đầu tư phát triển thì giảm (5,2%) nhưng chi thường xuyên lại tăng tới 5,4%”, Bộ Tài chính có nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Trước diễn biến tích cực của nền kinh tế, thu ngân sách cũng đạt khá và tăng so cùng kỳ. Thực hiện 4 tháng, thu NSNN ước đạt 33,8%, tăng 12,1% so cùng kỳ năm 2017, trong đó thu nội địa đạt 33,5% tăng 14,5% so cùng kỳ; riêng thu nội địa từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (tức là không bao gồm thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, cổ phần hóa, cổ tức và lợi nhuận còn lại của DNNN) đạt 32,4% dự toán, tăng 10,6% so cùng kỳ. Thu từ dầu thô đạt 53,3% dự toán, tăng 27% so cùng kỳ, chủ yếu do giá dầu tăng (dự toán 50 USD/thùng, 4 tháng bình quân 68,7 USD/thùng, tăng 18,7 USD/thùng). Thu cân đối từ hoạt động XNK đạt 33% dự toán, giảm 4,1% so cùng kỳ năm 2017.

Diễn biến thu 4 tháng như trên là phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP (quý I tăng 7,38%) và lạm phát (chỉ số CPI bình quân 4 tháng tăng 2,8%); thể hiện nỗ lực của cơ quan thu trong việc quản lý thu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN, người nộp thuế.

Về chi NSNN, 4 tháng ước đạt 26,9% dự toán, tăng 4,6% so cùng kỳ, tuy nhiên, dự toán chi NSNN năm nay Quốc hội quyết định tăng 9,5% so năm 2017. Trong số chi, chi thường xuyên đạt 32,1% dự toán. Các nhiệm vụ chi NSNN được đảm bảo theo dự toán và tiến độ triển khai thực hiện của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, chi đầu tư phát triển mới đạt 16,3% dự toán, giảm 5,2% so cùng kỳ là vấn đề đáng lo ngại. Giải ngân vốn đầu tư chậm theo thông lệ những tháng đầu năm tiến độ chi đầu tư thường đạt thấp.

Vừa qua, để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư. Bước đầu đã có chuyển biến. Cụ thể, kết quả trong 4 tháng đầu năm là chậm, tuy nhiên riêng tháng 4/2018 là khá tích cực, giải ngân chiếm 40% tổng giải ngân 4 tháng đầu năm, tốt hơn so với quý 1/2018.

Trong những năm qua và ngay cả năm 2017, Quốc hội phải ra nghị quyết nới trần nợ Chính phủ. Năm 2015, thông qua quyết toán bội chi còn cao hơn 0,57% so với dự toán. Trong bối cảnh nhiều khoản thuế, phí điều chỉnh, hứa hẹn nguồn thu bổ sung cho ngân sách tăng hơn. Câu hỏi đặt ra là vì sao tăng thu mà vẫn không đủ chi, thưa ông?

Năm 2015, số tuyệt đối bội chi tăng 7.135 tỷ đồng so với dự toán là để xử lý số quyết toán hoàn thuế GTGT theo quy định cao hơn so dự kiến khi xây dựng dự toán. Tỷ lệ bội chi quyết toán là 6,28%GDP, tăng 0,57%GDP so dự toán, ngoài nguyên nhân số bội chi tuyệt đối tăng như trên làm tăng tỷ lệ bội chi 0,16%GDP so dự toán thì chủ yếu là do nguyên nhân giá trị GDP thực tế thực hiện giảm (GDP kế hoạch là 4.480 nghìn tỷ, thực tế đạt 4.192,86 nghìn tỷ, giảm 287,1 nghìn tỷ), làm tăng tỷ lệ bội chi so GDP (tăng 0,41%GDP).

Thời gian qua, Chính phủ đã điều hành chặt chẽ, tích cực giảm dần bội chi NSNN, góp phần giảm nợ công. Về số tuyệt đối, quyết toán năm 2016 bội chi NSNN là 248.728 tỷ đồng, giảm 5.505 tỷ đồng so dự toán. Năm 2017 bội chi ước giảm 4.000 tỷ đồng so dự toán. Tỷ lệ bội chi là 3,48%, giảm so với dự toán (3,5%GDP). Về tỷ lệ bội chi so GDP, quyết toán năm 2016 là 5,52%GDP, tăng so dự toán (4,95%GDP) là do yếu tố trị giá GDP thực tế giảm so kế hoạch (kế hoạch 5.130 nghìn tỷ, thực hiện đạt 4.502,7 nghìn tỷ).

Trong bối cảnh áp lực tăng chi lớn cho phát triển cơ sở hạ tầng, tăng chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phải giảm bội chi ngân sách, phấn đấu đến năm 2020 dưới 4%GDP, cả giai đoạn 2016-2020 không quá 3,9% GDP.

Dĩ nhiên người làm công tác tài chính như chúng tôi không bao giờ mong muốn bội chi, mong thu chi ngân sách hướng tới cân bằng, thậm chí thặng dư ngân sách thì tốt, để tạo dư địa trong điều hành chính sách tài khóa trong những thời điểm khó khăn. Tuy nhiên, nhu cầu chi chúng ta tương đối lớn, mà thu thì giảm. Chúng ta từng huy động vào ngân sách ở mức 28-29% GDP trong giai đoạn 2006-2010, đến thời điểm này chúng ta còn khoảng 24-24% GDP, như vậy chúng ta đã giảm 4-5% GDP, nếu chúng ta huy động bằng mức thời điểm giai đoạn 2006-2010 thì có khả năng chúng ta đã cân bằng được ngân sách.

Cụ thể hơn, huy động từ XNK và dầu thô giảm, chúng ta đã huy động khoảng 11% những năm 2001-2005, 7-8% giai đoạn 2006-2010, thì đến nay 2016-2020 chỉ khoảng 3%, như vậy chúng ta đã mất khoảng 5-7% GDP từ XNK và dầu thô. Giải pháp cần làm hiện nay là bù lại từ thuế nội địa trên cơ sở nền tảng tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của cộng đồng DN và đóng góp của người dân. Và cũng trên cơ sở điều chỉnh chính sách thu, cộng với tăng trưởng của chính sách thu. Đó là những giải pháp chúng tôi đang hướng tới, mục tiêu hướng tới giảm dần bội chi và tối ưu nhất là cân bằng thu chi ngân sách.

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề siết chặt kỷ luật, kỷ cương thu chi ngân sách cần được triển khai như thế nào để tránh tình trạng chỉ là hô khẩu hiệu, thưa ông?

Vấn đề siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, thu chi ngân sách là nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đây cũng là vấn đề được đề cập trong Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 25 của Quốc hội.

Thời gian qua, kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách đã được tăng cường hơn. Tuy nhiên, thực tế tình trạng chấp hành kỷ luật NSNN ở nhiều nơi, nhiều chỗ còn chưa nghiêm, kể cả ở Trung ương và các địa phương, kể cả ở các cơ quan nhà nước lẫn các DN.

Có thể kể đến như: Trong lĩnh vực thu NSNN, tình trạng kê khai thiếu số thuế phải nộp; gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế còn xảy ra ở nhiều nơi, một phần trong số này đã được các cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện và truy thu. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do vừa qua chúng ta thay đổi cơ chế chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm theo rủi ro, DN tự khai, tự nộp thuế, làm thủ tục hoàn thuế qua mạng điện tử, không cần đến cơ quan thuế. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý này là phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho DN, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng tạo ra kẽ hở để cho các đối tượng nộp thuế lợi dụng, chiếm đoạt tiền thuế.

Giải pháp để khắc phục điểm yếu của cơ chế này là: Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp lý về quản lý thuế, đảm bảo chặt chẽ; có các tiêu chí phân nhóm phân loại rủi ro để có phương thức quản lý phù hợp, đảm bảo công khai, minh bạch; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của DN, người nộp thuế thông qua công tác tuyên truyền pháp luật về thuế và các biện pháp cưỡng chế thuế; đẩy mạnh hoạt động của các trung gian tư vấn thuế; tăng cường hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, kế toán, xác định đúng trọng tâm, đối tượng, địa bàn, lĩnh vực có rủi ro cao.

Trong chi NSNN, vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức; dự toán nhiều công trình đội vốn cao; giải ngân vốn vay ngoài nước vượt kế hoạch; nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn; chuyển nguồn lớn, thất thoát, lãng phí vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị. Nguyên nhân của tình trạng trên, một phần do hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý chi NSNN chưa đồng bộ; một số định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu vẫn còn lạc hậu, chưa phù hợp với thực tiễn. Nhiều chương trình, dự án đã được phê duyệt nhưng chậm triển khai do thiếu văn bản hướng dẫn. Bên cạnh đó, một bộ phận cơ quan, đơn vị, cá nhân chưa có ý thức chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách; hoặc cố tình lợi dụng để tham nhũng, chiếm đoạt tiền, tài sản của nhà nước.

Để khắc phục tình trạng này, thời gian tới cần tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn để siết chặt việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật lý tài chính, như thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ định mức chi tiêu ngân sách; quản lý chặt chẽ chi NSNN, đảm bảo chỉ được chi khi có dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và quản lý tài sản của Nhà nước; thu hồi đầy đủ vào NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; làm tốt công tác tuyên truyền; công khai, minh bạch hoạt động tài chính – ngân sách; nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị; tăng cường sự kiểm tra, giám sát của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường giám sát của cộng đồng.

Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
  • Hiệu ứng lan tỏa tích cực từ những nỗ lực của cơ quan hải quan
  • Mặt hàng Shortening nhập khẩu có được hưởng ưu đãi chính sách thuế giá trị gia tăng?
  • Infographics: Bức tranh thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố
  • Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
  • Giá vàng hôm nay 17/1: Vàng SJC trong nước bật tăng mạnh
  • Hải quan Cao Bằng tập huấn sử dụng seal điện tử
  • Hải quan Lạng Sơn tặng quà động viên trẻ em mắc bệnh tan máu bẩm sinh
推荐内容
  • Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
  • Mối lợi nghìn tỷ của ngân hàng sau cái bắt tay với bảo hiểm
  • Chờ đến 2026 mới sửa luật Thuế thu nhập cá nhân, liệu có muộn?
  • Giá vàng hôm nay 18/1: Giá vàng hạ nhiệt sau 9 tháng đạt đỉnh
  • Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
  • Hải quan TPHCM thu ngân sách tăng gần 1.000 tỷ đồng